Những sai lầm khiến chúng ta tự ‘hạ giá’ bản thân

Ai cũng muốn được tôn trọng, nhưng đôi khi, chúng ta hủy hoại tất cả những nỗ lực để xây dựng danh tiếng của mình, bởi những lời nói hoặc hành vi bất cẩn.

0

Tự miệt thị bản thân

Đôi khi, vì thất vọng với bản thân, chúng ta nói ra những lời nhận xét tiêu cực về chính mình. Điều này khiến giảm giá trị bản thân trong mắt người khác và lòng tự trọng của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hãy yêu thương bản thân, trước khi người khác yêu thương bạn.

Phán xét phiến diện

Khi bực dọc, chúng ta có thể thốt ra những lời thiếu suy nghĩ. Đó là một sai lầm. Hãy nghĩ thật kỹ về điều mà bạn muốn nói. Thay vì nói chung chung, cần phải giải thích cụ thể cảm giác của bạn, liên quan đến sự việc khiến bạn không vui. Cách bạn nhận xét chung chung, phiến diện mà không đi thẳng vào vấn đề có thể khiến người khác đánh giá bạn là kẻ quy chụp.

Hay than thở

Người hay than thở không bao giờ được đánh giá cao, vì họ không mang lại năng lượng tích cực cho người khác. Đừng quên rằng tất cả chúng ta ai cũng đều có lúc mệt mỏi và cáu kỉnh, nhưng nếu bạn cứ luôn trong tình trạng này, bạn sẽ gặp khó trong giao tiếp, vì chẳng ai muốn gần bạn hết.

Không dám là chính mình

Khi bạn không tôn trọng mong muốn của bản thân thì bạn sẽ rất khó để tạo được giá trị của chính mình trong mắt mọi người. Việc bạn không dám là chính mình chỉ vì cảm giác bất an sẽ dẫn đến việc người khác cũng phớt lờ việc bạn là ai. Vì thế, hãy cứ làm những gì bạn muốn làm và đừng sợ hãi những đánh giá, nhận xét.

Không nhận lỗi

Đôi khi chúng ta né tránh việc nhận trách nhiệm bằng cách đổ cho lỗi khách quan, hoặc dùng những từ như “tôi thường không như thế”, “tôi vốn không phải như vậy”… Trên thực tế, những lời bào chữa này khiến mọi người bực mình hơn thôi. Tốt nhất là nên nhận lỗi vì những sai lầm của mình, thay vì bao biện. Từ chối nhận lỗi có thể khiến bạn bị đánh giá là vô trách nhiệm, không có năng lực chịu trách nhiệm, dẫn đến không được tin tưởng và không được tôn trọng.

Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân

Khi bạn tức giận, ghen tuông, nghi ngờ, bạn thường thốt ra những lời thiếu lý trí. Chính những việc này khiến bạn bị đánh giá thấp trước mặt đối tác của mình. Nó cho người khác thấy con người bạn đầy bất an, thiếu tích cực. Nếu bạn muốn được người khác đánh giá cao và tôn trọng, hãy học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Không dám từ chối

Nếu bạn định nói “không” với một người nào đó, hãy thực hiện điều đó một cách khéo léo, nhưng cũng cần phải thẳng thắn. Nếu bạn cứ vòng vo khen ngợi người ấy và giải thích họ tuyệt vời như thế nào, trong khi không dám nói “Không”, điều đó sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, đối phương cũng cảm thấy khó hiểu về bạn hơn mà thôi.

Không tôn trọng người khác

Có thể vì bạn không đánh giá cao năng lực của ai đó, nên đôi khi bạn thốt ra những lời mang tính miệt thị, đánh giá thiếu khách quan năng lực của một người nào đó trước mặt người khác. Điều này có thể khiến đối phương ngầm đánh giá bạn là người hay ghen tị, xấu tính… Dù cảm nhận của bạn về một người nào đó như thế nào đi nữa, tốt nhất là giữ cho riêng mình mà thôi.

Đạo đức giả

Đôi khi bạn dùng những câu vô cùng sáo rỗng, sách vở để nói cho ai đó, chỉ vì bạn chẳng biết phải nói gì. Tốt nhất, hãy im lặng trong tình huống mà bạn không còn gì để nói. “Nặn” ra những câu sáo rỗng chỉ khiến người nghe cảm thấy bạn giả tạo, và vì thế, giá trị của bạn bị ảnh hưởng đáng kể mà thôi.

Thùy Linh (Theo Brightside)

Thegioibantin.com | Vina-Aspire News

Nguồn bài viết https://vnexpress.net/
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ