9 NGUYÊN TẮC SỐNG CỦA INAMORI KAZUO

0

Inamori Kazuo, người được biết đến là một trong bốn “huyền thoại kinh doanh” của Nhật Bản, nói rằng: “Phương pháp tư duy quyết định kết quả đời người”.

1. NGUYÊN TẮC BỎ RA
Bản chất của “bỏ ra” đó là giải quyết vấn đề cho người khác, khi giải quyết được cho người khác vấn đề nào đó, bạn mới đạt được cái gọi là lợi mình lợi người.
Nếu tỉ mẩn quan sát, bạn sẽ phát hiện ra, tất cả những người thành công đều sở hữu cho mình tư duy “văn hóa bỏ ra”.
Trên nền tảng Tiktok, một vị giáo sư về tài chính đã đưa ra một ví dụ rất thú vị về tiền bạc rằng: người giàu xem tiền như hạt giống, mùa xuân họ gieo trồng, mùa thu họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn; trong khi người nghèo lại xem tiền như bỏng ngô, “pang” một phát ra một đống, rồi sau đó ăn hết.
Gieo trồng chính là văn hóa bỏ ra, mặc dù khi gieo trồng, bạn cũng không thể biết được bao giờ mới hái được quả. Nhưng chỉ khi không ngừng gieo hạt, bạn ít nhất mới có thể biết được đại khái. Có rất nhiều người vì không biết sẽ có được cái gì, nên không muốn gieo trồng, càng chỉ muốn xem hạt giống là ngô rồi đem đi nổ thành bỏng rồi ăn cho vui mồm.
Suy cho cùng chẳng phải cũng chỉ là sợ khổ, sợ thiệt thôi ư!

2. NGUYÊN TẮC MỤC TIÊU
Đáng sợ hơn cả không nỗ lực đó là nỗ lực mà không có mục tiêu.
80% mọi người không thể sống một cuộc sống tốt hơn, phần lớn đều tới từ việc không có mục tiêu, đây là một chuyện vô cùng đáng sợ. Cũng giống như văn hóa bỏ ra vậy, bạn không thể cứ tùy tiện đâm đầu vào làm cái gì đó mà không biết là làm để làm gì, chỉ khi có mục tiêu và phương hướng, sự bỏ ra của bạn mới có giá trị.
Nhưng trên thực tế, người có mục tiêu rõ ràng lại chẳng được bao người, đây chính là cái bẫy của sự nỗ lực và chăm chỉ không đem lại hiệu quả. Mục tiêu giống như ngọn hải đăng trên biển vậy, không có phương hướng thì làm sao tới được đất liền?
Không có mục tiêu, mọi nỗ lực cuối cùng rồi cũng sẽ chỉ như cánh hoa mỏng manh trên mặt nước, chỉ cần nước lăn tăn nhẹ một chút thôi, cánh hoa cũng sẽ có thể trôi dạt đi bất cứ đâu, không rõ đích đến.

3. NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG
Biết mà làm được ngay thì mới có ý nghĩa.
Biết nhưng không làm, trông thì có vẻ như là vấn đề về năng lực, nhưng về mặt bản chất nó lại là vấn đề của mục tiêu. Nếu nói, khoảng cách giữa biết và làm là 1km, vậy thì từ làm được cho tới mục tiêu là 100km, từ mục tiêu cho tới hoàn thành mục tiêu lại là 1000km.
Chúng ta thường xuyên nghe thấy rằng “đạo lý biết thì rất nhiều nhưng vẫn không sống tốt được một đời”, vậy thì tại sao biết nhưng vẫn không làm được? Trên thực tế, tất cả những cái mà bạn cho là mình biết, phần lớn đều chỉ là đi được 1km.
Người biết thực sự, sẽ phá vỡ 1km ấy, để tiếp tục đi nốt 100km, 1000km tiếp theo. Bởi lẽ thứ để đo lường cái biết đó của bạn chỉ có thể là hành động. Nhưng hành động lại cần phải được thiết lập trên một cơ sở mục tiêu nhất định, hành động mà thiếu đi sự “ủng hộ” của mục tiêu, vậy thì nó cũng sẽ không có chút ý nghĩa nào.

4. NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN
Nắm vững cái bản chất, làm sao để đơn giản hóa những điều phức tạp
Đơn giản, trông thì có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có hơn 80% người không biết bản chất của đơn giản nằm ở đâu. Đơn giản, nghĩa là có thể nhìn thấu hiện tượng, nắm bắt bản chất của sự vật, biến điều phức tạp thành giản đơn, cuối cùng giải quyết vấn đề với ít quy trình nhất có thể.
Đơn giản quan trọng ra sao? Cứ nhìn Apple thì biết, chỉ một nút bấm, đánh bại tất cả các loại điện thoại di động, chiếm phân ngạch lớn thị trường điện thoại.
Nhưng, nhìn thấu được bản chất lại không phải là năng lực mà ai cũng có, nó cần tới một năng lực tư duy logic mạnh mẽ và chất lượng tư duy rõ ràng. Và thứ quyết định chất lượng logic và tư duy lại chính là hệ thống kiến thức mà mỗi người sở hữu, nếu không có hệ thống kiến thức phong phú, rất khó có thể có được chất lượng tư duy tốt, và tất nhiên cũng không thể tìm ra được bản chất của sự việc.

5. NGUYÊN TẮC DIỄN TẬP
Thành công cần diễn tập, để tránh tổn thất, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro và thất bại
Diễn tập ở đây ý chỉ trước khi làm một việc gì đó, trong đại não sẽ âm thầm tính ra được quá trình và cả kết cục. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là diễn tập.
Cũng giống như trước mỗi buổi hòa nhạc vậy, cần phải trải qua nhiều lần diễn tập, nếu không khi xảy ra vấn đề sẽ không biết cách hoặc kịp thời xử trí. Chỉ khi diễn tập thì mới biết vấn đề xảy ra ở đâu, rồi tìm cách giải quyết, tránh lúc làm thật rồi lại xuất hiện thiếu sót. Đây chính là một kiểu diễn tập.
Số lần diễn tập càng nhiều, tỷ lệ thất bại sẽ càng ít. Nhiều khi, chúng ta không chỉ phải diễn tập bên trong não bộ, mà còn phải diễn tập trong phạm vi nhỏ trong thực tế, làm vậy sẽ giúp ta tránh được những sai sót lặt vặt không đáng có, tăng tỷ lệ thành công lên mức cao nhất.

6. NGUYÊN TẮC SUY NGẪM
Thất bại không đáng sợ, đáng sợ là thất bại nhiều lần ở cùng một chỗ
Có câu, thất bại là mẹ của thành công. Nhưng tôi cho rằng, thất bại trước giờ chưa từng là mẹ của thành công, sau khi thất bại, biết tự suy ngẫm và thay đổi thì mới là mẹ của thành công.
Trên con đường hoàn thành mục tiêu, thất bại là điều tất yếu, và nó hoàn toàn không đáng sợ. Đáng sợ là bạn thất bại nhiều lần tại cùng một chỗ, nó đồng nghĩa với việc bạn không có năng lực suy nghĩ, dù bạn có sở hữu cho mình 5 nguyên tắc phía trên thì tỷ lệ thành công cũng không lớn.

7. NGUYÊN TẮC KIÊN TRÌ
Con đường thành công tốt nhất chính là kiên trì làm đến cùng
Inamori Kazuo có một câu nói mà tôi rất thích đó là, con đường thành công duy nhất đó là không ngừng tiếp tục, không thành công thì đừng từ bỏ. Nhưng thứ quyết định có thể không ngừng đi tiếp hay không, không chỉ là năng lực của một người, mà còn là sự nhiệt huyết và cả tình yêu với công việc đó, vậy nhiệt huyết sinh ra kiểu gì?
Đó là khi bạn làm một việc đó, càng làm càng giỏi, càng làm càng tốt, khi đó, nhiệt tình sẽ dần dần được sinh ra. Nhiệt tình về mặt bản chất thì chính là yêu thích, bạn làm càng tốt, sẽ càng thích làm, sự nhiệt tình càng lớn.

8. NGUYÊN TẮC GIÁ TRỊ
Chú trọng vào giá trị chứ không phải giá cả, bản chất của giá cả là vẻ bề ngoài, quá đắm chìm vào vẻ bề ngoài sẽ rất khó để thành công.
Giá trị là gì? Giá trị đại diện cho lợi ích lâu dài, có thể là trước mắt bạn sẽ không thể nhận lại được quá nhiều lợi ích. Còn giá cả là lợi ích ngắn hạn, bạn chỉ cần bắt tay vào làm là nó đã có thể cho bạn lợi ích, nhưng lợi ích này lại chỉ là tạm thời, nó không có tính lâu dài liên tục.
Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều người thích những cái lợi ích ngắn hạn, họ muốn nhanh chóng nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của mình, họ đánh giá cao khả năng một năm, mà xem thường lợi ích dài hạn trong suốt 10 năm. Phần lớn mọi người chỉ chú trọng vào giá cả, chú trọng vào vẻ ngoài, đây là một nhân tố khiến nhiều người khó thành công.
Ngay cả đối với một huyền thoại trong lĩnh vực đầu tư như Buffett, ban đầu chiến lược đầu tư của ông là chú ý đến giá cả, chỉ mua cổ phiếu rẻ, mãi về sau, khi thay đổi chiến lược đầu tư từ giá cả này sang giá trị, ông mới trở thành truyền kì như ngày nay.

9. NGUYÊN TẮC BIẾT ƠN

Biết ơn người đối tốt với bạn, biết ơn cả kẻ xấu xa với bạn, không có vấp ngã thì làm sao mà trưởng thành.
Đời người không thể luôn thuận buồm xuôi gió, có tốt, ắt cũng sẽ có xấu. Gặp người tốt với mình, cảm ơn là lẽ tất nhiên, nhưng gặp người đối xử không ra gì với mình, hãy càng biết ơn họ, bởi lẽ giai đoạn “không thuận” mới là cơ hội để ta thấu sự đời và trưởng thành hơn.
Tiêu tiền cho chuyên môn, bỏ phí cho tri thức, đầu tư cho bản thân, chỉ khi có được 3 nền tảng này, 9 nguyên tắc trên mới có thể giúp bạn thành toàn nên một cuộc đời hạnh phúc.

Trích sách “Cách sống” của Inamori Kazuo

Thegioibantin.com | VinaAspire News

 
Nguồn bài viết Burinshop
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ