Tác động đa chiều của giảm giá dầu

0

giadau

Hai vấn đề đang được dư luận quan tâm trong bối cảnh giá dầu thô giảm những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015. Thứ nhất, có 2 luồng ý kiến không mới nhưng rất được quan tâm, Việt Nam nên chú trọng con số tăng trưởng hay nên tiếp tục ổn định vĩ mô. Thứ hai, trước áp lực hội nhập 2015, Việt Nam làm gì để giữ được cân bằng để phát triển?

GS. NGUYỄN QUANG THÁI, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói về phát triển năng lượng mới, người ta còn đang hồ nghi về gió hay mặt trời và chờ đợi. Rất nhanh chóng, tin về tiến bộ công nghệ trong khai thác dầu từ đá phiến dầu, đá phiến sét mà lâu nay … đành bỏ phí. (Mỏ đá phiến sét tại vùng Bazhenov, Tây Siberia, Nga, mới thật sự là khổng lồ với diện tích mỏ nằm sâu dưới lòng đất, lên tới 2.3 triệu kilômét vuông (tương đương 570 triệu hécta), bằng diện tích của cả bang Texas và vịnh Mexico của Mỹ cộng lại, gấp 80 lần so với diện tích mỏ đá phiến sét Bakken, Mỹ).

Điều đáng quan tâm là với tiến bộ công nghệ đã đạt được, Hoa Kỳ có thể sản xuất dầu với giá hạ bất ngờ khi bán với giá 70 USD/thùng đã có lãi, so với mức giá theo cách khai thác cũ đang được bán với giá tới 100-110 USD/thùng. Thế là Hoa Kỳ chủ động giảm giá dầu xuống với tốc độ nhanh chóng. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã “dễ thở” hơn và tốc độ tăng trưởng trong quý III đã đạt 5% – mức cao bất ngờ. Và giá dầu trên toàn cầu đã hạ chỉ xoáy quanh 60 USD/thùng. Không chỉ những nước sản xuất dầu giá rẻ như Hoa Kỳ được lợi, mà các nước lâu nay phải nhập dầu giá cao, nay đã hưởng lợi bất ngờ. Nhật bản hay Trung Quốc là những ví dụ. Trong khi đó, các nước dùng công nghệ cũ như Nga, OPEC đang chịu tác động tiêu cực.

Việt Nam đang sản xuất dầu mỏ với giá cực rẻ, chủ yếu từ 35-40 USD/thùng và cân bằng xuất nhập nên về cơ bản đã “trung hòa” được các tác động lớn đến ngành sản xuất dầu khí. Trong khi đó, chỉ trong 5 tháng, giá dầu đã giảm đến 1/3 và mang lại tác động rất tích cực đến hạ giá thành. Các ngành sản xuất khác khi nhập nguyên vật liệu cũng trong xu thế giá rẻ chung cũng có lợi. Do đó, tuy bán dầu có bất lợi (chiếm khoảng 11% nguồn thu ngân sách), nhưng các lợi khác từ nền kinh tế thì cuối cùng sẽ làm cho ngay cả ngân sách cũng có lợi.

Năm 2015, giá dầu vẫn đứng, thậm chí giảm, nên nói chung nền kinh tế có lợi. Thứ trưởng Bộ tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã nói đúng tại Hội nghị tổng kết ngành tài chính: “Khách quan mà nói, chênh lệch giữa nhập và xuất của Việt Nam về dầu khí nói chung là 1 – 1,2 tỷ USD. Do vậy, giá dầu càng xuống, ta càng có lợi! Chúng ta chỉ mất cái ngắn hạn thôi”.

Về tổng thể, các chuyên gia kinh tế, TS Vũ Quang Việt và Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đã phân tích trên các báo, rất đúng rằng, về cơ bản giá dầu hạ là có lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Hãy đừng làm những chính sách giảm thiểu tác động có lợi này.

Phải tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát được nói nhiều từ năm 2011. Đến nay dù tình hình đã có nhiều tiến bộ, song cần thấy rằng cần tiếp tục giữ vững ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh mới có điều kiện thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển sang phương thức “làm ăn” có hiệu quả hơn, thích ứng với điều kiện mới của cạnh tranh và hội nhập.

Ổn định kinh tế vĩ mô liên quan tới các chỉ tiêu về lạm phát, cán cân ngân sách, cán cân thanh toán tổng thể,… và cả lao động, việc làm – thu nhập của cư dân. Hãy tưởng tượng: Nếu lạm phát bùng lên trở lại, nếu chi tiêu ngân sách không căn cơ làm cho nợ công, nợ xấu tăng cao thì khả năng đổ vỡ nền kinh tế là khó tránh. Chỉ tiêu tăng trưởng không trực tiếp thuộc ổn định kinh tế, mà là hệ quả của quá trình ổn định: Một mặt, có ổn định thì mới có điều kiện để phát triển sản xuất và mặt khác, nếu tăng trưởng quá thấp, ví dụ 3-4% trở xuống thì đất nước cũng không có điều kiện thực hiện ổn định. Các chỉ tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vì vậy lại liên quan đến “sức khỏe” của doanh nghiệp.

Các cuộc điều tra về doanh nghiệp mấy năm nay cho thấy doanh nghiệp đang rất khó khăn. Biết rằng, trong cơ chế thị trường thì việc bị đào thải, sàng lọc là dĩ nhiên, nhưng nếu doanh nghiệp bị “chết” và “mới sinh” lại khá cân bằng thì nói chung, chất lượng của các doanh nghiệp Việt quá kém. Như vậy, cũng khó có thể vươn lên chủ động cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp các nước trong hội nhập.

Nhưng muốn ổn định kinh tế vĩ mô thì đổi mới thể chế kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất, để chuyển sang tăng trưởng/phát triển có hiệu quả hơn, thích ứng với điều kiện mới của tiến bộ KHCN, cạnh tranh trong hội nhập “thế hệ mới”.

Giá dầu giảm và áp lực hội nhập

Năm 2014, Việt nam đã kết thúc đàm phán các Hiệp định tự do thương mại FTA với Cộng đồng châu Âu – EU, Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakxtan, Hàn Quốc và đang cố gắng kết thúc đàm phán TPP gồm 12 nền kinh tế và một số đàm phán khu vực mậu dịch khác. Cuối năm 2015, các nước ASEAN cũng bắt đầu thực thi Cộng đồng ASEAN.

Giá dầu giảm sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế nhiều nước, làm đầu vào giảm, giá thành nhiều sản phẩm và dịch vụ giảm, đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế thế giới. Trong điều kiện mới, áp lực cạnh tranh trực tiếp tác động đến toàn bộ nền kinh tế và từng doanh nghiệp. Điều đáng tiếc là hầu hết các doanh nghiệp còn hiểu “lơ mơ” về các điều kiện của các Hiệp đình mậu dịch tự do mới. Các FTA thế hệ mới không chỉ liên quan đến hàng rào thuế ở các đường biên, mà có nhiều thỏa thuận và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh bên trong Việt Nam. Như vậy, Việt Nam chỉ có mạnh lên thì mới có thể tham gia thành công trong hội nhập thời gian tới.

Nguồn: NangluongVietnam.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ