Hình mẫu người Leader lý tưởng là…

0

1. CÓ TẦM NHÌN

Có cái nhìn xa hơn, trong tương lai dài hơn, để từ đó nhân viên có thể đi theo định hướng và chiến lược mà leader đưa ra.

2. BIẾT KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN

Đây là một trong những điểm mà nhân viên nào cũng mong đợi ở người sếp của mình. Có những lời động viên, chắc chắn nhân viên sẽ thực hiện tốt hơn công việc của mình.

3. CÔNG BẰNG

Sếp phân biệt rạch ròi giữa công – tư, luôn tìm thấy lẽ công bằng cho nhân viên là người mà nhân viên nào cũng cần.

4. KHIÊM TỐN

Một người sếp giỏi đã đáng nể, một người sếp vừa giỏi, vừa khiêm tốn còn đáng để hâm mộ hơn nữa.

5. BIẾT LẮNG NGHE

Có trong mình tố chất này, sếp sẽ được nhân viên tin tưởng tâm sự những chuyện bí mật, và điều này sẽ giúp ích cho cả 2 trong công việc cũng như cuộc sống.

6. HÀI HƯỚC

Chẳng ai muốn sếp mình luôn cau có, nghiêm khắc cả, nếu bạn là người hài hước thì chắc chắn không khí làm việc trong team sẽ còn “”bùng nổ”” hơn nữa!
————-
10 HÌNH MẪU CHO NHÀ LÃNH ĐẠO LÝ TƯỞNG

Không nhất thiết phải có chuyên môn xuất sắc nhưng để đảm nhận tốt vai trò lãnh đạo, bạn phải có những kỹ năng và cách ứng xử đặc biệt. Không ngại xắn tay áo trực tiếp làm việc, dũng cảm nhận trách nhiệm, thừa nhận sai lầm, luôn luôn thành thật… là những mẫu hình của một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Đừng sợ xắn tay áo trực tiếp làm việc và giúp đỡ người khác

Nhiều nhà quản lý đã từng trải qua công việc mà các nhân viên trong nhóm của mình làm trước khi họ trở thành giám đốc. Ngay cả khi khả năng chuyên môn của bạn không phục vụ trực tiếp cho chính công việc kinh doanh của nhóm thì bạn vẫn có thể giúp nhóm bằng một số kỹ năng liên quan đến công việc như kỹ năng trình bày, tổ chức và kinh doanh. Làm việc với nhóm để cùng đem lại giá trị cho khách hàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhóm – đây là điều bạn không thể có được nếu đứng trên cương vị là sếp, qua đó bạn có thể tạo dựng được sự tin tưởng từ nhóm.

Đừng nghĩ bạn là người quá quan trọng nên không phải làm những việc của người tạp vụ
Sẵn sàng làm những công việc của người tạp vụ ví như rửa tách cà phê của mình để nâng cao chứ không phải hạ thấp quyền lực.

Làm việc vì mục đích cho bản thân mình sẽ phá hoại sự tin tưởng

Nếu nhóm của bạn phát hiện thấy sự thăng tiến trong sự nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn thì họ sẽ không bao giờ tin bạn. Nếu bạn là người có nhiều tham vọng thì bạn cần phải quyết định xem liệu vấn đề bạn quan tâm về lâu về dài có phải là trở thành một nhà lãnh đạo tốt không. Nếu đúng là như vậy thì bạn cần phải tránh những thủ đoạn tàn nhẫn trước mắt nhằm mục đích đạt được sự thăng tiến cho bản thân.

Tập thể sẽ được ghi nhận thành tích, còn bạn sẽ nhận tất cả lời khiển trách

Điều này có vẻ như không công bằng nhưng đó là quy luật của cuộc chơi. Là một nhà quản lý, bạn không được phép để cấp trên khiển trách trực tiếp nhân viên của mình; bạn phải nhấn mạnh rằng họ phải khiển trách bạn và bạn sẽ là người giải quyết vấn đề. Nếu sếp của bạn đưa ra quyết định kỷ luật thì riêng bản thân bạn sẽ phải chịu trách nhiệm này. Các nhân viên của bạn có quyền hy vọng rằng bạn sẽ đứng ra giúp họ giải quyết mọi rắc rối với tất cả các bộ phận khác trong công ty.

Thừa nhận sai lầm của bản thân và đưa ra lời xin lỗi khi cần thiết

Rất nhiều giám đốc lo lắng việc họ sẽ bị mất mặt và do vậy cố gắng che đậy những sai lầm của mình. Danh tiếng của bạn chỉ có thể được nâng lên nếu bạn biết thừa nhận những sai lầm của bản thân và nói lời xin lỗi. Nếu bạn mắc quá nhiều sai lầm và không đưa ra được những chiến lược đáng tin cậy thì đã đến lúc bạn cần tìm một công việc khác phù hợp hơn.

Hãy thành thật và nói chuyện thẳng thắn

Mọi người rất dễ rơi vào tình trạng “quá thận trọng khi phải nói ra sự thật”. Nếu bạn muốn mọi người tiếp tục tôn trọng mình thì hãy luôn nói ra sự thật. Bạn sẽ không gặp khó khăn khi lảng tránh các câu hỏi của mọi người và bắt đầu diễn kịch như một nhà chính trị gia vậy? Có lẽ chỉ khi bạn nói dối do bị buộc phải bảo vệ đường lối của công ty thì các nhân viên mới tha thứ cho hành vi của bạn. Việc bạn nói dối đến đâu để bảo vệ đường lối công ty lại phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của bạn.

Đừng cố gắng để được lòng tất cả mọi người

Đừng nhầm lẫn giữa việc được mọi người tôn trọng với việc được mọi người ưa thích. Điều quan trọng là một nhà lãnh đạo cần được tôn trọng nhưng sẽ là không hay nếu một lãnh đạo được lòng tất cả mọi người. Tìm cách khiến cho mọi người yêu quý mình không phải là một cách thức hay để có được sự tôn trọng từ họ.

Tránh tất cả những hình thức chèn ép nhân viên

Bạn nên tránh tất cả mọi hình thức chèn ép nhân viên như: lớn tiếng với mọi người, mất bình tĩnh, ép buộc nhân viên làm việc không chính đáng, thiếu sự tôn trọng, không lịch sự.

Luôn để nhân viên thấy sự có mặt của mình

Một nhà lãnh đạo mà nhân viên của họ không thường xuyên nhìn thấy không thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Bạn phải tránh việc dành quá ít thời gian cho đội ngũ nhân viên của mình. Khi ở văn phòng, hãy chắn chắn rằng bạn có đủ thời gian để nói chuyện trực tiếp với nhân viên. Sẽ là rất tốt nếu bạn có thời gian rảnh rỗi tham gia với nhóm mình, ví dụ đồng ý đi uống cà phê hay đi ăn trưa với cả nhóm.

Cẩn thận với sự thỏa hiệp

Là một nhà lãnh đạo, một trong những công việc của bạn đó là phải đưa ra những quyết định hết sức khó khăn. Bạn cũng có trách nhiệm tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề vướng mắc bằng cách đặt những câu hỏi khó. Việc bạn cố gắng trở thành một người ôn hòa chỉ làm cho vấn đề rắc rối xảy ra chậm lại mà thôi. Bạn cần tỉnh táo vượt qua những tình huống như thế để tạo ra một vị trí, một quan điểm cho riêng mình.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: CIO Vietnam

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ