Tổng quát lại Quy tắc thành công của các Tỷ phú CNTT ( Microsoft, Apple, Google, Amazon, inforsys, Facebook)
Công nghệ thông tin (CNTT) là một lãnh vực có nhiều triệu phú và tỉ phú. Mỗi người có một sự thành công riêng, không ai giống ai, nhưng họ có những quy tắc để thành công mà họ chia sẻ với mọi người.
Trong những người giàu nhất, Bill Gates có cơ hội làm thay đổi thế giới hai lần trong đời. Ba mươi năm trước, ông sáng lập ra Microsoft và đã thay đổi thế giới bằng phần mềm. Bây giờ, ông lại thay đổi thế giới bằng quĩ từ thiện Bill & Melinda Gates. Bill Gates chia sẻ công thức thành công như sau “Tôi hết sức chú trọng vào vấn đề nhân sự trong Microsoft. Tôi tìm những người thông minh nhất rồi tạo môi trường làm việc để cho họ thi thố tài năng. Quản lí là tạo môi trường cho nhân viên làm việc chứ không phải ra lệnh cho họ làm việc và đây là tiêu chí của Microsoft. Đó là bí quyết quan trọng cho sự thành công của chúng tôi..”
Trong công nghiệp, có nhiều hành công và thất bại nhưng Steve Jobs, người sáng lập ra Apple, lại có hai cơ hội vô cùng hãn hữu. Bị đuổi việc ra khỏi công ty của mình rồi lại cứu Appler a khỏi tình trạng phá sản và phát triển công ty này thành lớn nhất thế giới. Trong cuộc phỏng vấn, ông nói: “Khởi nghiệp là phải có viễn kiến và sáng tạo; phải có kỹ thuật và nghệ thuật, và dĩ nhiên phải có thành công và thất bại. Cả hai bổ túc cho nhau như hai mặt của một đồng tiền. Bạn phải dùng trực giác để tìm các công nghệ đang nổi lên, để nhận diện cách chúng tích hợp vào “sản phẩm lớn” để tạo ra khác biệt. Bạn phải biết “kết nối các dấu chấm lại.”
Larry Page, người sáng lập ra Google nhớ lại vào năm 1996 khi ông là sinh viên 23 tuổi. Ông nói: “Tôi mơ về việc tải xuống toàn bộ websites vào các máy tính. Mọi người nói điều đó không thể làm được nhưng tôi không tin cho nên tôi vớ lấy bút và viết ra ý tưởng của tôi ra giấy. Tôi dành suốt cả đêm để viết ra các chi tiết mục đích để thuyết phục chính mình rằng điều đó có thể làm được. Công thức của tôi: “Phải biết tự tin vào chính mình, vào khả năng của mình chứ không để người khác bảo mình rằng không thể làm được. Hãy làm những điều KHÔNG thể làm được! ” Hai năm sau, Google thành công với ý tưởng “không thể làm đó” và mỗi ngày hàng triệu người khắp thế giới “Google” và công ty này được đánh giá khoảng $170 tỉ đô la.
Khi Jeff Bezos biết tới Internet và có ý tưởng về cửa hàng trực tuyến, anh ta bảo người chủ về mơ ước bán sách trên Internet. Ông chủ nói: “Đó là ý tưởng cho những kẻ không có việc làm để thử thời vận nhưng anh đã có việc làm tốt, lượng cao bổng hậu thì để ý đến việc kinh doanh nhỏ nhoi đó làm gì? ” Jeff bỏ việc làm trả lương hậu để theo đuổi mơ ước thành lập cửa hàng trực tuyến “Amazon.com.” Hai mươi năm sau, Amazon là cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới. Jeff chia sẻ công thức thành công: “ Cơ hội là hiếm hoi nên phải nắm lấy nó, nếu không nó tuột mất. Nhiều người chỉ thích ao ước và mơ mộng về điều gì đó nhưng không bao giờ thực hiện. Phần tôi thì phải biến giấc mơ thành hiện thực và làm nó xảy ra.”
Narayana Murthy, người sáng lập ra Infosys đã chứng minh rằng Ấn Độ có thể cạnh tranh được với thế giới bằng việc phát triển phần mềm. Ông ấy thành công trong kinh doanh khoán ngoài (Outsourcing) thành công nghiệp sinh lời nhất ở Ấn Độ và đem về cho xứ này hàng tỉ đô la. Ông nói: “Khởi nghiệp là lấy vốn từ con người, đầu tư vào con người, và thành công nhờ con Nó là về hi sinh cho hôm nay để thành công vào ngày mai. Là một nước nghèo, chúng tôi phải hi sinh, làm việc cần cù với hi vọng rằng ngày nào đó chúng tôi sẽ có được thu hồi bù đắp thích hợp.” Giống như Microsoft, ngày nay Infosys là một công ti có nhiều triệu phú và tỉ phú hơn bất kì công ti nào khác.
Khi Mark Zuckerberg kỉ niệm ngày sinh thứ 28 của mình, Facebook đã trở thành một công ti lớn trị giá vài tỉ đô la. Mark nói: “Công thức thành công là không bao giờ dừng phát kiến. Phải biết uyển chuyển thay đổi theo thời thế nhưng vẫn giữ nguyên giá trị của mình. Đừng bao giờ dừng phát kiến bởi vì kẻ cạnh tranh không bao giờ ngồi yên.”
Thegioibantin.com
Gs. John Vu