Giáo dục con – Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

0 373

giaoducconchodenmaugiaothidamuon-e1477535504585

Nhân cách và tính cách của trẻ tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ – là quan điểm mà rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục luôn tin tưởng và theo đuổi qua nhiều năm nghiên cứu về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ.

Có nhiều khi con của bạn ồn ào với những câu hỏi “sao lại thế này?”, “sao lại thế kia?” và thay vì trả lời cẩn thận cho con mẹ lại nghĩ rằng con còn nhỏ biết gì mà giải thích hay vì quá bận rộn nên chỉ ậm ừ cho qua chuyện, thậm chí có những lúc mẹ cáu gắt “vì nó phải như thế”, “vì mẹ lớn hơn con”. Những lúc như thế mẹ có biết rằng chính mình đã cướp đi cơ hội được học hỏi khám phá của con và tệ hơn là đã làm mất đi sự ham mê học tập của con ngay từ bé?

Trẻ con trong giai đoạn 0-3 tuổi là một tờ giấy trắng mà bất cứ một nét mực sai lệch nào cũng sẽ in hằn theo thời gian. Vậy thì chỉ cần con ăn ngoan ngủ tốt là mẹ thực sự có thể yên lòng?

Theo nhận định của những chuyên gia giáo dục, hệ thống giáo dục ngày nay đang nhầm lẫn giữa “Giai đoạn nuôi dạy nghiêm khắc” với “Giai đoạn để trẻ tự do”. Đó là lí do vì sao các ông bố bà mẹ luôn “thả rông” con trong 6 năm đầu đời rồi lại bắt đầu “thúc ép” trong 12 năm, thậm chí là 18 năm tiếp theo để con được “bằng bạn bằng bè”.

1459247769_earlyreadinggymnademics

Qua nhiều năm nghiên cứu về khả năng của não bộ, khoa học đã đưa ra những minh chứng rõ ràng khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”.

Cũng từ nghiên cứu này đã chỉ ra những khả năng kinh ngạc của trẻ mà nhiều cha mẹ chưa biết như trẻ ba tháng tuổi có thể cảm nhận được nhạc cổ điển, sáu tháng tuổi có thể học bơi, trẻ có thể tiếp thu mọi kiến thức từ 0-3 tuổi và học mọi thứ mà trẻ có hứng thú.

Vậy nếu trẻ đã có những khả năng như thế, vì sao bố mẹ lại cản trở chúng chỉ vì những điều mình không biết?

Nhật Bản là một trong những nước tiên phong với việc nuôi dạy con cái bằng phương pháp giáo dục sớm. Những ông bố bà mẹ Nhật đã trải qua những phân vân và đấu tranh với định kiến và cuối cùng, khoa học cũng như tình yêu với con đã dành chiến thắng. Qua nhiều năm, những đứa trẻ Nhật Bản lớn lên cùng với phương pháp giáo dục này. Các bé được nghe nhạc và học nhạc từ sớm, được dạy chữ sớm, thường xuyên trò chuyện với bố mẹ và được đi dạo, đi công viên hay tham quan viện bảo tàng. Các bé được dạy cách tự lập, tự xúc ăn và tự làm vệ sinh cá nhân. Những ông bố bà mẹ áp dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ luôn cố gắng hiểu tâm lý của con, đề cao sự khuyến khích, khen ngợi trẻ và nói không với việc la mắng khi trẻ làm sai.

Cứ như vậy, trẻ em Nhật đều tự lập từ rất sớm, ngoan ngoãn và lễ phép, chúng được làm những gì mình thích và tìm ra đam mê của bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ.

1459229938_1433146866underwaterbabies10-e1477535519425

Nếu đã biết đến lợi ích của phương pháp giáo dục sớm cũng như những thiệt thòi khi bỏ lỡ thời điểm vàng để dạy trẻ thì bố mẹ có cảm thấy có lỗi với con không?

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1910 và được áp dụng trên 100 quốc gia. Một số phương pháp giáo dục sớm được tin tưởng như phương pháp Montessori, phương pháp Shichida hay phương pháp Glenn Doman.

Ở Việt Nam, phương pháp giáo dục sớm cho con được áp dụng rộng rãi nhất là Glenn Doman. Chỉ qua một thời gian ngắn, phương pháp này đã chứng minh hiệu quả của nó khi có càng nhiều đứa trẻ dưới 4 tuổi có thể đọc sách, làm tính thành thạo.

Tuy vậy, điều thành công của phương pháp này không chỉ có như thế. Những đứa trẻ lớn lên dưới tình yêu thương của bố mẹ, được dạy bảo để phát triển toàn diện không chỉ ở trí tuệ, thể chất mà còn ở cảm xúc và nhân cách mới là mục tiêu của giáo dục sớm nói chung và Glenn Doman nói riêng.

Phương pháp Glenn Doman khẳng định giáo dục gia đình là nền tảng tuyệt vời nhất để trẻ phát triển. Không phải là thầy cô và trường học mà chính bố mẹ và môi trường xung quanh trẻ mới quyết định trẻ lớn lên như thế nào, có nhân cách ra sao.

Giáo dục sớm không phải là giáo dục để tạo ra thiên tài hay những chuyên gia đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Giáo dục sớm cũng không vì mục đích để con học giỏi khi lên lớp một mà là mong muốn mỗi đứa trẻ lớn lên đều hiểu chuyện và khao khát học hỏi.

Thegioibantin.com | Vina Aspire

Nguồn: Glenndomanvietnam

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ