Bí quyết giáo dục của bà mẹ có 3 người con thi đậu đại học Stanford (P.2)

0

Trần Mỹ Linh, nữ ca sĩ nổi tiếng ở Hồng Kông trong những năm 1970 đã dũng cảm rút khỏi làng giải trí, giải nghệ để chăm sóc con cái, cô đã nuôi dạy thành công 3 người con trai vào được trường Đại học Stanford danh tiếng của Mỹ.

Cô Trần đã chia sẻ 8 phương pháp giáo dục con mà cô tâm đắc nhất:

bi-quyet-giao-duc
Gia đình cô Trần Mỹ Linh. (Ảnh: Internet)

5. Cho con tình yêu vô hạn

Được yêu thương thì mới có thể tin tưởng người khác.

Trong quá trình trưởng thành nếu chúng ta cảm nhận được tình yêu thương thì mới có thể tin tưởng người khác. Tin tưởng người khác thì cũng sẽ tin tưởng bản thân mình.

Vì thế đặc biệt là vào giai đoạn sơ sinh, tôi đã luôn dành tình yêu thương vô hạn cho các con của mình.

Khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh, nếu được một người cố định chăm sóc, yêu thương thì sẽ giúp trẻ tin tưởng người khác. Đói bụng thì sẽ được ăn, khóc thì sẽ được dỗ dành, mệt thì sẽ có người bế. Cứ như thế thì trẻ sẽ có thể an tâm lớn lên. Và người chăm sóc trẻ có thể là cha hoặc mẹ đều được. Hay giáo viên mẫu giáo hoặc bà nội cũng được.

Ngược lại, nếu trẻ không được quan tâm trong giai đoạn này, không nhận được đủ tình yêu thương thì khả năng giao tiếp sẽ kém đi, dễ dàng không tin tưởng người khác.

Về việc biểu đạt tình yêu thương như thế nào, tôi luôn xem trọng nhất là sự tiếp xúc thân mật. Ba con trai của tôi đều được bú sữa mẹ đến 1 tuổi 8 tháng mới dừng. Với trẻ sơ sinh, thường xuyên bế, cõng sẽ giúp các bé cảm nhận được hơi thở và sự ấm áp của mẹ để trẻ cảm thấy an tâm. Tôi vẫn giữ thói quen ngủ cùng giường với con cho đến khi tự con đề nghị muốn ngủ riêng.

Đồng thời, tôi cũng luôn biểu đạt tình mẫu tử thuần túy, trực tiếp một cách có ý thức. Khi trẻ con nhỏ, tôi sẽ làm hành động ôm con thật chặt và nói “cơn mưa hôn đây” rồi hôn từ trán đến chân bé. Các bé luôn thích như vậy và bật cười khanh khách.

Mỗi ngày hoàn thành xong công việc, về nhà nhất định tôi sẽ gọi con đến bên và hát bài hát mà tôi tự đổi lời: “serotonin,serotonin,serotonin”, nói với các con: “Mau làm cho mẹ hạnh phúc đi nào”. “Serotonin” chính là hoocmon hạnh phúc (tăng lượng serotonin có thể mang đến cảm giác vui vẻ và hạnh phúc). Khi ở bên cạnh người mà mình yêu quý nhất, não sẽ tiết ra chất này, đây là một loại hoocmon có thể khiến con người hạnh phúc.

Tôi nghĩ rằng các con của tôi từ nhỏ đã hiểu chúng là “nguồn hạnh phúc của mẹ”.

“Chỉ cần có con ở bên cạnh, mẹ sẽ rất hạnh phúc”. Tôi nói câu này ra mà không hề cảm thấy ngượng ngùng.

Đương nhiên, cũng giống như “yêu lắm” hay “mẹ yêu con” vậy, câu nói này tôi luôn nói rất nhiều. Khi gọi điện thoại, cuối cùng tôi nhất định sẽ nói “mẹ yêu con” và các con cũng sẽ trả lời “con cũng yêu mẹ”.

Vì hai vợ chồng tôi đều phải đi làm, nên phải phối hợp với nhau, cố gắng không để các con cảm thấy cô đơn. Giống như trường hợp của tôi, thời gian làm việc vừa dài lại vừa không cố định, thời gian được ở bên con rất có hạn. Vì thế khi có thể sắp xếp thời gian thì tôi luôn cố gắng tranh thủ dù chỉ là một chút thôi. Ngoài thời gian làm việc, phần còn lại là đều ở bên các con.

Nếu phải đi mua sắm thì phí quá nhiều thời gian vào việc ra chợ mua đồ, vì thế tôi dùng dịch vụ giao hàng tận nhà. Khi mua quần áo, tôi sẽ lên mạng mua sau khi các con đã ngủ. Nếu có đến tiệm làm đẹp thì cũng chỉ là cắt tóc mà tôi, cả sấy tóc tôi cũng không làm.

Sau khi có con, trên cơ bản tôi đều không đi uống trà chiều cùng bạn bè hay cùng với chồng sống thế giới của hai người nữa. Cực đoan một chút thì là cả thời gian để đi vệ sinh, tắm rửa hay nghe bản nhạc mình thích cũng không có nữa. Tôi khao khát được ở bên các con của mình.

Thời gian được ở bên con chỉ rất ngắn mà thôi. Đến khi chúng đi mẫu giáo, đi học thì một ngày chỉ có vài giờ đồng hồ để ở bên con. Đến khi các con học trung học thì thời gian mẹ con ở cạnh nhau lại càng ít hơn. Chính vì như vậy nên tôi mới cho rằng vào giai đoạn trẻ sơ sinh phát triển thể chất và tinh thần, cố gắng dành nhiều thời gian ở bên con là vô cùng quan trọng.

Đương nhiên là nếu muốn dành tình yêu thương hết lòng thì không phải chỉ cần ở bên cạnh con là đủ. Nếu chỉ có một ít thời gian thì hãy tăng “nồng độ” lên.

Ví như như vì công việc nên chỉ có một giờ hoặc thậm chí là nửa giờ để ở bên con, bạn cũng đừng lo lắng. Trong lúc ở bên con thì hãy vui vẻ ôm ấp, thân thiết, chơi đùa trò chuyện với con. Nếu có thể giúp con cảm nhận được việc “ở cùng mẹ là vui nhất” từ tận đáy lòng thì dù thời gian dài hay ngắn cũng không thành vấn đề.

Các bé đều rất nhạy cảm, nếu bạn toàn tâm toàn ý chơi với con thì tình cảm của cha mẹ sẽ truyền hết vào con.

Bây giờ con trai lớn của tôi hay nói: “Lúc còn nhỏ con không hề cảm thấy cô đơn đâu ạ”. Con thứ của tôi thì lại nói: “Con biết cha mẹ đã hy sinh rất nhiều cho chúng con”. Còn con út của tôi thì nói với tôi rằng:“Con chưa từng hoài nghi việc mình có được yêu thương hay không”.

Tuy thời gian đó tôi làm việc, nuôi con quên mình nên sức khỏe không được tốt lắm, nhưng về mặt khác, có thể ở bên trò chuyện với các con cũng là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực đối với tôi rồi. Hơn nữa, sự cố gắng của cha mẹ, tình yêu không vụ lợi ấy, tôi tin rằng nhất định các con sẽ cảm nhận được.

Có người nói, những người được lớn lên trong tình yêu thương cũng sẽ không hề do dự khi chủ động yêu thương người khác. Tôi nghĩ không chỉ là yêu “người”. Những người lớn lên tromg tình yêu thương sẽ cảm nhận được tình yêu ở bầu trời xanh, không khí trong lành, ánh mặt trời, cầu vồng, các vì sao và cả những nẻo đường trong cuộc sống cũng như xã hội. Những ai biết cách yêu quý những người xung quanh chính là những người hạnh phúc.

Trong cuộc sống, cảm động nhiều thì sẽ ít cảm thấy cô đơn.

Sự mạnh mẽ của con người không chỉ ở sức mạnh. Nếu cảm nhận được nhiều tình yêu thương thì người đó có thể trở nên kiên cường và có thể vượt qua được khó khăn, bước đi những bước vững chắc trên đường đời.

Chính vì như vậy nên tôi mới nghĩ rằng trực tiếp biểu đạt tình cảm một cách không ngại ngùng là rất quan trọng, những cách biểu hiện tình cảm càng cao, càng rộng mở thì càng tốt.

Để các con “lớn lên trong tình yêu thương”, đây là chân lý dù là ở trong bất cứ thời đại nào.

_27me006_
Gia đình cô Trần Mỹ Linh. (Ảnh: MingPaoCanada.com)

6. Phải nhớ luôn ưu tiên các con

Đặt mình vào vị trí của các con, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Đừng la mắng, hãy thử khen ngợi con một cách phù hợp.

Cứ nhớ mãi không quên lỗi lầm của con sẽ chỉ làm tăng thêm thói quen xấu của trẻ.

Tuyệt đối không được dùng các biện pháp xử phạt về thể xác.

Hãy thuyết phục thay vì xử phạt về thể xác. Trong gia đình tôi, việc này gọi là “dạy dỗ”.

Bất luận xảy ra việc gì, tuyệt đối không được dùng cách xử phạt về thể xác. Bởi vì đó là phương pháp giáo dục kém hiệu quả nhất.

Những trẻ thường thường xuyên bị phạt sẽ hình thành quan điểm sai lầm, cho rằng những người có sức mạnh thì mới là vĩ đại. Sau đó, khi bản thân gặp phải tình huống tương tự, trẻ cũng sẽ giải quyết bằng sức mạnh, vũ lực.

Cách xử phạt về thể xác có thể sẽ có hiệu quả khi cha mẹ có sức lực hơn con cái. Nhưng đến khi các con mạnh hơn bạn rồi thì hoàn cảnh sẽ thay đổi.

Vì thế, tuyết đối không được để con hiểu sai rằng “người mạnh khống chế người yếu”.

Khi con của tôi làm những việc không nên làm, tôi sẽ luôn trò chuyện cùng con cho đến khi chúng tiếp nhận và đồng ý mới thôi. Trong gia đình tôi, cách làm này gọi là “dạy dỗ bằng lời nói”.

7. Dạy con không được nói dối

Quy tắc cơ bản trong gia đình tôi đầu tiên là “không nói dối”.

Chỉ cần một lần nói dối, để che giấu lời nói dối này thì sẽ tiếp tục nói dối, cứ như vậy sẽ chỉ dẫn đến hiềm khích giữa người thân, anh chị em. Vì thế tôi luôn kiên trì dạy con “dù cho làm việc gì, tuyệt đối không được nói dối”.

Lần đầu tiên phát hiện con trai lớn của tôi nói dối là vào năm cuối tiểu học. Vì trước đây thấy con luôn phải học thêm khi kiểm tra chữ Hán nên tôi rất quan tâm đến việc con thi có tốt hay không. Khi tôi hỏi “Có điểm chưa con?” thì thằng bé trả lời tôi: “Vẫn chưa ạ”. Sau đó, trong lúc sắp xếp tập vở cho con, tôi vô tình phát hiện ra bài thi bị cuộn lại nằm bên dưới cặp, trên đó có ghi 70 điểm.

Khi tôi cầm tờ giấy đến hỏi “Sao con lại nói với mẹ là ‘vẫn chưa’?” thì thằng bé giải thích: “Bởi vì con thi không tốt ạ”. Câu nói này khiến lòng tôi bỗng cảm thấy như bị dao đâm vậy.

Thì ra con trai tôi luôn nghĩ rằng tôi hy vọng con được điểm cao và cho rằng thi không tốt rất khó đối mặt. Hẳn thằng bé nghĩ rằng chỉ cần không để tôi biết việc thi không tốt thì tôi sẽ thấy nó là một đứa trẻ ngoan.

Thế nhưng trên thực tế, dù con thi được mấy điểm tôi cũng luôn yêu con không hề thay đổi. Tôi sẽ không thất vọng, cũng không tức giận. Nhưng con hoàn toàn không hiểu được suy nghĩ này của tôi.

Vì thế tôi đã ôm con và hỏi con rằng: “Vì sao con lại không tin tình yêu thương của mẹ dành cho con vậy?”

Ban đầu thằng bé vẫn giữ biểu cảm như ban đầu, dường như không hiểu tôi đang nói gì.

Sau đó tôi bắt đầu “dạy” con: “Mẹ thật sự rất yêu con, con có biết không?”

“Dù cho con có là đứa trẻ thế nào thì mẹ cũng thích cả. Con hoàn toàn không cần phải giấu giếm. Con phải tin tưởng vào tình yêu của mẹ, để giấu giếm một lời nói dối thì sẽ phải nói dối lần thứ hai, nếu cứ như vậy thì khoảng cách giữa mẹ và con sẽ ngày càng xa nhau”.

“Tôi đã trò chuyện cùng con rất lâu. Trong thời gian đó, có ôm, có khóc, có nghỉ đi ăn chút gì đó và đi vệ sinh v.v.., tổng cộng đã nói chuyện hơn 8 tiếng đồng hồ”

Cuối cùng, tôi nói với thằng bé: “Hãy viết ra tất cả những lần con nói dối mẹ từ trước đến nay đi”. Và con trai tôi cầm bút viết rất nhiều, từng chữ con viết vô cùng đáng yêu. “Có một lần quên nộp bài tập”, “để quên hộp cơm ở trường” v.v.. đều là những việc rất nhỏ nhặt, hai mẹ con vừa đọc vừa cười.

Từ đó về sau, con trai lớn của tôi không bao giờ giấu tôi bất cứ chuyện gì nữa. Tôi cảm thấy nhất định là thằng bé đã hiểu rồi, tình yêu của mẹ sẽ không thay đổi vì bất cứ chuyện gì. Cũng có thể là thằng bé cảm thấy nếu lại để tôi phải nói chuyện 8 tiếng thì hẳn là không nên.

Chuyện tương tự như vậy cũng từng xảy ra với con trai thứ và con trai út của tôi, các con đều từng trải qua cuộc dạy dỗ “rất dài” như thế. Tuy rằng quá trình luôn đầy nước mắt và nụ cười, nhưng lần nào tôi cũng cảm nhận được tình mẹ con trở nên sâu đậm hơn, cả hai bên đều trưởng thành hơn.

Nếu có thể trò chuyện với con, để các con cảm nhận được từ tận đáy lòng thì trẻ sẽ ghi nhớ mãi lần dạy dỗ này.

Phạt hay mắng có thể tạm thời trẻ sẽ xin lỗi bạn. Nhưng theo thời gian, trong đa phần các trường hợp thì sẽ lại phạm lỗi tương tự. Đây chính là minh chứng cho việc con không hề thật sự tiếp nhận sự giáo dục của bạn.

Bất kể có phải mất nhiều thời gian nói chuyện với con bao nhiêu nhưng chắc chắn chúng sẽ hiểu. Tôi luôn tin tưởng một điều rằng phải dùng đủ thời gian và trò chuyện cẩn thận với con. Với tôi, đây mới là tình mẹ thật sự, là cách giáo dục chân chính.

8. Đừng kỳ vọng vào mối quan hệ tình thân như tình bạn

Những đứa trẻ không biết kính trọng và biết ơn cha mẹ thì sẽ không được bất cứ ai tin tưởng.

Dù cho tôi có rất nhiều hy vọng với các con, nhưng tôi chưa từng kỳ vọng vào mối quan hệ giống như những người bạn. Cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái. Hy vọng con kính trọng cha mẹ, vì thế tôi cho rằng cha mẹ phải có tư thế của cha mẹ, phải thể hiện hình ảnh sống nghiêm túc để cho các con một cuộc sống không hổ thẹn với chính mình.

Đương nhiên là cha mẹ hoàn toàn không phải luôn đúng đắn. Nhưng hy vọng các con biết được dù có xảy ra chuyện gì, cha mẹ luôn cố gắng hết sức để bảo vệ gia đình. Ngộ nhỡ có bất cứ chuyện gì xảy ra bất ngờ, cha mẹ đều đáng giá để dựa vào, để các con cảm thấy rằng “cha mẹ nhất định sẽ bảo vệ mình, cho mình ý kiến tốt nhất”.

Với suy nghĩ này, mỗi ngày tôi đều giữ một lối sống đúng đắn.

Dù cho không thể trở thành người khiến các con tôn sùng thì ít nhất cũng có thể để các con tin tưởng, dựa dẫm. Vì thế mỗi ngày tôi đều rất nỗ lực.

Có lẽ chính vì điều này mà gia đình tôi có thể xem như một gia đình khá nghiêm khắc về thái độ và lễ nghĩa của con cái đối với cha mẹ.

Ví dụ như cách nói chuyện, những lời nói thất lễ như “Đáng ghét!” hay “Phiền chết mất” tuyệt đối không được nói với cả cha mẹ và những người lớn hơn mình. Đây là quy tắc của gia đình tôi. Trong nhà tôi, những lời nói gây tổn thương cũng bị nghiêm cấm.

Có một lần tôi chứng kiến một chuyện ở sân bay. Có hai mẹ con đứng trước mặt tôi, đứa con gái khoảng mười mấy tuổi bỗng nói với mẹ mình: “Bà đi chết đi. Phiền chết đi được bà già”. Người mẹ đó không nói gì cả, nhưng tôi lại kinh ngạc đến không biết nói gì hơn.

Sau đó, tôi liền đến nói với cô bé đó: “Sao có thể nói với mẹ những lời như vậy chứ!”. Tuy hai mẹ con nọ ngạc nhiên nhìn tôi, nhưng tôi thật sự không nhịn được. Tối hôm đó, tôi đã nói chuyện với các con về việc này,“Nếu như các con mà nói với mẹ những lời như thế thì lập tức mẹ sẽ cắn lưỡi tự sát”, “Tuyệt đối không được nói ra những lời thiếu suy nghĩ làm tổn thương người khác”. Và một lần nữa tôi dạy các con rằng những đứa trẻ không biết kính trọng và biết ơn thì sẽ không được bất cứ ai tin tưởng.

Gần đây càng lúc càng có nhiều đứa trẻ hiểu lầm rằng cha mẹ và con cái là quan hệ đồng đẳng, ngang hàng. Đồng thời cũng càng lúc càng có nhiều bậc cha mẹ đến lúc quan trọng lại không dạy được con. Tôi luôn đặt câu hỏi với kiểu “quan hệ người thân như bạn bè” này. Đặc biệt là khi các con có thái độ không tốt với mình, tuy cha mẹ tỏ ra không sao, nhưng trên thực tế hẳn sẽ rất đau lòng.

Ở Mỹ, con trẻ có thể trực tiếp gọi tên cha mẹ, điều này dễ khiến mọi người nghĩ rằng quan hệ kiểu này vừa thẳng thắn vừa bình đẳng. Nhưng thực tế là cha mẹ vẫn có quyền uy của mình.

Ngữ pháp tiếng Anh có một cách dùng để thể hiện mối quan hệ trên dưới này. “Mẹ cháu đang làm XXYY…”. Nếu chủ ngữ là mẹ của mình thì nhất định phải nói “Mẹ cháu” thế này thế kia. Nếu như nói “bà ấy” thế này thế kia, chẳng những sai về ngữ pháp mà đồng thời cũng là một cách nói thất lễ. Nếu người được nói đến là cha hay ông bà cũng vậy.

Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới đương nhiên con cái đều phải luôn kính trọng cha mẹ. Những đứa trẻ không biết ơn cha mẹ đã sinh thành ra mình, có thái độ ngạo mạn thì sẽ bị xem là phế nhân.

Mối quan hệ hòa hợp giữa những người thân vốn không có vấn đề gì, nhưng nhất định không được để các con hiểu sai. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ dạy các con của mình biết lễ phép với người lớn và có lòng biết ơn.

Thegioibantin.com

Nguồn: Theo Sound Of Hope/ Liên Hoa

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ