CEO Bibomart: “Khởi nghiệp ai cũng khó như ai.”

0

Bibo Mart được bà Phương khai sinh từ năm 2006 với số vốn chỉ 130 triệu đồng. Đến cuối năm 2016, doanh nghiệp đã được định giá 42 triệu USD, mục tiêu doanh thu đến cuối năm 2017 đạt trên 100 triệu USD.

“Ban đầu công ty chỉ có tôi và một em giúp việc trong nhà, cửa hàng đầu tiên có diện tích 64m2. 130 triệu đồng vốn ban đầu thì 30 triệu cho hạ tầng và 100 triệu đồng cho hàng hoá”, bà Phương chia sẻ.

Nhớ lại thời điểm đó, bà cho biết mình không có cơ hội để kết nối với đối tác như hiện nay vì thông tin rất hạn chế, nếu có cũng không đến được với mình. Nhưng bà vẫn tự mày mò làm đủ thứ. Đây là điều thua thiệt hơn rất nhiều so với các bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay. Nhưng cũng có nhiều điều mà các startup hiện cần phải học hỏi từ thế hệ trước như bà.

Chẳng hạn, những người khởi nghiệp đừng sợ sai, đừng sợ thất bại, quan trọng là biết kiên nhẫn, đi đến cùng và phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực. Bởi nguồn lực tốt thì rủi ro sẽ được giảm thiểu cho dù nó không về con số 0.

Hay như khởi nghiệp đừng vội đặt ra những mục tiêu to lớn. Động lực là phải có kết quả, thành quả trên từng chặng đường, cho dù là ngắn hạn. Sau đó, bạn phải tiếp tục đặt cho mình những mục tiêu cao hơn, phải có mục đích rõ ràng, có tính khả thi.
Đối với những mục tiêu đã đặt ra, các bạn phải chuẩn bị đủ nguồn lực bởi một doanh nghiệp sẽ không thể “đi được nếu mục tiêu quá lớn mà nguồn lực không có”.

Khởi nghiệp ai cũng khó khăn như ai, thành công chính là khi thất bại mà không bỏ cuộc, vì đi tiếp bạn mới có cơ hội nâng tầm cao mới, còn rẽ ngang thì mãi không đến đích được.

Nói về bí quyết thành công của mình, bà Phương trả lời đơn giản rằng bản thân đã không suy nghĩ quá nhiều lúc khởi nghiệp, không đặt hay nói những câu chuyện lớn lao.

“Tôi đơn giản là tìm cách để doanh nghiệp tồn tại. Đó là việc làm sao bán được những đơn hàng với doanh số tăng dần, từ con số trăm, nâng dần lên triệu rồi chục triệu…”, bà Phương nói.

Bên cạnh đó, bà nhấn mạnh vai trò của việc kết nối, đó là sự kết nối với khách hàng – nhà cung cấp – nhân viên. Đối với khách hàng, cần đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết thì sẽ thành công bền vững. Đối với nhà cung cấp, cần phải xây dựng mối quan hệ phát triển bền vững, mục tiêu chiến lược, hành động không chỉ là win – win mà còn là win – win – win. Đố với nhân viên, phải làm sao để mỗi người trong họ là đại sứ thương hiệu cho chính công ty.

Điều ít người biết là bà Phương còn nổi tiếng về khả năng truyền cảm hứng, thu hút và phát triển tài năng. Theo bà là lãnh đạo trước hết phải làm gương. Những điều mình nói chưa hẳn đã có sức mạnh bằng những việc mình làm. Không biết thì học, sai thì xin lỗi và bắt tay vào khắc phục ngay.

Ở Bibo có văn hoá “tự do ngôn luận”, khi sếp sai nhân viên phê bình thoải mái, miễn là mang tính xây dựng. Trong một môi trường cởi mở như vậy, sẽ không ai phải đoán ý ai, ai muốn gì, nghĩ gì sẽ nói ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian lòng vòng. Trong 2.500 nhân sự có đến hơn 90% là nữ nhưng tuyệt đối không có chuyện mâu thuẫn nội bộ, Bibo Mart thực sự là một môi trường làm việc “phi chính trị”, tư duy tích cực và tốc độ.

Hiện phân nửa quỹ thời gian của bà Phương dành cho hoạt động đào tạo và chia sẻ. “Việc của tôi là làm sao mọi người thấm nhuần văn hoá, máu lửa và gắn bó. Đã máu lửa và đồng lòng rồi, với một đội ngũ nhân sự hùng mạnh như hiện nay, phần còn lại không khó nữa”, bà Phương chia sẻ.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: TEC FTU

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ