Dữ liệu đã thay thế dầu mỏ trở thành bá chủ mới của nền kinh tế

0

Thời thế đã thay đổi, dầu mỏ không còn là thứ khiến cả nền kinh tế vận hành nữa, thay vào đó, người nắm được dữ liệu lớn sẽ trở thành bá chủ, có khả năng thống trị cả nền kinh tế thế hệ mới.

Không thể phủ nhận đóng góp to lớn của dầu mỏ đối với nền văn minh nhân loại, trong đó có lĩnh vực công nghệ. Thế nhưng, ngày nay, ánh hào quang của ngành công nghệ số có vẻ như đang khỏa lấp chính “cha đẻ” của mình.

Dữ liệu đã soán ngôi dầu mỏ như thế nào?

Những “nhà máy dữ liệu” mọc lên thay thế cho các nhà máy lọc dầu.

Chúng ta đã trải qua quá nhiều thế kỉ bị phụ thuộc vào nguồn “máu đen” của trái đất – dầu mỏ. Và đây lại là thứ tài nguyên hữu hạn khi bị khai thác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu mỏ đang bắt đầu cạn kiệt còn dữ liệu càng sử dụng thì càng được nhân lên. Mặt khác, khai thác dầu mỏ khiến môi trường sống bị ô nhiễm, trong khi, dữ liệu càng phát triển, người tiêu dùng càng được lợi.

Giá dầu hiện nay đã giảm xuống mức thấp nhất trong nửa đầu năm 2017 do sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến, gây tác động xấu đến môi trường. Thêm vào đó, nhu cầu dầu từ Trung Quốc giảm mạnh còn Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thì không chịu cắt giảm bớt sản lượng.

Trái ngược với sự lụi tàn của đế chế dầu mỏ, những gã khổng lồ công nghệ đang kiểm soát một lượng dữ liệu lớn và giữ vị trí cao trên thị trường. 5 ông lớn: Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft đang là 5 công ty có giá trị cao nhất trên thế giới hiện nay. Lợi nhuận của họ đang tăng lên mỗi giây. Chỉ tính riêng trong quý 1/ 2017, những công ty này đã thu về 25 tỷ USD lợi nhuận hoạt động. Amazon chiếm một nửa số đô la chi tiêu trực tuyến ở Mỹ. Google và Facebook chiếm gần như tất cả sự tăng trưởng doanh thu trong quảng cáo số ở xứ cờ hoa năm 2016. Dường như không gì có thể ngăn cản được những gã khổng lồ này thống trị nền kinh tế thế hệ mới trong một tương lai gần.

Nhân loại ngày càng phụ thuộc vào các ông lớn công nghệ.

Mặc dù được dự đoán là sẽ thống trị nền kinh tế, nhưng thật khó để phủ nhận lợi ích mà 5 gã khổng lồ này đã và đang mang lại cho người tiêu dùng. Hiếm có ai tìm kiếm thông tin mà không sử dụng Google, người ta hẳn sẽ cảm thấy rất buồn tẻ nếu không được kết nối với nhau hàng ngày trên Facebook, và Amazon đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên khắp toàn cầu với thời gian giao hàng cực nhanh.

Dữ liệu lớn không chỉ giúp 5 gã khổng lồ mang lại cho người tiêu dùng những tiện ích tuyệt vời, nó còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhờ dữ liệu lớn, các thuật toán có thể đoán được khi nào thì một cái động cơ phản lực chuẩn bị hỏng, khi nào một người sắp mắc bệnh hay khi nào họ đang gặp nguy hiểm, và thông báo cho người tiêu dùng để kịp thời xử lý.

Sự bành trướng của dữ liệu cũng là dấu hiệu cho những tác động có yếu tố quyết định đến nền kinh tế, chính trị toàn cầu. Hẳn bạn vẫn còn nhớ Wanna Cry – những con vi rút nhỏ bé đánh cắp dữ liệu và đòi tiền chuộc. Rõ ràng sự xâm nhập “ảo” đã gây ra những tổn thất “thực”. Và trong tương lai không xa, khi các ông lớn công nghệ “trở tay”, có lẽ cả thế giới cũng phải theo đó mà “chuyển mình”.

Thời hoàng kim của dữ liệu thật sự đang đến rất gần.

Giá trị khổng lồ của dữ liệu (mà bạn đang vô tình cho đi mỗi ngày)

Google, Facebook, Amazon hay Instagram mang đến cho bạn nhiều tiện ích như vậy. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi, mỗi ngày bạn sử dụng tiện ích của những gã khổng lồ này, bạn đã “cho đi” bao nhiêu dữ liệu và những dữ liệu về bạn đáng giá bao nhiêu không?

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nếu nói: mọi sinh hoạt thường ngày của bạn đều có khả năng cung cấp dữ liệu. Chính nhờ sự phát triển của smartphone và internet, lượng dữ liệu lan toả ra trở nên phong phú và có giá trị hơn bao giờ hêt. Dù bạn chạy bộ, đi du lịch ở bất cứ đâu trên thế giới, hay chỉ ở nhà, xem TV, đọc báo, bạn đều có thể phát sinh ra những dấu vết số khi thiết bị của bạn đang kết nối vào mạng. Dấu vết số này sẽ trở thành lượng dữ liệu mà các “ông lớn” luôn thèm khát. Và nếu thiết bị điện tử của 7 tỉ người khác trên thế giới cũng đang kết nối vào mạng như bạn, lượng dữ liệu sẽ tăng lên với tốc độ chóng mặt. Một số người ước tính rằng, chỉ riêng những chiếc xe tự hành thôi đã có thể tạo ra 100 gigabyte mỗi giây.

Chưa hết, những con số còn có thể nhân lên gấp bội nhờ vào hiệu ứng mạng lưới (network effect). Chẳng hạn, hầu hết mọi người tham gia Facebook đều với mục đích kết nối. Số khác lại biến Facebook thành công cụ thương mại điện tử. Càng nhiều người tham gia Facebook, chúng ta càng có thêm nhiều lý do để tham gia kết nối cùng họ. Kéo theo đó, lượng thông tin người dùng cung cấp cũng sẽ nhân lên chóng mặt. Nhờ hiệu ứng mạng lưới này, những gã khổng lồ sẽ thu được lượng dữ liệu không tưởng.

Vậy bạn có thắc mắc, những ông lớn đó dùng mọi “thủ đoạn” để thu thập dữ liệu tưởng chừng như không đáng giá 1 xu của bạn để làm gì không? Chúng ta đều biết một status Facebook sẽ thể hiện cảm xúc, sở thích,… của bạn. Một món hàng được mua trên Amazon có thể đại diện cho thị hiếu. Và Google luôn biết con người muốn tìm kiếm điều gì thậm chí đến những đâu. Nhờ vậy bằng cách này hay cách khác, người bán có thể hiểu rõ bạn như lòng bàn tay. Họ sẽ đưa ra những mặt hàng, thậm chí những “chiêu trò” chuẩn xác khiến bạn không ngần ngại mà móc hầu bao của mình. Dựa vào một thứ gọi là trí tuệ nhân tạo (AI), việc đoán biết trước mong muốn của con người sẽ không còn là điều viễn vông.

Bằng việc sử dụng dịch vụ định vị của Google, mỗi bước di chuyển của bạn đều được theo dõi và lập bản đồ.

Thương mại điện tử lên ngôi trong thời đại “dữ liệu hóa”

Chúng ta đã nhìn thấy một tương lai bùng nổ của dữ liệu. Tất yếu, tương lai cũng sẽ mở ra cho những ai biết nắm bắt sức mạnh của dữ liệu.

Bill Gate đã từng nói: “Từ 5 đến 10 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh qua Internet, thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa”. Nói cách khác thương mại điện tử sẽ là một trong những xu hướng dẫn đầu trong kinh doanh ngày nay và xa hơn nữa. Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2017 dự đoán rằng: Với sự tăng trưởng lên tới 22%/ năm, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ USD trong 5 năm tới… Việc đặt hàng và trả một khoản ship đã trở nên quá quen thuộc. Và người bán, muốn bán hàng đôi khi không cần bỏ ra quá nhiều để chi cho một cơ sở kinh doanh xa hoa. Cách đơn giản và tiết kiệm nhất chính là sở hữu một cửa hàng “ảo” với doanh thu “thực”.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Eraweb

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ