Phải làm gì nếu bạn thông minh hơn sếp?

0

Ai cũng muốn làm việc cho một người sếp tuyệt vời, một người nào đó đáng được tôn trọng và học hỏi. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu mọi việc không như mong muốn? Trong trường hợp bạn giỏi và có năng lực hơn thì nếu phải xử lý như thế nào? Bạn có nên tạo một sự xáo động trong công ty hay luôn cúi đầu xuống? Làm thế nào để thực hiện được những gì bạn muốn và sếp vẫn ủng hộ mà không tự ái? Bạn cần có một hệ thống suy nghĩ và hành động chuyên nghiệp.

Lời khuyên của các chuyên gia

Annie McKee, nhà sáng lập Viện đào tạo lãnh đạo Teleos, cũng là đồng tác giả cuốn sách Primal Leadership (Tạm dịch là : Lãnh đạo cốt lõi) cho biết trường hợp trên cũng rất phổ biến ở rất nhiều công ty. Cảm giác thông minh hơn sếp không phải là điều bất thường. Trong một công ty có quy trình hoạt động tốt, tình hình hoàn toàn không có căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào môi trường không hoàn toàn như mong đợi cũng không có nghĩa hoàn toàn mất hết hy vọng. Giáo sư Linda Hill của trường Đại học Harvard cho rằng “Trên thế giới có rất ít người mà không có gì cho mình học tập”, vì thế đừng vội vàng đánh giá thấp cấp quản lý hay sếp của bạn trong tình huống này. Dưới đây là một số lời khuyên chuyên nghiệp để bạn vượt qua cảm giác bực bội và hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

Hãy thành thật với chính mình

Trước khi đi đến kết luận hay tuyên bố sếp của bạn kém năng lực, bạn cần bình tĩnh nhìn lại vấn đề một cách toàn diện và cận cảnh. “Một số người cần thật sự tin rằng, tốt hơn là phải giữ lòng tự trọng của mình nguyên vẹn, hay cần nhận biết rằng họ chỉ giỏi trong một vài lĩnh vực” McKee cho biết. Bạn phải tự hỏi, mình có thật sự thông minh hơn sếp hay chỉ giỏi hơn trong một vài lĩnh vực chứ không phải là tất cả. Hãy đánh giá trung thực những kỹ năng bạn có mà  sếp bạn thiếu. Còn Linda thì cho rằng “Bạn thông minh hơn không có nghĩa bạn hoàn toàn làm việc hiệu quả hơn sếp của bạn”. Suy cho cùng “để hoàn thành tốt công việc, chỉ có trí thông minh thôi cũng không đủ, bạn cần thêm kinh nghiệm, mối quan hệ, vốn sống xã hội và cả trí tuệ cảm xúc.”

Hãy giúp sếp của bạn trở nên tốt hơn

Cuộc sống luôn cần sự hào phóng. Nếu sếp bạn thành công thì bạn cũng có một cơ hội tuyệt vời để thành công theo. “Hãy xem mình là người hỗ trợ và bổ sung, hãy tìm cách giúp sếp bù đắp những điểm yếu. Nếu anh ta chưa thấy rõ một bức tranh lớn, hãy đặt câu hỏi kéo sếp ra khỏi các chi tiết. Nếu sếp chưa hiểu các tính năng kỹ thuật của sản phẩm, hãy sắp xếp một cuộc họp để trình bày chi tiết và thảo luận. Hãy tạo cơ hội để sếp sử dụng bạn tốt hơn” Mckee tư vấn.

Đừng bao che

Có một khác biệt rất lớn giữa việc thực hiện tốt nhiệm vụ cốt lõi của bạn với việc cứ lao vào sửa chữa những sai lầm của sếp. Nếu sếp là mẫu người luôn tạo ra sai lầm, điều đó hoàn toàn không tốt cho bạn, công ty thì luôn phải đi dọn dẹp những hậu quả hỗn độn. Lida khuyên rằng “Hãy giúp sếp hiểu rõ những nguyên nhân sai lầm từ chính bản thân anh ta. Nhưng quan trọng nhất bạn phải hoàn thành một cách hiệu quả những nhiệm vụ của chính mình, những gì mà sếp yêu cầu bạn làm. Nếu bạn cứ dành thời gian giải quyết các sai lầm, rốt cuộc thì chẳng có mục tiêu nào được hoàn thành. Nếu sếp cứ yêu cầu bạn giải quyết những sai lầm của anh ta, hãy nhanh chóng thảo luận với phòng nhân sự.”

Hãy tìm một cái gì đó để tôn trọng

Bản chất của con người là luôn dễ dành tập trung vào những điều xấu, nhưng ngay cả những ông sếp tồi tệ nhất cũng có những phẩm chất bù đắp lại. Nhưng làm thế nào để tìm ra được điều gì đó để tôn trọng? Mckee khuyên nên tìm kiếm vượt ra ngoài môi trường làm việc. “Có thể sếp bạn có người vợ tử tế, có tài kết nối và xây dựng mối quan hệ…” Nếu thật sự không tìm ra được bất cứ điều gì để ngưỡng mộ, trước sau gì bạn cũng phải cần tìm một công việc mới. ”Sẽ là thật sự ức chế tinh thần nếu bạn làm việc với một cá nhân mà chẳng có gì để tôn trọng. Nếu thấy không thể hợp tác với sếp nữa, bạn cần tự hỏi mình có nên ở trong tổ chức này nữa không.”

Hãy tìm hiểu từ người khác

Nếu sếp không cho bạn sự hướng dẫn cần thiết, bạn cần mở rộng mạng lưới của mình. McKee đề nghị, hãy chủ động tìm hiểu vấn đề. Bạn cần tình nguyện vào một số dự án mà cho phép bạn tương tác với các quản lý cấp cao khác trong công ty. Hãy thận trọng và rõ ràng với những điều bạn muốn. Bạn có thể chủ động đặt vấn đề với các cấp quản lý khác như “Tôi rất muốn tìm hiểu cách thức thực hiện những công việc như A,B,C trong môi trường của công ty chúng ta, anh có thể sắp xếp một vài giờ để thảo luận không?” Bạn hoàn toàn có thể chọn cách thức, hay cơ hội để tìm hiểu vấn đề trong công ty.

 

Nguồn: www.nhuongquyenvietnam.com, Vân Anh (Theo Business Harvard Review)

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ