Muốn nên người, hãy học 15 câu ‘Xử thế kỳ thư’

0

img_0191

1 – Cần kiệm không lo nghèo túng, chăm chỉ không lo năng lực kém.

2 – Trung có giả trung, Hiếu có giả hiếu, nhưng nhìn “trung hiếu” hai chữ này không phải ở bề mặt thể hiện ra. Giả nhân, giả nghĩa cùng tập trung trong một người thì hẳn người đó là người vô cùng gian ác.

3 – Giáo dục con nhỏ nên nghiêm khắc đối đãi, thái độ nghiêm khắc có thể dạy bảo đứa trẻ thành những đứa con ngoan. Đối đãi với người xấu cần dùng thái độ khoan dung, thái độ khoan dung có thể cảm hóa nhân tâm của người xấu, cũng có thể giúp bản thân không bị kẻ xấu làm hại.

4 – Mỗi ngày đều hành thiện giúp người, không cần phải có gia đình giàu sang, xử lý các việc một cách thấu tình đạt lý, phân biệt rõ tốt xấu mà không cầu lợi cho mình.

5 – Người hiền đức mà nhiều tài thì hay vì người mà suy nghĩ, người giả nhân mà nhiều tài thì chỉ tìm lợi cho bản thân.

6 – Người mà nhân phẩm kém cỏi chỉ vì nhìn không thấu được chữ “lợi”, Người mà học hành không tiến bộ chỉ vì không thoát ra khỏi chữ “lười”.

7- Tâm nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán, người không quên liêm sỉ có thể ngẩng cao đầu.

8 – Người xưa viết văn rất giỏi trích dẫn danh ngôn, tuy chỉ có mấy lời, nhưng lại khiến tác phẩm trở nên hoàn mỹ, khiến người càng đọc càng thấy hay, lại càng thêm động lòng người.

9 – Tính tình khác thường, không phải biểu hiện của người tốt, cũng bởi từ lòng dạ hẹp hòi, suốt ngày thấy bất an, suy nhược tinh thần mà chết sớm. Người mà ngôn ngữ chanh chua, bởi vì thiếu tu khẩu nên khiến mọi người xa lánh mà trở nên cô độc, người khác không muốn giúp đỡ khiến cho bản thân phúc phận ngày càng kém.

10 – Người không nhìn xa trông rộng, trong cuộc sống rất dễ bị ảnh hưởng và nghe lời của người nhỏ mọn mà thông đồng làm việc xấu, rồi dần dần mất đi tư cách con người. Tư tưởng mà quá cao, dễ sinh ra nói như rồng leo mà làm thì như mèo mửa, không muốn làm việc nhỏ nên khó thành nghiệp lớn.

11 – Những sai lầm lớn đều do ngẫu hứng nhất thời tạo thành vì vậy cần phải học tính cẩn thận.

12 – Khi xuất hiện vấn đề, cần tìm nguyên nhân ở bản thân, không được oán trách người khác. Đây là đạo lý tự xét mình.

13 – Giao lưu bạn bè một cách tùy tiện không bằng đóng cửa lại và đọc sách. Đọc một cuốn sách hay giống như đối thoại với người cùng tư tưởng, hơn nữa sách chính là người bạn tốt và rất giỏi.

14 – Gặp nhiều khó khăn càng giúp rèn luyện tính chịu khổ, làm được những việc mà người bình thường không thể làm, tiếng thơm để lại muôn đời, là chỗ mà mọi người có thể trông cậy. Đối với những sự việc phát sinh sai lầm, không đi trách móc, uốn nắn, thì sẽ không vì lời nói mà rước họa vào thân.

15 – Khi giao lưu cùng bạn bè, nên học hỏi điều tốt của họ, mới có thể được lợi ích. Đối với lời dạy của bậc Thánh hiền, cần nên chuyên tâm làm theo từng chút một, như thế mới có thể hiểu được mức thâm sâu của những lời dạy ấy.

Thegioibantin.com

Nguồn: Sưu tầm

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ