Đừng để đến khi 35 tuổi sự nghiệp lận đận mới nhận ra sự “mất giá” của tuổi trẻ

0
Phỏng vấn 37 người mất việc, nhảy việc vì covid, tôi nhận ra: Tuổi trẻ sớm tự hài lòng, ngoài 35 tuổi mới thấm thía 4 chữ “Thời Thế Thay Đổi”
 
Tôi là Lương Bích Ngọc, Giám đốc Điều hành của một doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội. Sau đợt covid lắng xuống vào tháng 5 năm ngoái, tôi nhận được rất nhiều hồ sơ của những người ngoài 35 tuổi đi xin việc.
35 tuổi là thời điểm mà hầu hết mọi người đã bắt đầu có kế hoạch ổn định, bắt đầu xác định lộ trình cho bản thân làm gì, ở đâu cho đến tuổi về hưu. Nếu không có những yếu tố bất thường như công ty đột ngột cắt giảm nhân sự, thay đổi mô hình doanh nghiệp,… mọi người sẽ ít khi phải nghĩ đến cảnh tìm việc hay cạnh tranh việc làm.
Thế nhưng covid đã làm cho rất nhiều “lộ trình” và “kế hoạch” tan vỡ. Sau khi phỏng vấn 37 ứng viên ở độ tuổi ngoài 35, tôi nhận ra một khuôn mẫu phổ biến của những người thuộc thế hệ họ vào thời điểm này.
 
Trước hết phải nói, phần lớn họ đang hiểu sai về khái niệm “kinh nghiệm làm việc”. Khi ai đó nói: “Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm”, nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ trải qua 1, 2 vị trí với những đầu việc lặp đi lặp lại mỗi ngày giống nhau, không có sự đào sâu chuyên môn hay cải tiến cách làm, thì tôi đánh giá thực chất họ chỉ có khoảng 4 năm kinh nghiệm. Kể từ năm thứ 5, họ bắt đầu làm việc theo thói quen chứ không có sự thích nghi, phát triển thêm.
 
Đôi khi chính kinh nghiệm lại có mặt trái riêng của nó. Những người “nhiều kinh nghiệm” thường mong muốn áp dụng kiến thức và cách làm từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu sự điều chỉnh. Họ quên mất thị trường và khách hàng thời nay đã khác xưa, bản thân doanh nghiệp cũng đã thay đổi chứ không còn là những bộ máy vận hành chậm chạp như trước.
 
Một vấn đề lớn nữa mà tôi thấy ở họ là: các nhân sự có tuổi thường kém tiếng Anh. Thời trẻ họ không được đào tạo tốt về ngoại ngữ, sau này đi làm càng không có thời gian để học. Kết quả là bước vào tuổi 35, khi các doanh nghiệp Việt đang đua nhau nhận vốn đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài, thì những người kém tiếng Anh dần bộc lộ sự khó thích ứng với công việc và thời thế.
 
Các bạn đừng nghĩ là ở Việt Nam, chỉ ở các công ty nước ngoài thì mới cần tiếng Anh. Ngay trong các doanh nghiệp nội địa hiện giờ:
– Bộ phận kế toán, hành chính đang phải làm việc với đối tác nước ngoài về chứng từ, công nợ, hóa đơn
– Đội ngũ marketing đang ứng dụng các nghiên cứu thị trường và công cụ phân tích số liệu của nước ngoài để làm việc
– Sale nhiều lĩnh vực cũng cần tiếp cận khách hàng nước ngoài để bán sản phẩm
– Các ngành tài chính, chứng khoán, thương mại điện tử càng không thể thiếu tiếng Anh nếu bạn muốn hiểu rõ thị trường và đưa ra những tư vấn, quyết định chính xác
– …
 
Trong khi đó, nhân sự trẻ ngày càng nhiều người giỏi tiếng Anh. Họ tự tin và thích nghi nhanh trong bất cứ công việc nào cần tiếng Anh để trao đổi thông tin. Hơn nữa là họ thường không đòi hỏi mức lương và chế độ đãi ngộ cao như nhân sự lớn tuổi. Đứng từ góc nhìn nhà tuyển dụng, những người trẻ như vậy thực sự là “món hời”, trong khi một số nhân sự cũ sẽ dần trở thành gánh nặng.
 
Thực tế là vậy, phũ nhưng thật: Khi thời thế thay đổi thì trong mắt doanh nghiệp, số năm công tác của bạn không quan trọng bằng việc bạn có khả năng thích ứng nhanh đến đâu.
Vì vậy, với kinh nghiệm quản trị nhân sự và doanh nghiệp, tôi khuyên bạn nên học tiếng Anh ngay bây giờ. Nhất là nếu bạn không chắc chắn mình có thể ngồi ở chiếc ghế hiện tại tới khi về hưu, tiếng Anh sẽ càng có lợi cho bạn khi cần tìm một công việc mới, công ty mới.
Vì sao vậy? Vì xét về vốn sống, sự am hiểu chuyên môn và mạng lưới quan hệ, bạn đều đang có sẵn lợi thế rồi. Nếu có thêm khả năng giao tiếp Tiếng Anh, bạn hoàn toàn có ưu thế vượt trội so các nhân sự trẻ và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
 
Tôi hiểu ngoài 35 tuổi, học thứ gì mới lạ cũng đều khó khăn. Bản thân tôi cách đây 5 năm cũng mới học lại tiếng Anh. Dù rất quyết tâm nhưng việc học cũng bị dang dở nhiều lần do thường xuyên bận công việc. Bởi vậy tôi đã chuyển qua học online để có thể tận dụng được những khoảng thời gian trống 10, 15 phút trong ngày. Tôi có chọn được một khóa học dành cho người đi làm mới bắt đầu học tiếng Anh. Khóa này không nặng về học thuật mà chú trọng vào các kỹ năng giao tiếp và soạn thảo văn bản.
Vì là học để phục vụ công việc nên tôi chọn khóa học do giáo viên bản ngữ xây dựng, nội dung học sát với tình hình sử dụng tiếng Anh thực tế trong môi trường công sở, đặc biệt là có phần dạy chuẩn hóa phát âm – thứ mà tôi rất cần để xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp khi làm việc. Sau hơn 3 tháng, với một vốn từ tốt và phản xạ đã được rèn luyện kỹ, tôi bắt đầu có thể giao tiếp với nhân viên và đối tác trôi chảy, sau đó thì vừa làm việc luyện thêm để phát triển dần.
 
Hy vọng qua những lời chia sẻ của tôi, bạn có thể định hướng tốt hơn cho tương lai và sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công và luôn hạnh phúc.
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Nguồn bài viết KIEN THUC KINH TE
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ