7 bí mật tài chính của tỷ phú Lý Gia Thành: Trước 30 tuổi kiếm tiền bằng trí tuệ, sau 30 tuổi kiếm tiền bằng tiền! – LuxLifestyle
Phía sau sự thành công của mỗi tỷ phú đều là những truyền kỳ và những bài học mà ở đó, chính chúng ta cũng có thể đúc rút ra nhiều kinh nghiệm cho mình. Câu chuyện về tỷ phú Lý Gia Thàn h – người mệnh danh là “siêu nhân” hay “Warren Buffett châu Á” không phải ngoại lệ.
Ông là người luôn giữ vững ngôi vị người giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc) hơn 2 thập kỷ qua. Theo Forbes, giá trị tài sản ròng của ông trùm kinh doanh Hong Kong hiện dao động quanh mốc 34,3 tỷ USD và xếp thứ 43 trên thế giới.
Tỷ phú Lý Gia Thành
Ngoài sự nhạy bén trong kinh doanh, “tượng đài” của nền kinh tế Hong Kong còn có nhiều bí mật về tài chính có thể trực tiếp truyền cảm hứng cho các thế hệ người trẻ.
1. Chú trọng đầu tư vào quản lý tài chính sau 30 tuổi
“Trước năm 30 tuổi, chúng ta phải kiếm tiền bằng sức mạnh thể lực và trí tuệ, còn sau 30 tuổi, chúng ta phải kiếm tiền bằng tiền”, Lý Gia Thành từng nói thế này.
Theo ông, sau độ tuổi 30, tầm quan trọng của việc đầu tư và quản lý tài chính sẽ tăng lên gấp bội. Việc kiếm tiền khi đó không còn quá quan trọng nữa, quản lý tiền như thế nào mới, tận dụng từng đồng tiền mình làm ra ra sao mới là điều quan trọng hơn ở thời điểm này.
Nhìn chung, tuổi 30 là giai đoạn tích lũy và phát triển của cải, lúc này quản lý hay không quản lý tiền bạc sẽ quyết định chất lượng cuộc sống sau này. Và để đạt được các mục tiêu đầu tư dài hạn, tham gia vào các quỹ đầu tư sẽ là sản phẩm đầu tư tốt hơn.
2. Trước khó khăn sau mới dễ dàng
Tỷ phú Lý Gia Thành từng đặt ra 1 bài toán như thế này. Chẳng hạn mỗi năm bạn tiết kiệm được 14.000 NDT (khoảng 500 triệu VNĐ), lợi tức đầu tư bình quân là 20%. Như vậy sau 20 năm, tài sản bạn có thể tích lũy đến 2,61 triệu NDT (9,32 tỷ VNĐ). Điều đó đó đồng nghĩa với việc nếu bạn tiếp tục giữ vững mức đầu tư và lãi suất này trong vòng 20 năm nữa, bạn dễ dàng trở thành tỷ phú. Tất nhiên, không dễ để đảm bảo lợi tức đầu tư sẽ luôn ổn định 20% mỗi năm và đồng thời trong khoảng thời gian này, bạn phải đảm bảo không có khoản chi nào vượt quá dự toán. Điều này trông có vẻ dễ dàng, nhưng thực ra chẳng dễ chút nào.
Tuy nhiên, qua công thức này, chúng ta biết rằng ngoài việc kiên trì đầu tư dài hạn, chúng ta cũng nên chọn một số phương pháp khác dễ vận hành, để có thể kiên định với mục tiêu lớn nhất của mình.
3. Quản lý tài chính đòi hỏi phải có đủ kiên nhẫn
Lý Gia Thành tin rằng quản lý tài chính sẽ không hiệu quả nếu chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn. Muốn kiếm tiền một cách nóng vội, muốn giàu lên một cách nhanh chóng là điều không thực tế.
“Thần chứng khoán” Buffett từng nói: “Nhiều người muốn giàu lên nhanh chóng, bản thân tôi cũng không biết làm thế nào để kiếm được tiền nhanh, tôi chỉ biết kiếm tiền dựa theo thời gian”. Như vậy, cả Lý Gia Thành và Warren Buffett đều đồng quan điểm về việc nên đầu tư chứ không nên đầu cơ. Đầu tư là việc lâu dài, thậm chí là cả đời. Và quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể bốc đồng được.
4. Phải tìm cách giữ vốn
Đầu tư theo hình thức nào cũng vậy, nếu bạn đánh mất số vốn ban đầu thì cuộc đầu tư coi như đã lỗ, chứ đừng nói đến lãi. Đến cả vốn bỏ ra còn dùng hết thì bạn quản lý tài chính còn có nghĩa lý gì?
5. Dành thời gian để nghiên cứu thất bại và rủi ro
Đối mặt với thành công hay thất bại, cách nhìn nhận nó như thế nào là điều rất quan trọng. Với Lý Gia Thành, dù thành công hay thất bại thì nguyên nhân đều xuất phát từ bản thân và bạn phải chịu 100% trách nhiệm vì điều đó, không được than vãn hay trốn tránh.
Vị tỷ phú Hong Kong còn là một bậc thầy đầu tư ổn định, quan niệm đầu tư của ông là từng bước làm nên, chậm mà chắc, xem trọng việc vạch kế hoạch, đưa nguy hiểm xuống mức thấp nhất. Lý Gia Thành luôn thận trọng với từng hạng mục đầu tư, triết lý kinh doanh của ông là muốn thành công, trước tiên hãy dành 90% thời gian đi nghĩ về thất bại.
Sách lược đầu tư của ông là “hai chân đi đường”, ổn định nhưng không quên phát triển, phát triển nhưng vẫn cần chú trọng sự ổn định. Cũng chính vì vậy mà ông luôn có thể khống chế rủi ro ở tỷ lệ rất thấp, luôn có thể hóa nguy cơ thành cơ hội.
6. Làm gì cũng phải đúng phương pháp, đúng thời điểm
Các dự án của Lý Gia Thành đều có tuổi đời từ 5 đến 10 năm, không có dự án nào xuất hiện với dòng tuyên bố giờ đầu tư, 1 tháng sau sẽ kiếm được tiền hay nửa năm sau sẽ hái ra tiền. Lý Trạch Cự – con trai của Lý Gia Thành cũng thừa nhận các dự án và công việc kinh doanh mà bố ông làm không bao giờ là ngắn hạn cả, chúng đều mất khoảng thời gian dài từ khi thành hình tới lúc cho ra lãi.
Quả thực là thế, nhiều khoản đầu tư và kinh doanh khi mới bắt đầu thoạt nhìn rất khó khăn, thậm chí khiến bạn hao tài tốn của, nói chung không được suôn sẻ nhưng sau 5-10 năm, nó lại có thể giúp bạn kiếm được rất nhiều tiền.
Từ chính những bí mật kể trên của tỷ phú Lý Gia Thành, chúng ta cũng có thể khái quát chúng thành một vài triết lý quản lý tài chính ngắn gọn như sau:
1. Tích cực biến sinh hoạt phí bình thường thành một nguồn vốn
Một người mua 50 đôi dép với giá 300.000 đồng, và bán mỗi đôi với giá 9.000 đồng ngoài sạp bán vỉa hè, tổng cộng thu về 450.000 đồng. Một người khác rất nghèo và được trợ cấp sinh hoạt hàng tháng 300.000 đồng, tất cả số tiền đó đều được dùng để mua gạo, mắm, muối. Cùng là 300.000 đồng, 300.000 đồng phía trước đã được định giá thông qua hoạt động giao dịch và trở thành một nguồn vốn còn 300.000 phía sau không thay đổi bất cứ điều gì về giá trị, nó đơn thuần là một khoản sinh hoạt phí.
Triết lý rút ra: Ham muốn là động lực lớn nhất của cuộc đời. Chỉ những người tràn đầy khao khát làm giàu và tận hưởng niềm vui từ việc kiếm tiền trong quá trình đầu tư mới có thể biến chi phí sinh hoạt bình thường của mình thành một nguồn vốn. Đồng thời, họ cũng có thể tích lũy được nhận thức và cách quản lý vốn. Những kinh nghiệm cùng kỹ năng về vốn này sẽ giúp họ đạt được thành công cuối cùng.
2. Những năm đầu tiên là khó khăn nhất
Thực tế, khó khăn lớn nhất với những người không có tiền đang trong quá trình làm giàu là khoảng thời gian những năm đầu tiên. Có một quy luật giàu có trong trí tuệ tài chính như thế này: Với những người làm giàu từ 2 bàn tay trắng, nếu muốn kiếm 1 tỷ đầu tiên họ sẽ cần tới 10 năm, nhưng từ 1 tỷ biến thành 100 tỷ thì chỉ cần 3 năm là đủ.
Quy luật này cho chúng ta biết vì bạn đã có nhiều kinh nghiệm và vốn khởi nghiệp rồi nên bạn giống như một xe đã chạy giờ được tăng tốc, chỉ cần đạp nhẹ ga, xe sẽ vọt nhanh. 5 năm đầu tiên có thể là khó khăn nhất và những năm tiếp theo sẽ ngày càng nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Triết lý rút ra: Người không có tiền không chỉ không có vốn làm giàu mà đáng buồn hơn, họ còn không có hiểu biết về khái niệm vốn, không có kinh nghiệm và kỹ năng để quản lý số vốn đó. Nếu người không có tiền không thể biến tiền của mình trở thành một khoản vốn thì họ sẽ càng ngày càng không có tiền.
3. Khoản đầu tư giá trị nhất là đầu tư vào chính mình
Theo cách nói của một vĩ nhân, giá trị của một con người lớn hay nhỏ không dựa vào việc người đó lấy được bao nhiêu từ xã hội, mà là đóng góp được bao nhiêu cho xã hội. Tương tự như vậy, năng suất công việc không dựa vào công sức bạn bỏ ra mà dựa vào việc bạn tạo ra được bao nhiêu giá trị. Chính vì vậy, đầu tư cơ bản nhất mà người không có tiền nên nhắm tới đầu tiên phải là đầu tư vào khả năng của chính mình.
Triết lý rút ra: Chỉ cần bạn cố gắng, năng lực làm việc càng ngày càng được nâng cao, càng ngày càng tạo ra nhiều giá trị thì thu nhập của bạn cũng theo đó mà tăng lên.
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://luxlifestyle.vn/7-bi-mat-tai-chinh-cua-ty-phu-ly-gia-thanh-truoc-30-tuoi-kiem-tien-bang-tri-tue-sau-30-tuoi-kiem-tien-bang-tien-a23676.html