Chim Hồng Hạc – Tìm hiểu thông tin cơ bản – Vì sao đứng 1 chân ?

0

Hồng hạc là tên chỉ các loài chim lội nước thuộc họ Phoenicopteridae, bộ Phoenicopteriformes. Chúng sống ở cả Tây bán cầuĐông bán cầu, nhưng sống ở Tây bán cầu nhiều hơn. Có 4 loài sống ở châu Mỹ và 2 loài sống ở Cựu Thế giới. Phân loại Sibley-Ahlquist trong thập niên 1990 đã xếp hồng hạc vào bộ Hạc (Ciconiiformes) thay vì bộ Hồng hạc (Phoenicopteriformes). Chim hồng hạc có đặc điểm đặc biệt là thích đứng một chân đã làm nhiều nhà khoa học khó hiểu. Sau khi nghiên cứu một số nhà khoa học đoán hồng hạc đứng một chân để giữ sức và lưu thông máu tốt hơn.

Tên khoa học là Sarus Crane, thuộc giống chim cao nhất thế giới và có đặc tính là sống riêng rẽ thành từng cặp.

Loài chim này chuyên sống có đôi khắng khít giống như con người, khi di chuyển chim trống bay trước còn chim mái bay sau. Quan sát chúng lâu ngày tôi dễ dàng phân biệt con nào trống con nào mái. Khác với loài người thông thường phụ nữ xinh đẹp hơn đàn ông, ngược lại con hạc trống – cũng giống như loài gà hay loài công – trông lại sặc sỡ với dáng dấp oai vệ hơn hẳn con mái, đặc biệt lông chim hạc trống mượt mà hơn và vòng đỏ điểm xuyết ở cổ cũng lớn hơn.

Loài hạc này chuyên sống nơi ẩm ướt và làm tổ tại vùng xăm xắp nước. Đến lúc con mái nằm ổ thì con trống đi nhặt từng cọng rơm rạ đem về đặt phía dưới chỗ nằm của vợ cho được khô ráo. Đặc biệt chim trống rất kỹ tính, lựa chọn cẩn thận từng cọng rơm và dùng mỏ lắc cọng rơm qua lại cho sâu bọ hay rác rến rơi ra bằng hết mới sử dụng.

Chim hạc đẻ mỗi lần chỉ từ một đến hai trứng mà thôi. Khi trứng đã nở thì cả chim bố lẫn chim mẹ cùng huấn luyện con. Cách thức chúng dạy con cũng không khác gì người ta. Khi tập cho con đi, hạc cha đứng một bên trông chừng còn hạc mẹ hướng dẫn con bước từng đoạn ngắn rồi quay trở lại. Ngày hôm sau chim mẹ dẫn con đi xa hơn và cứ thế mỗi ngày tiến bộ thêm một chút. Rồi chim con bắt đầu được học bay.

Loài chim này còn có cách tập bơi cho con rất độc đáo. Con mái đứng trên bờ canh chừng còn con trống lội xuống nước làm mẫu để các chim con bắt chước. Khi chim con đã lớn hơn một chút thì hạc cha giữ một con và hạc mẹ giữ một con.

Thông thường các cặp vợ chồng hạc rất chung thủy với nhau. Nếu một trong hai con chết đi thì con còn lại than vãn thảm não suốt cả tuần lễ. Khi bị tấn công, chim trống kêu lên rất to rồi dùng mỏ mổ lia lịa như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ đồng thời dang rộng đôi cánh nhào thẳng vào kẻ thù. Trong khi đó chim mái đứng thủ thế che chở cho chim con. Cả đối thủ đáng gờm nhất là chó sói cũng phải ngán sợ khi bị chim trống tấn công.

Đến với Kenya (một quốc gia Đông Phi), sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh ngập tràn chim hồng hạc chao lượn đẹp mắt trên mặt hồ Nakuru.

Hoặc Bãi biển Flamingo thuộc vùng biển Caribbean là thiên đường của những loài chim. Đặc biệt, chim hồng hạc tại đây rất thân thiện, sẵn sàng xin thức ăn từ phía du khách và trở thành một phần không thể thiếu của bờ biển.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Dreamer & Thinker

 

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ