GS.Phan Văn Trường: “Thương thuyết là cái gì đó rất đơn giản”

0

Thương thuyết là một cái gì đó rất đơn giản, hãy cứ kính trọng nhau, người ta sẽ thư thái và ngồi thương thuyết với mình. Không phải hai bên kí kết là thương thuyết đã kết thúc, đó chỉ là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp, của một quá trình cộng tác về sau.

Đó là những chia sẻ của GS.Phan Văn Trường – cố vấn chính phủ Pháp về khái niệm thương thuyết trong buổi hội thảo “Nghệ thuật thương thuyết Quốc tế” diễn ra vào ngày 06/12/2014 vừa qua tại Cung văn hóa lao động thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo là một hoạt động thuộc dự án Noel trao yêu thương 2014 – trực thuộc công ty TNHH Bạn Của Bé.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm tham gia cố vấn trực tiếp cho chính phủ cùng các tập đoàn lớn tại Việt Nam và được mệnh danh là “người chuyên gia sắc bén đã làm cho công nghiệp điện Nhật Bản đảo điên”, Giáo sư đã có một buổi trò chuyện thân mật với hơn 70 đại diện đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đàm phán không phải là một chủ đề mới nhưng lại là một kĩ năng quan trọng trên mọi lĩnh vực xã hội ở mọi thời đại, là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trên thương trường, thông qua bài giảng “Những điều phải tránh, những việc phải làm khi đàm phán” và “Bài học từ thằng Bờm với Phú ông”, buổi hội thảo diễn ra trong không khí rất chuyên nghiệp và lôi cuốn, thu hút được sự quan tâm  của các doanh nghiệp.

Mở đàu bằng phần “Những điều cần tránh trong thương thuyết”, Giáo sư Phan Văn Trường nhấn mạnh tầm quan trọng của sự  trung lập – tức không nên có thành kiến trước khi đàm phán, hãy để cho mắt nhìn tai nghe trước khi tạo nên 1 khái niệm về nhân sự chung quanh bàn hội nghị. Đã từng thương thuyết với người mù, Giáo sư nhận định rõ không nên đánh giá thấp đối tác dù họ có thế nào đi nữa, đặc biệt hơn linh tính của người mù lại rất tốt, có định kiến xem như là đã nắm trong tay phần thất bại.

Về giá trị của sản phẩm đem ra thương thuyết – hay “món” sắp được đưa ra thương thuyết và giá trị của nó”, Giáo sư đã có những phân tích sắc sảo, khéo léo khi dùng bài ca dao quen thuộc về “Thằng bờm có cái quạt mo…”. Chỉ một câu “thằng Bờm có cái quạt mo” đã nói lên đầy đủ khung cảnh của một cuộc thương thuyết, Giáo sư còn khẳng định rằng: “chỉ cần nhớ và làm theo bài ca dao này thì nhất định thương thuyết sẽ thành công, nó thâm thúy hơn chúng ta tưởng rất nhiều”. Đặc biệt,hình ảnh “Bờm cười”, theo Giáo sư,là 1 bài học to tát trong thương thuyết, ý nói cả hai bên đều có kết quả tốt đẹp, kết thúc cuộc thương thuyết bằng nụ cười chính là đã thành công.

Nguyên tắc xuyên suốt trong thương thuyết mới là thái độ cực kì tích cực với xã hội, nguyên tắc  “win – win”- đôi bên cùng có lợi. “Chúng ta có thể làm giàu cho chúng ta bằng cách làm giàu cho người khác, đó là lí do tại sao thương mại quốc tế phải phát triển.”

Những thời điểm thích hợp, ngôn ngữ đàm phán, nghệ thuật tâm lí đối tác hay những kinh nghiệm trong những cuộc đàm phán cũng được Giáo sư trình bày qua những ví dụ hết sức sinh động, hấp dẫn.

Phần giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của Giáo sư với các doanh nhân sau buổi nói chuyện cũng mang lại nhiều hứng thú, qua các câu hỏi của báo đài cũng như các nhà doanh nghiệp, Giáo sư Phan Văn Trường  có cơ hội chia sẻ thêm về những lần chinh chiến của mình trên thương trường quốc tế : “Lúc đối phương hồ hởi là lúc họ yếu nhất,chính khi người ta hát hò ăn mừng chiến thắng, tôi nhận thấy trong nội bộ hội đồng quản trị bắt đầu rạn nứt vì vài người thấy họ lộ liễu, thiếu tế nhị, […]”. Bên cạnh đó, việc thất bại trong việc mang lại hợp đồng đôi khi lại là thành công trong thương thuyết, khi người đi thương thuyết phải biết rút lui hợp lí, để không đem lại tổn thất trong công ty.

Qua buổi hội thảo, Giáo sư đã cho chúng ta thấy một cách nhìn mới về thương thuyết: “Thương thuyết là một cái gì đó rất đơn giản, hãy cứ kính trọng nhau, người ta sẽ thư thái và ngồi thương thuyết với mình. Thành công trong thương thuyết là thành công chung nên thương thuyết thực sự rất công bằng, không có gì phải sợ cả. Không phải hai bên kí kết là thương thuyết  đã kết thúc, đó chỉ là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp, của một quá trình cộng tác về sau”.

GS Phan Văn Trường ký tên lên ấn phẩm “Một đời thương thuyết” – một cuốn sách được đút kết trong hơn 20 năm kinh nghiệm

của GS về vấn đề thương thuyết quốc tế

Buổi hội thảo còn là dịp ra mắt ấn phẩm “Một đời thương thuyết” của Giáo sư Phan Văn Trường. Đây là quyển sách chứa đựng  trải nghiệm của một người đã có hơn bốn mươi năm chinh chiến trên lĩnh vực đàm phán. Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ: “Tôi viết cuốn sách này bởi tôi còn nhiều xót xa, cuộc đời đàm phán của tôi ít nhiều cũng có thất bại, nếu thành công hết thì cũng chẳng lấy gì làm vui. Cuốn sách này là một món quà tôi muốn tặng đến mọi người để không ai còn phải tay trắng đi thương thuyết như bản thân tôi 40 năm về trước.”

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: Danh nhân toàn cầu

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ