“Em định sang lại quán cafe nhưng lỗ 30 triệu tính sao anh?”

0

Một người bạn khá lâu không gặp, tự nhiên thấy gọi điện hỏi như vậy.

Mình: Quán café đâu mà sang vậy em?
Bạn trả lời: 2 tháng trước em sang lại quán café 100 triệu, sửa sang lại hết 20 triệu, tổng cộng 120 triệu, bây giờ em tính sang lại 90 triệu, lỗ 30 triệu.
– Vì sao em lại kinh doanh café?
– Em tính mặt bằng 9 triệu/ tháng, điện nước và chi phí khác trung bình 500k/ ngày. Em tính mỗi ngày em bán 100 ly, mỗi ly 15k, trừ hết mọi chi phí em vẫn lời ít nhất 500k. Nhưng bữa giờ mỗi ngày bán được 30 – 50 ly, cứ bù lỗ ngày mấy trăm ngàn nên em tính dừng.
– Em nghĩ đơn giản quá, vậy thì ai cũng bỏ ra 100 triệu (có thể vay mượn) mở một quán café, sau 6 tháng sẽ huề vốn, từ tháng thứ 7 trở đi cứ ngồi hốt 15 – 20 triệu ngon lành, khỏi phải đi làm gì cho áp lực, mưa nắng… Quán café của em có gì khác biệt?
– Café mà khác biệt gì anh? Quán em nhượng quyền café M, không có gì khác biệt cả. Ở đây không phải khu dân cư nên người ta uống một lần, không quay lại.
– Vậy em có biết có những quán café trong hẻm, ở trên rừng, ngoài ruộng đâu có nằm trong khu dân cư đâu mà vẫn đông khách?
– Người ta có nhiều tiền, đầu tư lớn, khác biệt, em sửa sang có 20 triệu lấy gì khác biệt?
– Khác biệt hay không là ở em ấy. OK, anh sẽ ghé quán em xem sao.

Vài ngày sau mình ghé quán, rất nhiều vấn đề.
– Khách tới, chủ ngồi trong quán vừa ”chọt” vừa nói vọng ra “Cứ để xe đó đi anh, ko sao đâu’’.
– Pha café xong mang ra đặt trên bàn cho khách và ko nói năng gì.
– Khách vừa café vừa “chọt’’ và chủ quán cũng tranh thủ “chọt’’.
– Ly thủy tinh màu trong trắng nhưng hơi ngả vàng
– Muỗng café sau gáy có những vệt café bám đen.
– Một vài ly café khi pha làm vướng café lên miệng ly.
– Nhà vệ sinh bẩn, không có giấy.
– Khách về xong không lau bàn ngay…
– Khách về không chào hỏi, cảm ơn…

Sau khoảng 3h giờ ngồi quan sát và ghi chép, mình bắt đầu “phán”:
– Khi thấy khách tới, em phải chạy ra và nói “Mời anh vào, để xe đó em dắt cho”.
– Khi pha café phải cẩn thận, ko được làm café vướng lên miệng ly, pha xong mang cho khách và nói “Dạ, anh ơi! Em mời anh, café … của anh đây ạ!”
– Sau khoảng 5 – 10 phút thì hỏi khách “Dạ, anh ơi! Em mới học pha café, không biết café em pha có vừa với anh không ạ? Có nhạt quá hay đậm quá không?” Sau khi khách góp ý rồi thì nhớ hỏi khách tên gì và cảm ơn khách, khi cảm ơn nhớ nhắc tên khách.
– Ly, thìa, muống, dụng cụ, vật dụng trong quán, nhà vệ sinh phải luôn lau chùi, đánh rửa sạch sẽ hàng ngày, hàng giờ. Không để dơ bẩn với bất kỳ lý do gì.
– Khi khách ra về thì chạy ra dắt xe và nói “Cảm ơn anh ABC đã ghé quán, lần sau anh tới em sẽ pha café đậm/ nhạt hơn để phù hợp với anh hơn ạ”. Cúi chào tạm biệt sau đó vào dọn và lau bàn ngay.

Sau một hồi “giảng đạo”, người bạn của mình trách móc: “Anh khó tính, khắt khe quá, có ly café 15k mà phải thế này thế kia”… Mình nói rằng: “Với cách làm của em hiện tại ly café của em bán 5k anh thấy vẫn rất đắt!”.

Trước khi ra về mình dặn người bạn “Em cứ làm đúng như những gì anh dặn, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Làm được như vậy rồi 2 tháng nữa em muốn sang nhượng 150tr hay 180tr anh nghĩ không khó.
Tuần trước người bạn gọi lại “Anh ơi! Hai tháng vừa rồi em lời được 11tr. Bữa nào anh rảnh ghé qua em uống café nhé, em mời’’.
Có nhiều người nghĩ kinh doanh chỉ cần có tiền, có mặt bằng, đặt vài bộ bàn ghế, vài cái kệ rồi “phơi’’ ra cái gì đó có người đi qua đi lại nhìn thấy thì sẽ bán được. Họ không biết rằng, muốn kinh doanh thành công thì phải thấu hiểu khách hàng, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và phục vụ khách hàng vượt mong đợi.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Chuyện Thương Trường

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ