Kỳ phùng địch thủ thời Tam Quốc, cuối cùng Gia Cát Lượng vẫn thua kém Tư Mã Ý ở điểm này

0

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý từng là kỳ phùng địch thủ phân thắng bại suốt nhiều năm trời thời Tam quốc ở Trung Quốc. Nhưng đến cuối cùng hậu duệ Tư Mã Ý “trên cơ” hậu duệ Gia Cát Lượng và có được thiên hạ.

Vào cuối thời Đông Hán, thiện hạ đại loạn, chư hầu khắp nơi nổi dậy tranh cứ. Sau cùng, có ba thế lực hùng mạnh nhất lập nên thế chân vạc nổi tiếng thời Tam Quốc, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Để thực hiện giấc mơ giành quyền bá chủ thiên hạ, mỗi thế lực này đều cố gắng chiêu mộ được không ít anh hùng, hào kiệt, mưu sĩ tài danh lúc bấy giờ.

Đặc biệt, trong những cuộc chiến gay cấn giữa Tào Ngụy và Thục Hán, không thế không nhắc đến hai vị quân sư là Mã Ý và Cát Lượng .

Hai người được coi là kỳ phùng địch thủ, đấu với nhau suốt mười mấy năm trời mà chưa phân thắng bại.

Gia Cát Lượng mưu lược hơn người, tính toán khôn khéo, liệu việc như thần, đoán trước được đường đi của đối phương. Còn Tư Mã Ý cũng không phải chỉ đơn thuần là một mưu sĩ, nhà quân sự tầm thường. Ông đã sống sót qua 3 đời Tào gia, nổi danh bởi chữ “nhẫn” và sau cùng là người đặt nền móng cho nhà Tấn thay thế nhà Ngụy.

Có thể nói rằng, Cát Lượng và Mã Ý đều là những nhân tài hiếm có thời Tam Quốc, từng là trụ cột chèo lái hai tập đoàn chính trị nổi danh lúc bấy giờ.

Đáng tiếc, khi cuộc so tài trí vẫn chưa đến hồi ngã ngũ thì Gia Cát Lượng lại bất ngờ qua đời vì bệnh. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.

Sau cùng, thứ để so tài thắng, thua giữa hai người rốt cục chỉ có hậu duệ.

Ván cờ để so tài giữa 2 hậu duệ: Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Gia Cát Lượng cả đời túc trí đa mưu, không ngờ hậu duệ của ông lại không được như vậy.

Trái với tài năng cùng nhãn quan chính trị bậc nhất Tam Quốc, hậu duệ Cát Lượng chỉ là tướng dưới quyền của Lưu Thiện (con trai Lưu Bị).

Trong khi đó, vào giai đoạn cuối của Tam Quốc, hậu duệ của Tư Mã Ý lại có những bước thay đổi rõ rệt, ngày càng nắm quyền lực lớn, thậm chí là soán ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn, thống nhất thiên hạ, đồng thời khép lại Tam Quốc, thời kỳ lịch sử với nhiều cuộc chiến đẫm máu.

Về phương diện cầm quân, cả 2 ông được người đời sau đánh giá là khá ngang tài, ngang sức. Vậy, đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt ở hậu duệ của hai nhân tài này?

Câu trả lời đó là do cách dạy con cái.

Xét về phương diện dạy con, Gia Cát Lượng dường như lép vế hơn so với đối thủ là Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý có cách dạy con khác biệt

Trước hết, vấn đề thứ nhất là do Cát Lượng không có nhiều con trai như Tư Mã Ý. Ông chỉ có con trai là Gia Cát Chiêm và một con trai nuôi là Gia Cát Kiều (con trai của Gia Cát Cẩn, anh của Gia Cát Lượng). Do Cát Lượng qua đời trước Mã Ý nên con trai là Gia Cát Chiêm sau này chỉ được là tướng của Thục Hán, sự nghiệp cũng không có gì nổi bật.

Năm 263, Gia Cát Chiêm tiến hành thống lĩnh quân Thục Hán chặn đánh quân Tào do Đặng Ngải và Chung Hội chỉ huy. Nhưng kết quả lại thất bại, Gia Cát Chiêm và con trai là Gia Cát Thượng tử trận.

Tư Mã Ý “trên cơ” Gia Cát Lượng ở cách dạy con cái.

Trong khi đó, Mã Ý có 9 người con trai. Trong số những người con này, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu đều có năng lực vượt trội hơn người, được rèn luyện từ bé. Sau này, một người trở thành đại tướng của nhà Tào Ngụy, còn một người soán ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tấn.

Tư Mã Ý chịu nhẫn nhịn 3 đời Tào gia, cuối cùng cũng đặt nền móng giúp con cháu lập nên đại nghiệp sau này.

Vấn đề thứ hai là cách giáo dục mà các con của Cát Lượng và Mã Ý tiếp nhận là khác nhau.

Mã Ý năm xưa luôn bị nhà Tào Ngụy đề phòng nên hành sự luôn kiên nhẫn, không hề lung lay ý chí. Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu lớn lên trong môi trường này, hơn nữa nhiều lần được cùng cha tham gia vào các chiến trận. Do đó, hai người đã học hỏi được rất nhiều, xuất sắc về nhiều mặt, đặc biệt là biết hướng tầm nhìn đến đại cục.

Ngược lại, do là bậc trung thần hết lòng “cúc cung tận tụy” phục vụ cho nhà Thục Hán, nên cách giáo dục con cái của Cát Lượng cũng chịu ảnh hưởng phần nào. Hơn nữa, dù thường xuyên viễn chinh nhưng Gia Cát Lượng lại không tạo điều kiện cho con trai có cơ hội trải nghiệm, học hỏi. Do không được cha dành nhiều thời gian chỉ bảo nên Gia Cát Chiêm không có nhiều kinh nghiệm thực chiến.

Gia Cát Lượng qua đời sớm hơn so với Tư Mã Ý.

Thứ ba, khi Gia Cát Lượng còn sống, Thục Hán cũng không mạnh bằng Tào Ngụy và Đông Ngô. Tuy nhiều lần Bắc phạt để đánh Tào Ngụy, nhưng đáng tiếc Cát Lượng lại mất sớm, khiến Thục Hán khó có thể tìm người thay thế để chủ trì đại cục.

Trong khi đó, Tư Mã Ý lại sống rất thọ. Trải qua 3 đời Tào gia, cuối cùng quyền lực của Tào Ngụy cũng nằm trong tay ông, từ đó đặt nền móng vững chắc để con cháu sau này lập ra triệu đại nhà Tấn.

Năm 265, Tấn Vương Tư Mã Viêm (tức cháu nội của Tư Mã Ý) đã phế truất Tào Hoán, chính thức lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Tấn, sử gọi là Tấn Vũ Đế.

Ông đã truy tôn thụy hiệu cho ông nội Mã Ý là Tuyên hoàng đế, miếu hiệu là Cao Tổ, hoàng đế khai quốc của nhà Tấn; đồng thời truy tôn cha Tư Mã Chiêu là Văn hoàng đế, miếu hiệu là Thái Tổ.

Từ kết cục này rõ ràng có thể thấy được sự vượt trội của hậu duệ Tư Mã Ý so với hậu duệ của Gia Cát Lượng. Đối với ván cờ hậu duệ này, đúng là Gia Cát Lượng đã thua kém so với Tư Mã Ý.

Theo Pháp luật & bạn đọc



Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tapchithanhcong.org/thanh-cong/bai-hoc-thanh-cong/ky-phung-dich-thu-thoi-tam-quoc-cuoi-cung-gia-cat-luong-van-thua-kem-tu-ma-y-o-diem-nay.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ