7 xu hướng phát triển đô thị Hà Nội và tác động tới hạnh phúc cộng đồng

0

Nhiều người dân và các chuyên gia đô thị đang mơ về một Hà Nội sôi động với thiên nhiên, hồ nước, chợ dân sinh, công viên, các địa điểm vui chơi vơi sự giao tiếp của con người, một thành phố phản ánh cấu trúc xã hội phong phú và môi trường lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng những nghiên cứu về xu hướng phát triển đô thị HN sau đây của nhà nghiên cứu Stephanie Geertman chỉ ra một sự thực khác.

Xu hướng thứ nhấtsự lựa chọn hướng phát triển đô thị dành cho ô tô. Mục đích đằng sau các phương tiện giao thông cơ giới là để đi lại nhanh hơn, làm được nhiều việc hơn, năng động hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Ô tô tất nhiên cũng là một biểu tượng quan trọng của địa vị. Mặc dù Hà Nội là thành phố của những con phố nhỏ, khi người dân giàu có hơn họ thường mong muốn có một chiếc ô tô to hơn so với ô tô của hàng xóm mình. Tuy nhiên, các đường phố ở Hà Nội đã trở nên quá đông đúc, và vào giờ cao điểm, giao thông có thể bị đứng yên hoàn toàn.

Kết quả là, người dân lãng phí thời gian và nhiên liệu, và thành phố phải chịu mức độ ô nhiễm không khí cao vượt mức cho phép; kéo theo đó, người dân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp. Bằng chứng khoa học cho thấy rằng những người đi trên đường dưới mọi hình thức tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn do thực tế họ là một phần của các phương tiện giao thông cơ giới (Han & Naeher 2006).

Đặc biệt là trường hợp của những người đi xe máy và những người khác trên đường phố tiếp xúc trực tiếp với các phương tiện cơ giới. Sự ô nhiễm không khí này gây ra các vấn đề về sức khỏe như hen suyễn, đột quỵ và sự suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống trong thành phố.

Xu hướng thứ hai liên quan đến xu hướng thứ nhất: sự biến mất của những không gian nơi người dân có thể đi bộ hoặc đạp xe. Điều này dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động thể chất duy nhất chúng tôi quan sát được trong thành phố Hà Nội là người dân vẫn tập thể dục trong công viên và quanh các hồ. Sự thay đổi từ việc đi lại chủ động (đi bộ và đạp xe) sang đi lại bị động (sử dụng phương tiện cơ giới), và sự giảm sút các giao tiếp xã hội trong thành phố, có tác động lớn tới sức khỏe của người dân.

Hoạt động thể chất hàng ngày là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Điều quan trọng là con người cần biết rằng ngay cả một mức độ vận động thể chất vừa phải cũng có thể giảm nguy cơ của rất nhiều căn bệnh mãn tính. Cụ thể, hoạt động thể chất có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư dạ dày (nguy cơ mắc bệnh có thể giảm tối đa tới 50%), ung thư vú ở phụ nữ, tiểu đường nhóm 2 (nguy cơ hình thành bệnh có thể giảm tới 50%), bệnh loãng xương (xương yếu và dễ bị gãy), bệnh viêm khớp (hoạt động thể chất làm gia tăng chức năng, giảm triệu chứng, và giảm nhu cầu uống thuốc) và béo phì. Một câu nói phổ biến ở Hà Nội là “người dân ở đây không thích đi bộ / đạp xe”. Chính xác hơn thì câu nói  đó phải là “Thành phố này không được thiết kế để tạo điều kiện cho việc đi bộ / đạp xe”.

Điều quan trọng là trong khi tất cả mọi người phải chịu sự ô nhiễm, những người đặc biêt bị ảnh hưởng bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, người nghèo và những người đã có những vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, hen suyễn và tiểu đường: có nghĩa là, một phần lớn dân cư.  cần phải chú ý rằng trong khi hoạt động thể chất là quan trọng cho sức khỏe và hạnh phúc, dễ dàng hơn rất nhiều để duy trì một chế độ dinh dưỡng tích cực; phòng tập thể dục và thậm chí là công viên không thay thế được cho một thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đạp xe nơi người dân có thể đi bộ hoặc đạp xe để đi lại. Do đi bộ và đạp xe, cùng với các phương tiện công cộng, là các hình thức đi lại tiết kiệm diện tích nhất, việc giảm các hình thức đi lại này góp thêm phần vào ùn tắc giao thông, dẫn đến một vòng quay luẩn quẩn nơi giao thông tiếp tục trở nên tồi tệ hơn do các hình thức đi lại tiết kiệm diện tích trở nên quá bất tiện và nguy hiểm để được lựa chọn.


(Ảnh: KTS Nguyễn Bắc)

Xu hướng thứ basự biến mất của các không gian nơi người dân có thể giao tiếp, nơi họ có thể gặp gỡ người khác và kết bạn mới. Các không gian công cộng bao gồm các công viên, sân chơi và hồ, các chợ dân sinh, và thậm chí cả vỉa hè, các con phố đi bộ và không gian ở trước các ngôi nhà. Như đã được nhắc đến ở trên, tất cả những không gian này là vô cùng quan trọng cho các sự giao tiếp xã hội và hoạt động thể chất, và chất lượng của chúng góp phần làm tăng tình cảm của người dân và sự gắn bó của họ đối với thành phố. Một thành phố Hà Nội quyến rũ trước kia đang đánh mất đi rất nhiều thứ làm cho nó  trở nên đặc biệt và giá trị khi những không gian công cộng bị phá hủy và những không gian mới không  được xây dựng trong những khu vực mới.

Xu hướng thứ tưthiết kế của một thành phố mới cho những người giàu, từ các trung tâm thương mại tới các khu dân cư. Điều này dẫn đến sự phân biệt lớn và góp phần làm tăng sự căng thẳng trong người dân. Nó cũng bao gồm việc cắt giảm các thực phẩm tươi sống với giá cả phải chăng và các sản phẩm truyền thống khác, đồng nghĩa với một chế độ ăn uống kém lành mạnh hơn cho người giàu và ít cơ hội kiếm tiền hơn cho người nghèo.


(Ảnh: Vũ Duy Thắng – Hanoi Lovely Group)

Xu hướng thứ nămsự thay thế các địa điểm có tính lịch sử và truyền thống, những địa điểm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Các địa điểm truyền thống có vai trò như những biểu tượng, tạo ra sự liên tục ở các địa điểm, và đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của người dân về thành phố, trong sự cảm nhận rằng chúng là “một phần của thành phố”, để có thể nhận ra thành phố và gắn bó với nó. Ngày nay những địa điểm này được thay thể bởi những không gian và những tòa nhà vô danh. Kết quả là con người cảm thấy ít gắn bó với thành phố và thậm chí là ít gắn bó với nhau. Nguy cơ của sự cô lập gia tăng và kéo theo đó là nguy cơ trầm cảm, cũng như nguy cơ phá hoại và các hành động phạm tội khác.

Xu hướng thứ sáusự phát triển của các khu vực chuyên môn hóa, đồng nhất. Các địa điểm dân cư như Ciputra không có các dịch vụ và nơi làm việc. Điều này làm tăng lưu lượng giao thông trong thành phố, đặc biệt là các phương tiện cơ giới cá nhân, góp phần lớn vào ô nhiễm và nhiều căn bệnh khác nhau. Thêm vào đó, giao thông góp phần lớn làm gia tăng sự căng thẳng, và do đó tác động tiêu cực tới chức năng của tim, cũng như dẫn đến trầm cảm. Nhiều phương tiện giao thông hơn cũng có nghĩa là ít các hoạt động vui chơi ngoài trời, ít giao tiếp xã hội và ít sự đi lại độc lập của trẻ em và người già, do đó góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống cho dù thu nhập tăng lên.

Xu hướng thứ bảysự ‘văn minh hóa’ thông qua việc cấm các hoạt động phi chính thức và giảm sự đa dạng địa phương trong cấu trúc đô thị. Các hoạt động phi chính thức trên đường phố Hà Nội, như những người bán hàng ăn, các quán ăn nhỏ và những người bán hàng rong và các hoạt động khác là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày. Những hoạt động này tạo ra một nét văn hóa quan sát và được quan sát, sự giao tiếp giữa những người dân trong thành phố, và chúng tạo ra những việc làm, những thực phẩm và các sản phẩm khác với giá cả phải chăng cho những người không khá giả.

Ở Hà Nội, đây là một nét văn hóa truyền thống quan trọng thậm chí ngay cả những người mới giàu lên đi xe ô tô cũng thích ngắm nhìn sự phong phú của những quán ăn, nhà hàng và các quán cà phê vỉa hè. Bạn có thể thấy có những người đi những chiếc ô tô to dừng lại ở các quán ăn nổi tiếng trên vỉa để ăn. Văn hóa này được đánh giá cao không chỉ bởi khách du lịch mà còn bởi những người dân địa phương và là một phần quan trọng của bản sắc thành phố. Bởi vậy chúng tôi tin rằng tôn trọng nền kinh tế phi chính thức và lối sống trong thiết kế khu đô thị mới sẽ góp phần tạo nên một thành phố sống tốt ở Hà Nội.

Một khía cạnh quan trọng khác là sự đa dạng trong cấu trúc đô thị. Rất nhiều khu đô thị mới được thiết kế một cách đồng nhất. Người dân cần sự đa dạng, sôi động và độc đáo. Giữ một hình thức đa dạng và khuyến khích sản xuất hộ gia đình sẽ hỗ trợ sự sáng tạo và đóng góp, sự gắn kết, và một cấu trúc xã hội mạnh mẽ, bền vững và lành mạnh.

Do đó, rất nhiều xu hướng trong phát triển đô thị ở Hà Nội theo quan điểm của chúng tôi không hỗ trợ cho sức khỏe và hạnh phúc của người dân trong thành phố.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Theo: Stephanie Geertman – HealthBridge Canada

Nguồn: ashui.com/mag/tuongtac/phanbien/3643-7-xu-huong-phat-trien-do-thi-ha-noi-va-tac-dong-toi-hanh-phuc-cong-dong.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ