Hậu họa từ việc vay tiền bạn bè và người thân

0

Vay tiền từ gia đình và bạn bè luôn đi cùng với những rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nếu đây là con đường duy nhất để bạn khởi nghiệp, hãy chú ý các biện pháp trên để giảm thiểu những rủi ro đó.

Hậu họa từ việc vay tiền bạn bè và người thân

Nội dung nổi bật:

– Để bắt tay vào kinh doanh, không ít nhà khởi nghiệp đã vay tiền từ người thân và bạn bè. Tuy nhiên, việc này cũng khiến mối quan hệ giữa họ dần dần lao xuống vực thẳm.

– Những điều cần cân nhắc trước khi vay tiền bạn bè và người thân: Tiền làm con người thay đổi, người vay sẽ trở thành nô lệ của người cho vay và công ty của bạn có thể bị thất bại.


Theo báo cáo Chỉ số kinh doanh toàn cầu Mỹ năm 2012 (Global Entrepreneurship Monitor 2012 United States Report), tiền từ người thân và bạn bè là nguồn vốn lớn nhất cho các công ty mới. Chỉ có một số trường hợp vay vốn theo kiểu này có kết cục tốt đẹp, còn lại rất nhiều trường hợp dẫn tới cái kết không may, thậm chí là bi kịch.

Vì vậy, trước khi vay tiền bạn bè và người thân để khởi nghiệp, bạn hãy cân nhắc kỹ những điều sau:

1. Tiền làm con người ta thay đổi

Chẳng có ai trước khi cưới lại hỏi: “Tôi phải dùng tiền thế nào để phá hủy mối quan hệ này?” cả. Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng lại đang lâm vào tình cảnh như vậy. Một nghiên cứu dự đoán những bất đồng về tài chính là lý do số một cho việc ly dị tại Mỹ.

Cô gái hoặc chàng trai bạn từng hẹn hò và yêu say đắm có thể trở thành một con người hoàn toàn khác sau khi cưới và các vấn đề tài chính xuất hiện. Trong quan hệ kinh doanh, tiền cũng khiến người ta thay đổi như vậy. Tiền sẽ khiến bất hòa nảy sinh bất cứ lúc nào, dù bạn và người cho vay có tốt bụng đến đâu.

2. Người vay sẽ trở thành nô lệ của người cho vay

Người ta thường nói, một khi vay tiền ai đó, bạn sẽ trở thành nô lệ của anh ta cho đến ngày bạn trả hết đồng xu cuối cùng.

Người cho vay có thể cam đoan rằng bạn không cần lo lắng, họ chỉ muốn giúp mà thôi. Nhưng hãy thử đợi đến khi bạn đi nghỉ ở Hawaii, mua nhà, tậu xe hoặc ăn một bữa tối sang trọng hơn người đó ở nhà hàng xem. Anh ta chắc hẳn sẽ suy nghĩ: Mình cho hắn vay, thế mà hắn lại tiêu xài vào những thứ này thay vì trả tiền mình sao?

3. Công ty của bạn có thể thất bại

Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ đều thất bại. Bạn nghĩ mình sẽ là ngoại lệ ư? Gần một nửa chủ doanh nghiệp Mỹ phải đóng cửa công ty chỉ trong vòng 5 năm đầu cũng từng nghĩ như vậy đấy.

Bạn định sẽ làm gì nếu thất bại? Cảm giác phải nói với người nhà hay bạn bè rằng bạn đã làm mất tiền của họ chắc chắn không dễ chịu chút nào. Còn nếu định chuyển số tiền họ đầu tư thành nợ, bạn sẽ phải đau đầu tìm cách kiếm tiền trả.

Vậy làm thế nào để nhà khởi nghiệp giảm được nguy cơ hủy hoại một mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì vấn đề tiền nong? Joshua Steimle, CEO của công ty tiếp thị số MWI cung cấp một vài lời khuyên như sau:

Trước tiên, bạn nên coi việc vay tiền từ người quen cũng như đang vay ngân hàng. Các điều khoản có thể tùy chỉnh nhưng cần đảm bảo người vay phải trả nợ. Điều này giúp người vay tự lập hơn và từ bỏ suy nghĩ: Cứ vay tiền người quen rồi không trả được cũng không sao.

Tiếp theo, phải lập ra kỳ hạn trả tiền cụ thể. Nếu công ty không mang lại đủ lợi nhuận, người vay phải tìm cách khác để kiếm thêm và trả đủ tiền hàng tháng. Cần đề ra một mức phạt trong trường hợp trả nợ trễ.

Cuối cùng, hãy tính lãi. Thế giới thực vận hành bằng cách thu lãi trên các khoản vay. Nếu người vay muốn trả ít lãi hơn thì sẽ phải rút ngắn thời gian hoàn tiền lại.

Vay tiền từ gia đình và bạn bè luôn đi cùng với những rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nếu đây là con đường duy nhất để bạn khởi nghiệp, hãy chú ý các biện pháp trên để giảm thiểu những rủi ro đó.

 

Nguồn: cafebiz, Thu Thảo, Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ