7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Rất nhiều người mong muốn xây dựng công việc kinh riêng của mình nhưng làm thế nào để biến ước mơ đó thành sự thật khi bạn vẫn đang “làm công ăn lương”? Điều này thực sự khó khăn khi nguồn tài chính cho công việc kinh doanh vẫn chưa đủ lớn? Dưới đây là một vài cách giúp bạn bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại.
- Xác định rõ mục đích kinh doanh
Trả lời câu hỏi: “Vì sao bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh và trở thành một doanh nhân?” là bước quan trọng đầu tiên để bạn bước chân vào “thương trường”. Đó có thể là việc trở thành ông chủ thay vì chỉ làm việc cho người khác; hoặc bạn muốn độc lập về tài chính; tự do về thời gian và thỏa sức sáng tạo; có nhiều thời gian hơn cho các con,…. Dù lý do của bạn là gì thì đó cũng là động lực giúp bạn tập trung và cam kết thực hiện. Hãy nhớ rõ ràng ngay từ bước này nhé.
- Cam kết với ước mơ của mình
Đừng chỉ nói cho vui mà hãy tự đặt ra cam kết cho bản thân mình. Việc thành công hay thất bại của công việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn cam kết với mục tiêu của mình như thế nào? Khi đã cam kết thực hiện và hoàn thành việc định làm bạn sẽ có thêm động lực để hành động và không dễ dàng từ bỏ mục tiêu.
- Xây dựng tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp
Hãy suy nghĩ về hướng đi cho doanh nghiệp của bạn trong vòng từ 5-7 năm tới và ghi chép nó lại. Hãy thật cụ thể và chi tiết. Mô tả chi tiết về những kế hoạch kinh doanh, hướng phát triển thị trường, các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, khách hàng của bạn là ai, bạn sẽ thu hút được bao nhiêu khách hàng trong vòng 1 năm, 2 năm,….
Luôn luôn nhắc nhở bản thân về những mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp bạn muốn xây dựng. Điều này có thể giúp bạn tập trung và phát triển các hướng đi cụ thể, hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
- Tạo dựng các mối quan hệ
Ngày nay, việc thành công trong kinh doanh phụ thuộc nhiều vào những “mối quan hệ làm ăn” của các doanh nghiệp. Và để bắt đầu công việc kinh doanh thuận lợi bạn phải xây dựng cho mình những mối quan hệ tốt với giới doanh nhân, những người thành công đi trước. Những người bạn, đối tác sẽ đưa ra ý kiến hoặc tư vấn hỗ trợ bạn trong việc lên chiến lược phát triển hay dự báo các rủi ro có thể gặp phải khi bắt đầu công việc kinh doanh.
- Chìa khóa thành công là học hỏi không ngừng
Nghiên cứu và học tập bất cứ kiến thức gì bạn thấy có ích và thích hợp cho doanh nghiệp của bạn. Hiện nay, internet là môi trường hoàn hảo cho việc tự tìm hiểu và học hỏi. Rất nhiều thông tin có giá trị về việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Hoặc bạn cũng có thể tham dự một khóa học dạy về kinh doanh, thuê một huấn luyện viên, tìm một người cố vấn đáng tin tưởng để giúp mình…. Học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Khi bạn đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn rồi thì việc thành công chỉ còn là vấn đề thời gian.
- Luôn giữ thái độ tích cực
Việc làm thuê không có gì xấu cả, làm thuê giúp bạn có kinh nghiệm, kỹ năng và học hỏi được cách xây dựng một doanh nghiệp bài bản. Vì vậy, hãy luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực về công việc mình đang làm. Những trải nghiệm của công việc hiện tại sẽ mang lại cho bạn những bài học quý giá trong việc xây dựng doanh nghiệp của mình sau này.
- Thiết lập mục tiêu hàng ngày
Hàng ngày, bạn hãy đặt mục tiêu cho mình trong việc xây dựng một doanh nghiệp hiện đại. Mỗi ngày bạn thực hiện một công việc nhỏ, rồi dần dần sức mạnh của bạn sẽ lớn hơn. Sự chuẩn bị chu đáo cho những thứ nền móng như tầm nhìn kinh doanh, hiểu biết về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, những đối tác của bạn,…. sẽ là chìa khóa giúp bạn tự tin bắt đầu cho doanh nghiệp của mình.
Bằng việc thực hiện các bước đơn giản trên bạn sẽ có thêm nguyên liệu để bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình. Hãy kiên trì và bền bỉ với mục tiêu của mình và thành công sẽ theo đuổi bạn.
Thegioibantin.com
Minh Hằng (Theo BI)