Những thói quen giúp bạn tích lũy tiền bạc hiệu quả
Nhận một mức lương cao, biết cách quản lý chi tiêu cá nhân … một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính luôn là mơ ước của bất cứ ai trên thế giới này. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn để được đứng vào top 1% người có thu nhập cao nhất thế giới như vậy. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn không thể hưởng thụ cuộc sống.
Nancy Butler, một chuyên gia trong lập kế hoạch tài chính tại Mỹ cho biết: “Nếu nhìn vào tổng số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy hầu hết ai cũng có tổng thu nhập trên 6 con số, thế nhưng lại có rất ít người có thể trở thành triệu phú. Điều làm nên khác biệt ở đây chính là cách họ quản lý tiền bạc của mình.”
Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả và bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình.
1. THAY ĐỔI CÁCH SUY NGHĨ VỀ TIẾT KIỆM
Thông thường, sau khi trừ đi những khoản chi tiêu hàng tháng và các loại thuế, bạn thường nhận ra rằng có lẽ bây giờ chưa phải là lúc để bạn bắt đầu quản lý chi tiêu cá nhân vì số tiền còn lại có thể là quá ít ỏi. Thế nhưng, bạn có biết rằng nếu bạn cứ tiếp tục chi tiêu như vậy, sẽ chẳng biết tới khi nào bạn mới có thể bắt đầu kế hoạch tích luỹ cho chính bản thân mình.
Vì thế, chúng ta cần một sự thay đổi nhỏ ở đây để quản lý chi tiêu cá nhân. Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm ngay từ ban đầu, sau đó cân nhắc chi tiêu số còn lại. Thoạt nhìn 2 cách làm này khá tương tự nhau, nhưng về hiệu quả thì lại khác nhau hoàn toàn.
Theo Butler thì: “Hầu hết mọi người thường chi tiêu trước và chỉ tiết kiệm số còn lại. Lý do là khi tài khoản của bạn tăng lên, theo một lẽ tự nhiên, các nhu cầu của bạn cũng sẽ tăng theo, như vậy sẽ thật khó để khiến bạn dừng lại chừng nào bạn vẫn còn tiền trong tài khoản.”
Vì thế, kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân của bạn sẽ hoàn toàn khả thi nếu như bạn trích ra một khoản để tiết kiệm ngay từ khi mới nhận lương, đóng thuế rồi mới cân nhắc số còn lại cho hợp lý. Tuy nhiên, chớ nên hiểu lầm rằng bạn phải tiết kiệm 50% thu nhập của mình rồi sống “cầm hơi” qua ngày.
Cũng đừng đánh giá thấp con số 5% vì dù sao như vậy vẫn tốt hơn là không tiết kiệm một chút nào. Thử làm phép nhân 5% với toàn bộ thời gian làm việc của bạn cho tới lúc nghỉ hưu, con số mà bạn nhận được sẽ chẳng hề nhỏ bé.
2. CÓ MỘT MỤC TIÊU CỤ THỂ
Làm gì với số tiền tích luỹ được là câu mà bạn nên tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân của mình. Cũng giống như một vận động viên luyện tập ngày đêm để có thể giành chức vô địch tại thế vận hội, sẽ thật khó để bạn có thể quản lý chi tiêu cá nhân một cách hiệu quả khi bạn không biết mình sẽ làm gì với số tiền đó.
Các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên có một bản kế hoạch 5 năm, trong đó ghi cụ thể những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian đó và bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Và bất kể mục tiêu của bạn là gì, mua nhà, mua xe hơi, đi du lịch hay tiết kiệm cho tuổi già, chỉ cần mục tiêu đó lúc nào cũng hiện hữu trong đầu bạn, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.
3. SỐNG GIẢN DỊ NHƯ NHỮNG TRIỆU PHÚ “BÍ ẨN”
Nhắc tới triệu phú hay tỷ phú, chúng ta thường liên tưởng tới những siêu biệt thự khổng lồ và gara xe thể thao hào nhoáng. Tuy nhiên, đa số các triệu phú trên thế giới đều không sống như vậy. Có thể kể tới hàng loạt những tỷ phú đáng để chúng ta học hỏi.
Với 68,5 tỷ USD (năm 2014), nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện vẫn sống ở thành phố quê hương ông Omaha, Nebraska, trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD từ 50 năm trước. Phòng làm việc của ông thậm chí còn không có máy vi tính hay bảng giá chứng khoán.
Tiến sĩ Stanley đã dành 2 thập kỷ để phỏng vấn với các triệu phú và kết luận rằng “Các triệu phú tại Mỹ trở nên giàu có do làm việc chăm chỉ, đầu tư thông minh và sống tiết kiệm”.
Điển hình như David Sapper, chủ sở hữu của một công ty kinh doanh xe hơi cũ tại Las Vegas, cùng vợ kiếm được 500.000 USD một năm nhưng hiếm khi tiêu quá 2.500 USD trong một tháng. Bằng cách sử dụng 90% thu nhập của mình để quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình và đầu tư, Sapper dự định sẽ nghỉ hưu sớm và đi du lịch.
4. HÃY BẮT ĐẦU QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN NGAY TỪ BÂY GIỜ
Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hay 30, về hưu xem chừng còn quá xa vời và việc quản lý chi tiêu cá nhân cho lúc đó xem ra chưa phải là việc ưu tiên lúc này.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà bạn còn đang phải dành một khoản tiền không nhỏ cho các buổi tiệc, mừng đám cưới, trả tiền nhà và sử dụng nốt phần còn lại cho những điều cần thiết cho tuổi trẻ như đi du lịch nước ngoài hay mua sắm một vài món đồ thời thượng.
Vậy nhưng thật không may, bạn quản lý chi tiêu cá nhân càng muộn, số tiền bạn cần bỏ ra càng nhiều. Và ngược lại khi bạn quản lý chi tiêu cá nhân từ sớm, bạn sẽ hiểu được sức mạnh của “lãi kép.”
Hãy thử với một ví dụ đơn giản như thế này, giả sử bạn đang 30 tuổi và mỗi tháng bạn chuyển 50 USD vào tài khoản tiết kiệm của mình với lãi suất 7%, sau 20 năm số tiền mà bạn nhận được sẽ lên tới 56.000 USD.
Trong khi đó, nếu như bạn chờ tới năm 40 tuổi mới bắt đầu quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, hàng tháng bạn sẽ phải bỏ ra 110 USD để có thể đạt được con số trên ở độ tuổi 50.
Còn nếu như bạn bắt đầu kế hoạch của mình từ độ tuổi 20, con số mà bạn phải bỏ ra hàng tháng sẽ còn thấp hơn rất rất nhiều.
5. NẮM RÕ CÁC KHOẢN THU CHI CÁ NHÂN
Nhiều lúc chúng ta tự hỏi rằng mình đã quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm hết mức có thể mà tại sao số tiền tiết kiệm được lại chẳng “thấm vào đâu” so với con số mình nhẩm tính. Lý do có thể do chúng ta đã không quản lý nguồn tiền của mình một cách có hiệu quả.
Một khi không nắm rõ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng của mình, bạn sẽ không thể biết chính xác con số bạn cần để có thể thực hiện được bản kế hoạch của mình cũng như không biết khi nào nên dừng các cuộc mua sắm lại. Hãy tập trở thành “giám đốc tài chính” cho chính hộ gia đình của bạn.
6. TRÁNH XA CÁC KHOẢN NỢ
Có lẽ hầu hết chúng ta đã từng mắc nợ một lần, không ít thì nhiều. Một điều không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng.
Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho kế hoạch tài chính kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.
7. TĂNG THU NHẬP
Tìm cách để tăng thu nhập, đây có lẽ là điều chúng ta thường nghĩ tới đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo số tiết kiệm cũng gia tăng bởi lẽ khi thu nhập tăng lên, cách sống của chúng ta cũng thay đổi theo điều đó. Ngoài việc được tăng lương từ công việc chính của mình, còn một vài cách khác để bạn có thể cải thiện thu nhập của mình.
Thứ nhất, bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm một công việc thứ hai, đó có thể là một công việc bán thời gian mà bạn yêu thích hoặc có liên quan tới công việc hiện tại của bạn. Không chỉ giúp tăng thêm thu nhập, bạn sẽ cảm thấy sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn khi được làm những gì mình yêu thích.
Một ý tưởng khác là bạn có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài (nên có sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính). Nguồn thu nhập càng đa dạng, khả năng thành công của kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân của bạn càng cao.
8. SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN
Dù thế nào đi chăng nữa, đôi lúc bạn sẽ vẫn cần tới lời khuyên của các nhà tư vấn tài chính bởi cuộc sống luôn có rất nhiều bất ngờ ở phía trước. Có thể bạn là người thực hiện nghiêm túc 7 điều trên, nhưng chỉ một biến cố cũng có thể đưa toàn bộ công sức của bạn trở thành vô ích.
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chẳng hạn. Hoặc một quyết định sai lầm trong lúc nóng giận cũng có thể dẫn tới hậu quả bạn không thể quản lý chi tiêu cá nhân của mình. Vì vậy, một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như những lời khuyên hợp lý trong bất kỳ tình huống nào.
Thegioibantin.com
Tác giả: Nancy Butler