Vì sao nhiều startup không thể “sống sót” đến sinh nhật lần thứ 2?

0

Khởi nghiệp chưa bao giờ là con đường dễ dàng. Khi đã quyết định startup, lập nghiệp riêng, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những rủi ro, thử thách đi kèm.

Đa số các Startup không thể “sống sót” được qua năm thứ 2, nguyên nhân không chỉ đến từ nguồn lực tài chính mà yếu tố con người càng quan trọng…

Theo các chuyên gia về khởi nghiệp, lý do các startup không vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong hành trình khởi nghiệp và buộc phải chấm dứt “cuộc chơi” là do họ không có sự chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận những thử thách đó.

Những sai lầm nhấn chìm Startup của bạn!

Bạn có ý tưởng kinh doanh, bạn quyết định nhảy ra ngoài khởi nghiệp với sự hừng hực khí thế sẽ thành công. Cầm giấy đăng ký kinh doanh trong tay, bạn đã là chủ doanh nghiệp.

Những ngày đầu khởi nghiệp có lẽ là khoảng thời gian nhiệt huyết nhất của bạn. Cả công ty bàn bạc phương án kinh doanh, ai cũng vững tin chờ đợi ngày để được hái quả ngọt. Thất bại thế nào được, ý tưởng kinh doanh hay thế cơ mà.

Nhưng rồi bắt tay vào làm bạn mới thấy chi phí trên giấy vẽ ra khác hoàn toàn với chi phí thực tế. Đổ cả đống tiền nhưng doanh số lẹt đẹt. Nguồn tiền không dồi dào nên kế hoạch được lập ra nhiều khả năng thất bại do dòng tiền bị gián đoạn. Hoá ra muốn khởi nghiệp ý tưởng tốt là chưa đủ, bạn còn phải hiểu về tài chính, quản trị dòng tiền…

Rồi doanh nghiệp mới lập ai cũng kiêm nhiều việc, phân công không rõ ràng, chuyện nhỏ chuyện to đều mang ra bàn bạc nhưng 5 người 10 ý mãi chẳng có được giải pháp cuối cùng.

Cứ tưởng tuyển nhân viên vô công ty, mình là chủ thì họ làm cho mình. Hoá ra, mình đi làm thuê cho họ. Việc giữ chân nhân sự cũng là một trong những “nỗi đau” của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lại vỡ ra bài học ngoài giỏi kinh doanh, giỏi tài chính thì còn phải biết cả kiến thức về Vận hành doanh nghiệp: Truyền thông – Marketing – Sale – Media – Nhân sự.

Khó khăn chồng chất khó khăn, và một ngày cũng không xa lắm, doanh nghiệp non trẻ của bạn chẳng kịp thổi nến để đón mùa sinh nhật thứ 2.

Theo số liệu thống kê đầu năm 2021, có 78.300 doanh nghiệp thành lập mới nhưng có 59.800 doanh nghiệp phá sản!

Giống như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, Startup cũng gánh chịu những tác động nặng nề từ dịch Covid-19.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các Startup chính là: Do kiến thức cóp nhặt, chắp vá, không có hệ thống bài bản. Hoặc do tự tin thái quá về khả năng của bản thân, tiềm năng thị trường… dẫn đến không lắng nghe, không thay đổi. Hậu quả là đi sai hướng, sau khi quay lại thì những người khác đã đi xa rồi.

Mặc dù vậy, bất chấp việc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn lớn tăng mạnh. Điều đó cho thấy những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Và chắc chắn thị trường luôn có nhiều cơ hội nếu như Startup có đủ kiến thức, kỹ năng vận hành doanh nghiệp.

Vì sao nhiều doanh nghiệp startup khó có “sinh nhật thứ 2”?

Là người rất nổi tiếng trong lĩnh vực khởi nghiệp, CEO Phạm Lan Khanh, nhà sáng lập FreelancerViet cho biết, FreelancerViet ra đời năm 2013, khi đó trên thế giới, nền tảng kết nối các freelancer (người làm việc tự do) và doanh nghiệp đã xuất hiện được hơn 10 năm. Nhưng ở Việt Nam, mô hình này hoàn toàn mới và nhiều người thậm chí còn không biết freelancer là cái gì. Do đó, bà Khanh gặp phải khó khăn khi nói về freelancer thì khách hàng không hiểu. Và để xây dựng một trang web phù hợp với nhu cầu của các freelancer cũng rất khó do có rất ít freelancer “chuyên nghiệp” trên thị trường lao động để có thể tìm hiểu.

Khi đó, theo chia sẻ của CEO FreelancerViet, bà đã xây dựng một nền tảng hoàn toàn giống như những trang web đã nổi tiếng trên thế giới và đã thất bại. Vì trên thế giới, khi doanh nghiệp chọn một freelancer nào đó thì họ sẽ thanh toán qua nền tảng và nền tảng đó sẽ thu phí giao dịch. Nhưng Việt Nam thời điểm đó, người tiêu dùng không thích trả phí cho bên thứ ba.

“Tôi ví dụ khi giao dịch mua bán nhà, nếu phải qua cò (bên thứ 3) thì có ai mà dễ chịu? Do đó, tôi đã phải xây dựng một mô hình mới, theo đó nền tảng sẽ thu phí trước thay vì đợi doanh nghiệp và freelancer giao dịch xong rồi mới thu phí. Việc xây dựng một nền tảng mới đã tốn rất nhiều thời gian và đây chính là bài học thương đau khi khởi nghiệp mà không am hiểu nhu cầu thị trường”, bà Khanh nói.

Cũng theo chia sẻ của CEO FreelancerViet, đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp, vấn đề đau đầu chính là làm thế nào để cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp mạnh khi mà nguồn tài chính hạn hẹp. Và kinh nghiệm mà CEO này đưa ra chính là tận dụng hoạt động cộng đồng.

“Khi bắt tay vào khởi nghiệp, tôi đã xây dựng một cộng đồng freelancer trên facebook và tổ chức các sự kiện định kỳ, chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm… để làm tăng kỹ năng làm việc và tăng khả năng freelancer có thể tìm được khách hàng đều đặn, giải quyết những vấn đề freelancer gặp phải. Sau khoảng 2 năm thì cộng đồng freelancer phát triển rất mạnh và rất gắn bó. Sau đó, tôi đã xây dựng nền tảng FreelancerViet và chuyển cộng đồng này qua và đến nay cộng đồng này vấn gắn bó rất tốt”, bà Khanh chia sẻ.

Trong khi đó, ông Lâm Hữu Khánh Phương, Nhà sáng lập Vườn ươm khởi nghiệp Uni Incubator, cho rằng những khó khăn mà đa số các startup gặp phải trước hết là không xác định rõ ràng mục tiêu. Ngay chính tại Uni Incubator, rất nhiều giai đoạn không có mục tiêu rõ ràng, dẫn đến hoạt động loay hoay, gặp khó khăn trong việc định hướng công việc của tuần, của tháng, của quý… Khó khăn thứ 2 các startup gặp phải là đội ngũ nhân sự còn khá trẻ, còn thiếu nhiều kinh nghiệm liên quan đến kiến thức và kỹ năng, các bạn trẻ dù nhiệt huyết nhưng do thiếu va chạm thực tế nên còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ ba mới là vấn đề vốn và quản trị dòng tiền ở bên trong doanh nghiệp, do nguồn tiền của các startup không dồi dào nên các kế hoạch được lập ra nhiều khả năng không thực hiện được do dòng tiền bị gián đoạn.

Nhiều chuyên gia và chính các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cho biết khó khăn lớn với các startup là yếu tố đến từ con người. Đó là băn khoăn nên tuyển người giỏi để startup dễ thành công hơn hay là tuyển nhân sự mới để “từ từ” đào tạo? Việc giữ chân nhân sự cũng là một trong những “nỗi đau” của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Tình trạng doanh nghiệp lớn hút nhân sự của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hút nhân sự của doanh nghiệp mới thành lập… diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp vô vàn khó khăn về sản phẩm, thị trường, trong khi điều kiện tài chính hạn hẹp thì khó giữ được nhân sự giỏi.

Vượt qua “nỗi đau” startup thế nào?

Trước vấn đề khó khăn về nhân sự của các startup, TS.LS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, nhận định, khi bạn quyết định tuyển nhân sự chất lượng cao, bạn phải xác định mục tiêu trong 6 tháng nhân sự đó có giúp cho kết quả kinh doanh phát triển hay không, chỉ tiêu tăng trưởng đạt được thế nào.

“Nên nhớ nhân sự chất lượng cao thì khoản chi phí bỏ ra không nhỏ. Tại sao các ngân hàng sẵn sàng trả cho CEO vài trăm triệu đồng/tháng mà chỉ trả cho nhân sự bình thường mức lương 6 triệu/tháng? Còn nếu tuyển nhân sự bình thường thì chắc chắn sẽ không có ngay hiệu quả. Vì vậy, theo kinh nghiệm bản thân ông, nhân sự chất lượng cao không hẳn là tốt mà startup cần tìm được nhân sự phù hợp. Đó là phù hợp với: môi trường, văn hóa doanh nghiệp và từng thời điểm…”, ông Tín phân tích.

Rất nhiều bạn trẻ, sinh viên các trường ĐH đến nghe kinh nghiệm khởi nghiệp từ các chuyên gia

Còn bà Phạm Lan Khanh, người được biết đến là CEO gọi vốn bị từ chối hơn 100 lần, cũng chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu” của bà trong quá trình khởi nghiệp.

Theo bà Khanh, đa số với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thì trước hết, phải có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng và người dùng sẽ cảm thấy sản phẩm đó hữu ích cho bản thân họ, kế đến phải tìm cách giới thiệu ra thị trường để nhiều người biết đến sản phẩm đó hơn, đó là góc độ marketing. Tuy nhiên, khi khách hàng đã biết đến sản phẩm rồi, thì vấn đề đau đầu tiếp theo là họ có trả tiền hay không để khai thác được doanh thu bán hàng trên sản phẩm đó. Cuối cùng, khi đã có một sản phẩm tốt, có nhiều người dùng, lại thêm một vấn đề đau đầu khác nữa là làm thế nào để các nhà đầu tư tìm đến sản phẩm và ngỏ lời đầu tư.

Vậy làm sao để có bước chuẩn bị tốt cho các dự án “startup” trước nhà đầu tư? Theo bà Khanh, để tạo sản phẩm tốt đáp ứng người tiêu dùng thì phải hiểu người tiêu dùng muốn gì. Muốn hiểu được thì bắt buộc các startup phải làm các marketing research (nghiên cứu thị trường), mặc dù là nhỏ thôi nhưng giúp các startup hiểu được những mong muốn của khách hàng.

Tốt hơn nữa là nên xây dựng một cộng đồng cho riêng mình, để từ đó có những phản hồi về sản phẩm như sản phẩm tung ra thị trường có tốt hay không, có điểm gì đặc biệt, có khiến khách hàng hài lòng hoặc chưa hài lòng; cần cải thiện gì…

Cuối cùng, cần marketing cho sản phẩm của mình, hiện nay marketing online là kênh hiệu quả và khá ít tốn kém cho các startup nhỏ. Vậy nên nghiên cứu marketing online với các startup nhỏ không phải dễ nhưng cũng không quá khó khăn để chinh phục.

“Việc khách hàng đã mua một sản phẩm của chúng ta đã là khó khăn nhưng làm thế nào để khách hàng quay lại lại là vấn đề khó khăn hơn. Do đó các startup nên có bước chuẩn bị ra sao để khi khách hàng quay lại mua hàng và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, người thân nữa thì khi đó chúng ta đã thành công một nửa. Cuối cùng là phải sẵn sàng để khi gặp nhà đầu tư, các startup phải chuẩn bị những công cụ, dụng cụ, bài thuyết trình ấn tượng để giới thiệu sản phẩm của mình với họ”, bà Khanh chia sẻ.

Theo Dân Việt

Thế giới bản tin | Vina Aspire News

Nguồn : https://tapchidoanhnhan.org/khoi-nghiep/so-tay-khoi-nghiep/vi-sao-nhieu-startup-khong-the-song-sot-den-sinh-nhat-lan-thu-2.html

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ