Thái Lan phá lệ trở thành nước đầu tiên “già trước khi giàu”

0

Ngoại trừ Trung Quốc, Thái Lan đã phá lệ trở thành nền kinh tế mới nổi đầu tiên già hoá dân số trước khi trở nên giàu có…

Thái Lan hiện có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
 Giàu hoá dân số là vấn đề đau đầu với một quốc gia, nhưng sẽ còn đau đầu hơn khi tình trạng này diễn ra khi quốc gia đó còn nghèo. Đây là điều đã được dự báo trước đối với Thái lan, quốc gia đang phát triển đầu tiên đối mặt với những hệ quả của tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh, theo Bloomberg.

Theo dữ liệu được Liên Hợp Quốc (UN) công bố vào tháng trước, mức sinh tại Thái Lan đã giảm xuống tương đương với Thuỵ Sỹ và Phần Lan – hai nước phát triển gần như không có điểm chung nào khác với Thái Lan. UN dự báo tới năm 2030, hơn 1/4 dân số Thái Lan sẽ là những người trên 60 tuổi và hầu hết vẫn nghèo. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lực lượng lao động giảm sẽ kéo tụt tăng trưởng kinh tế của nước này trong hai thập kỷ tới.

Già hoá nhanh chóng là tình trạng mà từ trước đến nay chỉ gặp ở các nước phát triển bởi tỷ lệ sinh thấp có xu hướng đi liền với thu nhập cao hơn. Ngoại lệ được biết đến nhiều nhất là Trung Quốc với chính sách một con nhằm kìm hãm tình trạng tăng dân số quá nhanh vào thế kỷ trước nhưng chính sách này đã được bãi bỏ vào năm 2015. Tuy nhiên, Thái Lan đã phá lệ trở thành trường hợp đầu tiên già hoá dân số trước khi trở nên giàu có.

“Rõ ràng đây là một vấn đề đối với Thái Lan, một thách thức”, Chua Hak Bin, nhà kinh tế phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu Maybank Kim Eng Research Pte ở Singapore nhận định. “Thái Lan đang bị mắc kẹt: Là một nền kinh tế mới nổi nhưng lại đối mặt với vấn đề nhân khẩu học của các nước phát triển”.

Trong nhiều năm, các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách cho rằng quá tải dân số là mối lo về nhân khẩu học lớn nhất của thế giới. Nhưng họ đã lầm. 50 năm qua, tỷ lệ sinh đã giảm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân nằm ở việc người người đổ về các thành phố, nơi nữ giới được tiếp cận với giáo dục và có các biện pháp phòng tránh thai hiệu quả hơn. Ít trẻ em hơn là điều tốt với nhiều gia đình và với cả môi trường, nhưng cũng gây ra những hệ lụy về kinh tế. Khách hàng, người lao động, người trả thuế ít hơn và cũng ít người chăm sóc cho người già hơn.

Từ năm 2000, làn sóng đô thị hoá tại Thái Lan diễn ra nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trừ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh tại nước này giảm mạnh. Trong hơn hai thập kỷ, tỷ lệ sinh tại Thái Lan đã giảm từ 6,6 xuống chỉ còn 2,2 và hiện chỉ còn 1,5. Đây là mức thấp nhất thế giới, thậm chí còn sau cả Trung Quốc (1,7) và thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để giữ ổn định dân số. UN ước tính tỷ lệ sinh giảm mạnh sẽ khiến Thái Lan mất khoảng 1/3 dân số vào cuối thế kỷ này. Hiện nước này có dân số khoảng 70 triệu người.

Theo nhà nhân khẩu học Shripad Tuljapurkar của Đại học Stanford, Thái Lan không có nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này. Nước này cần phải hỗ trợ cho nhóm người về hưu được dự báo sẽ tăng mạnh vào giữa những năm 2030. “Nếu bỏ lỡ cơ hội này, mọi thứ sẽ trở nên xấu đi”, ông Tuljapurkar nhận định.

Vấn đề là, với hai lần đảo chính từ năm 2006, kế hoạch giải quyết tình trạng già hoá dân số tại Thái Lan gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo đánh giá của các nhà phân tích, chính phủ mới được bầu hồi tháng 3 của Thái Lan không có vẻ không thúc đẩy điều này.

Dù vậy, tin tốt là thái độ cởi mở với vấn đề nhập cư của Thái Lan, khác với các quốc gia với vấn đề dân số tương tự như Hàn Quốc và Nhật Bản. Lao động nước ngoài hiện chiếm tới 10% lực lượng lao động của Thái Lan với tỷ lệ cao nhất tại các công ty lớn.

“Lao động nước ngoài luôn sẵn sàng lấp đầy chỗ trống”, Pakpoom Srichamni, chủ tịch của Sino-Thai Engineering & Construction Pcl, có trụ sở tại Bangkok. Công ty này hiện có khoảng 10.000 nhân viên, trong đó 30% là người nước ngoài.

Mặc dù vậy, Thái Lan đang tụt hậu về tăng trưởng kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực, với mức tăng trưởng trung bình năm giảm đều mỗi thập kỷ từ những năm 1990, từ 5,3% còn 4,3% và hiện ở mức trên 3%. Quý 1/2019, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 2,8%, mức thấp nhất trong hơn 4 năm. Với tỷ lệ lạm phát dưới 1%, lãi suất dưới 2% và đồng tiền tăng giá nhanh chóng, nhiều nơi tại Thái Lan, tình hình đang phát triển theo hướng giống với Nhật Bản – quốc gia được biết đến với tình trạng già hoá dân số nghiêm trọng – hơn là các nước láng giềng đang phát triển như Indonesia hoặc Philippines.

Phải chi trả nhiều hơn cho y tế sẽ gây ra nhiều vấn đề cho quốc gia với thu nhập đầu người chỉ 6.362 USD/năm như Thái Lan. Đây cũng là thách thức với cả những nước phát triển như Thuỵ Sỹ hay Phần Lan, nơi thu nhập đầu người lần lượt là 78.816 USD và 48.580 USD/năm. Chi phí cho hệ thống y tế công của Thái Lan đã tăng 12% trong 12 năm qua và hiện ở mức cao nhất Đông Nam Á, theo Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan.

Thái Lan đứng cuối về mức độ bền vững của hệ thống hưu trí trong số 54 quốc gia được khảo sát bởi công ty bảo hiểm toàn cầu Allianz SE. Theo Somchai Jitsuchon, thành viên hội đồng Ngân hàng Trung ương Thái Lan, các quỹ hưu trí của nước này có thể sẽ cạn tiền trong vòng 15 năm tới nếu không có cải cách lớn về thuế. “Chúng tôi cần tìm kiếm thêm nguồn thu”, ông Jitsuchon nói.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: vneconomy.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ