Vững chuyên môn, giỏi ngoại ngữ để tiến ra biển lớn – Chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ của người đã bước ra biển lớn
Đây là quan điểm em đút kết dựa trên kinh nghiệm cá nhân và thực tiễn sau 3 năm em sử dụng tốt được 2 ngoại ngữ đó là Anh – Trung ( thang tiêu chuẩn sử dụng tốt ngoại ngữ của em là giao tiếp được các lĩnh vực và kết thúc một thương vụ mua bán )
Mời các anh/ chị/ bằng hữu đóng góp ý kiến về : ” 7 thói quen giúp bạn học tốt một ngoại ngữ”
Bài viết của em Khá dài khoảng 16 trang A4, em viết cách đây 2 năm, nên em xin phép chia sẽ 3 thói quen đầu tiên, nếu các anh/ chị cảm thấy hợp lý và thích thì em chia sẽ tiếp các thói quen còn lại.
Thói quen đầu tiên : ” Là bạn phải loại bỏ trong đầu mình khái niệm về phát âm chuẩn trong việc học ngoại ngữ ở bước đầu tiên :
Ngày nay, tiếng anh, tiếng hoa, tiếng nhật hay tiếng hàn đã trở thành một trong số các ngoại ngữ phổ biến tại việt nam. Vì thế, mà rất nhiều bạn chọn một trong số ngoại ngữ đó để học tại các trung tâm ngoại ngữ hay thậm chí là học tại các trường đại học… nhưng tại sao, tôi lại khuyên bạn rằng hãy quên đi cái quan niệm “ phát âm chuẩn” trong cái thói quen đầu tiên khi bạn học bất cứ ngoại ngữ nào !
Và câu hỏi đầu tiên tôi muốn hỏi bạn. như thê nào để gọi là “ phát âm chuẩn”?
Có lẽ, bạn sẽ nói : giống người nước ngoài như người mỹ, người anh, người úc hoặc là cái dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó là chuẩn…
Vâng, có lẽ bạn đúng. Tự nhiên tôi chợt nghĩ ra một chuyện. nếu có 4 người đến từ Mỹ, Úc, Anh và Việt Nam và họ ngồi chung một bàn với nhau, vậy ai sẽ phát là người phát âm chuẩn khi họ nói tiếng anh ? và cái người việt nam trong trường hợp này sẽ phát âm thế nào để hợp với họ ?
Và câu hỏi thứ hai, vấn đề gì quan trọng nhất đối với bạn khi bạn học ngoại ngữ ?
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều ý kiến sẽ đồng ý với tôi rằng : “ đó là giao tiếp”, điều đó có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ như công cụ giao tiếp để nói chuyện với người nước ngoài và làm cho họ hiểu những gì mình đang nói và cũng như mình hiểu những gì họ nói, và kết thúc một thương vụ làm ăn nào đó.
Thật vây, ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp cho bạn truyền đạt những gì bạn muốn nói tới người khác và đảm bảo rằng phải người nghe phải hiểu đúng những gì bạn nói… đó là đúng về nội dung. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn khi nói chuyện với bạn nếu họ hiểu chính xác bạn muốn nói gì và cũng chẳng quan tâm đến phát ẩm của bạn là đúng hay sai.
Để tôi kể cho ban nghe về câu chuyện của tôi khi tôi làm việc cho một công ty việt nam có văn phòng đại diện tại Myanmar:
Người bạn của tôi tên Việt, anh ấy làm việc cho một công ty chuyên kinh doanh thép. Chúng tôi đã chấp nhận lời mời tham gia một buổi tiệc của một người bạn chúng tôi ( anh ấy là người Myanmar). Khi chúng tôi say xưa nói về những thói quen của người việt nam,và tôi có chút e dè khi nghe bạn tôi nói về văn hóa uống bia của người việt” .Thật tình mà nói, Mr Việt nói tiếng anh rất tốt đôi lúc phát âm giống như người nước ngoài nhưng chúng tôi chỉ hiểu có khoảng 50% anh ấy nói cái gì. Nhưng khi tôi nói về một số vấn đề tại việt nam thì họ đều hiểu hoàn toàn những gì tôi nói và chúng tôi chỉ nhìn nhau mà cười.
Và một trường hợp khác, khi nhân viên kinh doanh của tôi sắp xếp một cuộc hẹn với một khách hàng tiềm năng vào ngày sau. Bạn biết không, tôi đã rất hào hứng với vị khách này vì họ có thể nói tiếng anh, ở Myanmar thời gian đó để tìm một nhân viên sử dụng tốt ngoại ngữ rất đắc tiền, họ chỉ có thể giao tiếp cơ bản với bạn …chủ yếu là thông qua phiên dịch, có khi người phiên dịch của bạn cũng bận rộn…thì làm thế nào đây? Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy hạnh phúc. Và rồi ngày mai cũng đã đến, bạn biết đó tôi luôn là một người đúng giờ. Tôi đã đến sớm hơn và chờ đợi họ. 10 phút sau, có hai người tiến tới tôi và một người con gái giới thiệu với tôi rằng: “ chào, david ..đây là giám đốc của công ty chúng tôi – ngài Thet” và sau đó chúng tôi đến một cái phòng khác. Khi tôi kết thúc giới thiệu về công ty cũng như bản thân mình. Sau đó, tôi nhanh chóng giới thiệu về sảm phẩm của công ty chúng tôi, khoảng 5 phút sau trong khi tôi vẫn đang nói, ngài Thet nói : “ xin lỗi, david … anh có thể lặp lại và nói chậm tí được không, tôi không giỏi tiếng anh cho lắm”. Tôi đã nghĩ rằng hình như mình đã sai trong cách tiếp cận, và tôi nhớ lại tình huống tương tự đã xảy ra với bạn tôi trước đó, thế là tôi thay đổi ngay cách nói chuyện. May mắn thay, tôi đã nhận được cuộc hẹn khác để bàn về họp đồng ngay sau đó từ vị giám đốc này.
Nếu tôi nói rằng : “ có nhiều người sống chung một đất nước, nhưng thỉnh thoảng họ không hiểu nhau khi dùng tiếng anh để giao tiếp”, tôi nghĩ rằng sẽ có một vài ý kiến đồng ý và không đồng ý với tôi. Được rồi, tôi sẽ cho bạn biết tại sao ?
Tôi nghĩ chắc chắn bạn biết đất nước trung quốc, một trong những quốc gia có diện tích rộng và dân số nhiều nhất trên thế giới, ở mỗi vùng tại trung quốc họ thường sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp với nhau.. lấy ví dụ như thượng hải ở miền bắc trung quốc và quảng đông ở miền nam trung quốc.
Bạn biết đó, ở thượng hải họ thường sử dụng tiếng thượng hải để nói chuyện với nhau và cũng như ở quảng đông họ chủ yếu dùng tiếng quảng. Họ chỉ sử dụng tiếng phổ thông nói chuyện với người từ nơi khác không phải là người địa phương của họ. Nhưng thỉnh thoảng người thượng hải không hiểu những gì người quảng đông nói mặc dù họ đang sử dụng tiếng phổ thông để nói chuyện với nhau bởi vì cách phát âm và nói chuyện của họ khác nhau.
Tôi vẫn còn nhớ vào ngày đó năm 2013. Khi tôi làm hướng dẫn cho một công ty du lịch va tiếp đón một đoàn đến từ Singapore. Tất cả có 10 người một nữa là trẻ và còn lại là lớn tuổi, họ là một gia đình. Khi tôi đón họ ở sân bay tân sơn nhất và trên đường trở về khách sạn, tôi đã giới thiệu một số điều về thành phố hồ chí minh, nhưng một số anh bạn trẻ tuổi nói với tôi rằng : “ xin lỗi david, anh nói chậm lại được không tôi nghe hiểu một nữa những gì anh nói nảy giờ” nhưng hầu hết những người già trên xe thì lại nói : “ không đâu, david nói rất rõ ràng tôi nghe được hết mà, giống như người hoa nói tiếng hoa vậy đó”…ngay lúc đó tôi hỏi mấy cụ già .. “ xin lỗi, cụ nói gì vậy tôi nghe không rõ”.. sau đó có anh bạn trẻ nói với tôi “ gì thế? Anh là hướng dẫn viên tiếng hoa … ông nội tôi nói rõ ràng như vậy mà anh nghe không hiểu sao… anh có biết nói tiếng hoa không đó ?”
Vậy vấn đề gì đã xảy ra ? Có lẽ, thỉnh thoảng cách phát âm và nói chuyện của người già không giống với người trẻ tuổi, nhưng nếu họ cùng gia đình với nhau thì sẽ dễ dàng hiểu được những gì họ nói.
Vì vậy, “ đừng chú tâm vào cách phát âm của bạn, người ta chỉ quan tâm đến bạn nói cái gì”
Điều thứ hai, tôi muốn chia sẽ với bạn rằng tại sao tôi khuyên bạn nên bỏ qua cái quan điểm về “ phát âm chuẩn”. theo một nghiên cứu về thống kê xã hội cho đến năm 2014, có rất nhiều công ty của nước ngoài có vốn đầu tư vào việt nam ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, và có rất nhiều công ty đã thành lập lâu năm ở việt nam. Tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy vui với thông tin mà tôi cung cấp. đó là một lần tôi có hẹn với chủ của một tiệm bánh để giới thiệu cũng như bán sản phẩm của tôi. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ta mà ông ta đã nhận ra tôi đến từ việt nam. Ông ấy làm tôi rất ngạc nhiên.
Trong suốt quá trình nói chuyện với ông ta để giới thiệu sảm phẩm, thỉnh thoảng tôi cảm tháy không tự tin lắm với vốn tiếng anh của mình, sau khi kết thúc việc gới thiệu về sảm phẩm tôi nhanh chóng nói lời xin lỗi nếu ông không hiểu lắm tôi có thể giới thiệu một lần nữa. Ngay lúc đó, ông ta nói : “ không cần đâu anh bạn trẻ à, tôi hiểu những gì anh nói mà, tôi nhìn được sự e dè trong đôi mắt anh trong lúc anh giới thiêu về sản phẩm của mình. Anh có biết không, tôi đã làm việc tại việt nam gần 10 năm cho một tập đoàn nước ngoài. Trong công ty tôi có nhiều nhân viên và đối tác là người việt nam vì thế tôi hiểu cách nói tiếng anh của người việt, vì thấy anh đừng bận tâm quá việc đó”
Trong lúc tôi tìm hiểu nguyên nhân trên, tôi đột nhiên phát hiện ra một quy luật của tâm lý, mà tôi gọi là : “ quy tắc tương đồng” nó có nghĩa là : trong một môi trường như nhau khi bạn làm việc cùng nhau trong một thời gian dài, thỉnh thoảng bạn của bạn hoặc đối tác của bạn nói về một vấn đề nào đó… không cần đợi họ kết thúc câu truyện họ đang kể, nhưng bạn có thể hiểu được họ muốn nói gì, đúng không ? tôi đoán rằng có rất nhiều bạn sẽ đồng ý với tôi về điểm này.
Đó là lý do tại sao, khi bạn làm việc với vị trí trợ lý giám đốc khoảng 2 năm, bạn có thể hiểu ý người sếp của bạn. có khi bạn đã chuẩn bị sẵn sang mọi thứ cho cuộc hợp trước khi sếp của bạn nói : “ hãy chuẩn bị mọi tài liệu cho cuộc họp hôm nay”
Giống như bạn là hướng dẫn viên du lịch sử dụng tiếng anh thường hướng dẫn tuyến tham quan đồng bằng sông cữu long mỗi ngày, khi bạn đang trên đường cao tốc để tới thành phố Mỹ Tho, bên cạnh tuyến đường cao tốc là một cánh đồng lúa mênh mông và bên trên cánh đồng lúa đó thỉnh thoảng bạn sẽ rất rất nhiều ngôi mộ. và đột nhiên, những người khách của bạn sẽ hỏi bạn…. bên trong cánh đồng lúc là cái gì vậy ?
Khi bạn nói cho họ biết đó là cái gì và giải thích tường tận cho họ hiểu tại sao phải đặt nó ở đó, họ sẽ ngừng hỏi bạnj, từ ngạc nhiên cho tới ngưỡng mộ bạn giống như là một vị anh hung nào đó trong trái tim họ. và nếu như ngày mai, nếu bạn tiếp tục với một nhóm khác…. Và theo phản xạ hằng ngày, khi xe trên đường cao tốc…..bạn chỉ liếc mắc nhìn những vị khách của bạn đang đưa mắt sang bên đường và chẳng cần đợi họ hỏi bạn về những câu tương tự như thế. Có lẽ, bạn sẽ nói cho họ biết rằng : “ tôi nghĩ, các bạn muốn hỏi tôi cái gì trên cánh đồng vậy và tại sao lại thế, phải không ? ”
Và một điều rút ra rằng “ khi làm việc cùng nhau trong một môi trường, bạn sẽ hiểu những gì họ đang muốn nói ”
Thói quen thứ hai : ” trau dồi vốn hiểu biết của bạn ở nhiều vấn đề khác nhau “
Khi bạn đọc tới thói quen nầy, tôi tin rằng bạn sẽ ngạc nhiên. Hầu hết những người học ngoại ngữ đều nói rằng :” khi học ngoại ngữ, họ chỉ tập trung vào những giáo trình được biên soạn biên soạn bởi những giáo viên của họ tại các trung tâm ngoại ngữ hoặc những giáo sư tại các trường đại học nổi tiếng.
Nhưng nếu bạn theo phương pháp này để học trong thời gian dài… có lẽ một số bạn có cảm giác đã sai! Tại sao tôi nói thế ? tôi nghĩ sẽ có nhiều người đồng ý với tôi : “ trong thời gian dài bạn không nâng cao được vốn ngoại ngữ của mình và có cảm giác chán nản khi đi học và đặc biệt là không được tiếp cận tới những vấn đề mình muốn học, tìm hiểu, chuyện sâu”
Tôi vẫn còn nhớ ngày hôm đó khi tôi làm việc tại Myanmar, khi tôi tham gia một buổi tiệc thân mật với Mr Henry ( đồng nghiệp của tôi ở Myanmar ) từ một lời mời chính thức của tổng quản lý công ty Loi Hein ( xin nói thêm, Loi Hein là một công ty rất nổi tiếng ở Myanmar tương tự như tập đoàn tân hiệp phát ở Việt Nam chuyên sản xuất nước uống và chiếm hơn 50% thị phần các loại nước uống tại Myanmar )
Chúng tôi cùng nhau ăn tối và nói rát nhiều thứ về việt nam cũng như Myanmar. Ban biết đó, tôi là một hướng dẫn viên du lịch trước đó, cho nên chủ đề chính được tôi nhắc đến có liên quan về du lịch như các thói quen của người việt, những điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng khi Mr Henry và Mr Zaw, họ nói chuyện với nhau về vấn đề kỹ thuật, thị trường và chính sách đầu tư của việt nam cho người nước ngoài .. tôi đột nhiên không hiểu nội dung họ đang nói tới. Và dĩ nhiên ngay lúc đó, tôi bắt chuyện với người khác bằng những chủ đề và câu chuyện quen thuộc của tôi.
Vậy tôi muốn chia sẽ gì với bạn thông qua câu truyện này ?
Bạn thấy đó, nếu bạn có vốn kiến thức sâu có thể giúp bạn nắm bắt và nhận nhiều thông tin từ đối tác, đồng nghiệp, bạn bè… cũng như là trong một buổi tiệc, bạn sẽ hiểu những gì họ muốn nói và có thể gia nhập câu chuyện với họ bằng vốn ngoại ngữ của mình. Chắc chắn rằng là bạn sẽ tự tin hơn trong một buổi tiệc nào đó hay tạo một cuộc hẹn với đối tác, bên cạnh đó còn thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của bạn.
Vậy làm thế nào để mở rộng vốn kiến thức của bạn ?
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật , đặc biệt là sự phổ biến của internet, việc làm phong phú kiến thức của bạn sẽ rất dễ dàng. Chỉ với một vài từ khóa với những chủ để liên quan mà bạn quan tâm thông qua công cụ tìm kiếm google sẽ được hiện ra rất nhiều thông tin. Nhưng, bạn nên cẩn thận trong việc chọn lựa thông tin bởi vì google là một trong những địa chỉ xã hội rất mở. Mọi người có thể chia sẽ bất cứ thứ gì mà không cần chịu trách nhiệm về những gì họ làm. Một kỹ xảo để giúp bạn lựa chọn thông tin là : “ lấy thông tin từ nhiều địa chỉ khác nhau” và hiễn nhiên là nội dung sẽ giống nhau ở nhiều bài viết khác nhau sẽ cho kết quả làm chúng ta yên tâm hơn.
Khi kết thúc buổi tiệc, tôi cùng vơi Mr Henry trở về nhà để chuẩn bị cho công việc ngày mai. Trong đầu tôi luôn suy nghĩ về buổi tiệc tối nay. Nếu trường hợp này xảy ra một lần nữa có lẽ tôi đã thất bại trong cách giao tiếp vì sẽ hết chủ đề để nói chuyện với họ và trước hết là hình ảnh của mình một vị trí quản lý kinh doanh sẽ không còn phù hợp nữa. Và thế là, tôi tìm biện pháp để khắc phục nó ngay…. Mỗi ngày tôi dành khoảng 10 phút để đọc nhiều tin tức liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau. Chỉ 2 tuần sau, tôi cảm nhận mình có sự khác biệt rõ ràng và một cơ hội để tôi thử nghiệm vấn đề này.
Tôi nhận lời mời từ một người bạn mới của tôi ( tôi quen anh ấy trên chuyền bay trở về Myanmar sau khi kết thúc tết truyền thống tại việt nam, chúng tôi ngồi kế nhau, và cùng nhau nói chuyện chia sẽ một số vấn đề cá nhân và trở thành bạn, nhân lúc đó anh ấy cũng xin số điện thoại cũng như ngỏ ý mời tôi cùng ăn tối vào ngày gần nhất )
Tối hôm dó, chúng tôi gặp mặt tại một nhà hàng địa phương với cái phong cảnh rất đẹp và dĩ nhiên là có khá nhiều người địa phương ở đó. Tôi tặng anh ấy một lọ nước hoa từ việt nam, anh ấy rất vui mừng… Và chúng tôi cùng nhau ăn tối và nói rất nhiều chuyện, chủ đề với nhau từ thói quen, gia đình, công việc, chính trị…anh ấy nói với tôi : “ David, tôi không ngờ anh hiểu nhiều thứ về đất nước của tôi thế”. Bạn biết không, kết thúc buổi tiệc, khi tôi về tới nhà cảm giác sung sướng và không tin vào những gì đã diễn ra, thật tuyệt phải không ?
Chính vì vậy, ở thói quen thứ hai, tôi muốn đề cập tới việc các bạn nên mở rộng vốn hiểu biết của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ giúp ít các bạn trong việc học ngoại ngữ làm chúng ta nắm bắt nội dung và vấn đề người khác nói nhanh hơn, bên cạnh đó nó cũng là một kỹ năng giao tiếp phải làm cho nhiều người khác ngưỡng mộ về bạn, về vốn hiểu biết của chính bạn..
Thói quen thứ ba : bắt đầu bằng những thứ đơn giản nhất !
Ở thói quen này, các bạn bắt đầu bằng những thứ đơn giản nhất đó là các bạn sẽ bắt đầu bằng những từ ngữ thông thường. Những từ ngữ thông thường nó không bao gồm những từ ngữ chuyên môn trong bất cứ lĩnh vực nào cả.
Vậy những từ ngữ thế nào mới gọi là từ ngữ chuyên ngành, chẳng hạn khi chúng ta đề cập tới lĩnh vực hàng tiêu dung ( FMCG : food moving consumer goods ) thì có hang loạt từ ngữ chuyên môn lien quan như : người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý cấp 1,2,3 … hay điểm mua hàng… tôi nghĩ rằng các bạn hiểu thế nào là những từ ngữ chuyên môn. Vậy ở thói quen này tại sao tôi lại khuyên các bạn bắt đâù bằng những từ ngữ thông dụng nhất hay nói chính xác hơn là hãy kiểm soát, nắm chắt và sử dụng linh hoạt các từ ngữ thông dụng này để diễn đạt bắt cứ vấn đề gì trong cuộc sống, trong các lĩnh vực khác nhau.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của tôi khi tôi còn làm hướng dẫn viên du lịch. Tôi nhớ cách đây cũng không lâu, khi tôi làm hướng dẫn cho một nhóm khách chỉ có 4 người đến từ Thẩm Quyến, họ nghỉ mát tại mũi né 4 ngày ( Mũi né là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở việt nam cách thanh phố hồ chí minh khoảng 250 km về hướng đông bắc). trong đó có 2 người là cảnh sát viên đã về hưu, còn 2 người còn lại là doanh nhân theo cách họ chia sẽ với tôi… họ có hệ thống cửa hàng thời trang ở các thành phố lớn như : bắc kinh, thượng hải, thẩm quyến, quảng châu… khi chúng tôi nói về việc kinh doanh, tôi chia sẽ với họ về công việc tôi đã từng làm tại Myanmar và chia sẽ với họ về công việc chính của tôi là quản lý nhóm nhân viên kinh doanh, trực tiếp bán hang vào kênh Horeca và chịu trách nhiệm về doanh số đối với nhà phân phối, tuy nhiên tới đó tôi lại quên “ nhà phân phối” trong tiếng hoa nói như thế nào, thế là tôi nói bằng tiếng anh “ distributors”, nếu bạn nào từng làm việc với một số đối tượng khách hoa thì các bạn sẽ hiểu khả năng dùng tiếng anh của họ như thế nào rồi đó..thế là tôi lặp đi lặp lại 3 lần bằng tiếng anh, nhưng họ hoàn toàn không hiểu. Thế là tôi dùng những từ ngữ thông thường nhất để giải thích cho họ hiểu những vấn đề lien quan đến công việc thay vì sử dụng những từ ngữ chuyên ngành sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Và câu chuyện thứ hai, tôi muốn kể với bạn đó là thói quen của tôi khi làm việc ở Myanmar. Vào những ngày cuối tuần, tôi thường mời họ dùng café tại một khách sạn 5 sao khá sang trọng bên trong công viên Kandawgy đó là khách sạn kandawgy ( còn về phí tiếp đãi khách thì đó là do công ty chi trả, nên tôi có thể tận dụng những ngày nghĩ mà than mặt hơn với khách hang của chính công ty mình )
Một buổi sang ngày chủ nhật, rất đẹp trời, vẫn như thường lệ tôi mời khách của tôi dùng café và chúng tôi chia sẽ những hiểu biết của nhau về đất nước, con người, thói quen…. Như tôi đã từng nói làm trước đây khi tham dự những buổi tiệc thân mật. đột nhiên người bạn của tôi hỏi tôi, David anh có biết “tanaka” không ?? tôi nói không… tôi không biết cái gì gọi là tanaka , vậy tanaka là cái gì ??
Người bạn của tôi, chỉ tôi nhìn về phía cô gái phục vụ và nói, a nhìn lên khuôn mặt cô ấy kìa, cái mà cô ấy thoa ở hai bên gò má gọi là “tanaka”. Khi đến Myanmar người ta gọi đó là tanaka,chỉ cần nói “tanaka” là mọi người đều biết đó là một dạng bột sệt triết xuất từ cây tram trắng, có công dụng dưỡng da, chống nắng, như một loại mỹ phẩm dùng riêng và được người Myanmar rất thích sử dụng. sau khi nghe người bạn của tôi giải thích một hồi lâu tôi mới biết thì ra đó là một dạng mỹ phẩm của quý bà tại Myanmar.
Và khi chúng tôi gọi thức ăn, cùng nhau ăn sáng thì tôi nói một câu mà làm anh ta ngớ người ra và hỏi tôi : anh nói gì vậy David ?? vì anh ấy là người hoa, nên tôi dùng cụm từ : “ chi yi ge, shao yi ge” cụm từ này trong tiếng trung có nghĩ là ăn nhiệt tình vào nhé, đừng có khách sáo. Nhưng tôi thật ngạc nhiên vì anh ấy không hiểu, có lẽ là do vùng miền, và thói quen sử dụng từ ngữ hằng ngày nên anh ấy không hiểu… và dĩ nhiên anh ấy hiểu rõ ý của tôi sau khi nghe tôi giải thích và chúng tôi tiếp tục tò chuyện.
Tại sao tôi lại kể bạn nghe hai câu chuyện này, vì trong cuộc sống có những lúc ngay chính chúng ta sử dụng tiếng việt mà còn không hiểu được ý của nhau khi dùng từ địa phương, hay đi một nơi khác công tác dài ngày. Hya là trong chính môi trường làm việc với những người nước ngoài họ hay sử dụng từ ngữ chuyên ngành hay từ địa phương để nói với bạn cho chuyên nghiệp, hay tiết kiệm thời gian.. nếu như bạn biết hiểu những từ đó thì quá tốt, còn không hiểu thì bạn sẽ làm thế nào ??
Tức nhiên, bạn sẽ đồng ý với tôi rằng : chúng ta sẽ hỏi lại và điều dĩ nhiên là họ sẽ dùng những từ ngữ hoặc cụm từ thông dụng nhất để giải thich cho bạn hiểu, phải không ? và chúng ta cũng vậy…. khi chúng ta quên một từ ngữ chuyên ngành hay thông dụng nào đó chúng ta cũng hay dùng những từ ngữ khác để giải thích để người đối diện hiểu ý mình muốn nói.
Và theo một quan sát của tôi rằng, nếu bạn kiểm soát được 70-80% vốn từ vựng thông dùng sẽ giúp bạn làm chủ cuộc nói chuyện mà không e ngại điều gì khác. Còn nếu ngược lại, bạn chỉ hiểu vồn từ chuyên ngành mà bỏ quên đi những từ ngữ thông dụng sẽ không thể giúp bạn truyền đạt được nội dung bạn muốn nói.
Mình cho một ví dụ nhé : nếu bạn nhớ trong tiếng cái chai nói là : “ bottle” nhưng bạn muốn diễn đạt theo ý : “ đem cho mỗi nhân viên mỗi người một cái chai để đựng đồ vật … nếu bạn không nhớ những từ ngữ khác như : mỗi nhân viên, đem, đò vật” thì bạn chỉ ú ớ với cái vật chính là cái chai… còn nếu bạn kiểm soát được những từ ngữ thông thường mà quên từ chính mà chúng ta đề cập là “ cái chai”… thì bạn có thể dùng những từ ngữ khác để diễn ta làm cho mọi người khác hiểu ý đồ mà bạn muốn nói.
Chính vì vậy, ở thói quen thứ ba này, các bạn hãy bắt đầu và kiểm soát những từ ngữ đơn giản và thông dụng nhất, nói cách khác nắm chặt 70-80% từ ngữ thông dụng.
Thegioibantin.com
Tác giả: David Ho