3 lý do phổ biến của nỗi bất an và cách khắc phục chúng

0

Kiểu tuổi thơ bạn có, các chấn thương tâm lý trong quá khứ, những trải nghiệm gần đây về thất bại và bị người khác từ chối, nỗi cô đơn, lo sợ trong giao tiếp, các niềm tin tiêu cực về bản thân, khao khát sự hoàn hảo, hoặc có cha mẹ/bạn đời hay chỉ trích đ

Bạn nghi ngờ bản thân và thấy thiếu tự tin? Bất chấp những thành tích của mình, bạn vẫn cảm thấy mình chỉ là kẻ giả mạo và sẽ có ngày bị phanh phui? Bạn cảm thấy mình không xứng đáng với một tình yêu lâu bền và sẽ có lúc người yêu/bạn đời bạn bỏ bạn? Bạn ru rú trong nhà, sợ đi ra ngoài và gặp những người mới bởi bạn thấy mình không có gì để cho họ? Bạn thấy bạn mập, tẻ nhạt, ngu ngốc, tội lỗi hoặc xấu xí? 

Hầu hết chúng ta đều có lúc cảm thấy bất an, nhưng một số người cảm thấy bất an trong phần lớn đời họ. Kiểu tuổi thơ bạn có, các chấn thương tâm lý trong quá khứ, những trải nghiệm gần đây về thất bại và bị người khác từ chối, nỗi cô đơn, lo sợ trong giao tiếp, các niềm tin tiêu cực về bản thân, khao khát sự hoàn hảo, hoặc có cha mẹ/bạn đời hay chỉ trích đều có thể góp phần tạo nên sự bất an ở bạn. Sau đây là ba dạng phổ biến nhất:

KIỂU 1: BẤT AN DO THẤT BẠI HOẶC BỊ NGƯỜI KHÁC TỪ CHỐI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Chia tay, ly hôn, bạn đời chết, mất việc, gặp các vấn đề về sức khỏe,… là một số lý do ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác hạnh phúc của một người. Các sự kiện bất hạnh sẽ tác động đến lòng tự tin của bạn. Bên cạnh đó, việc bị người khác khước từ cũng dễ khiến chúng ta có cái nhìn tiêu cực về chính mình và về người khác. Bạn hãy hiểu rằng thất bại xảy ra với mọi người và xảy ra thường xuyên, nhưng nhiều người vẫn kiên cường bất chấp thất bại để rồi họ giành được thành công chung cuộc.

Một số công cụ bạn có thể dùng để vượt qua nỗi bất an do bị thất bại và bị từ chối:

– Cho bản thân thời gian để chữa lành và để thích ứng với hoàn cảnh mới

– Bước ra ngoài và dự phần vào cuộc sống, theo đuổi những sở thích và mối quan tâm của bản thân

– Tìm đến bạn bè và người nhà để có được sự an ủi và tạm quên đi nỗi buồn

– Xin ý kiến từ những người mà bạn tin tưởng

– Cố gắng kiên cường và tiếp tục hướng đến các mục tiêu của bản thân

– Sẵn sàng thử một chiến lược khác nếu cần thiết

KIỂU 2: THIẾU TỰ TIN VÌ NGẠI GIAO TIẾP

Trong những bối cảnh giao tiếp như tiệc tùng, họp mặt gia đình, phỏng vấn, hẹn hò,…, nỗi sợ bị người khác đánh giá tiêu cực có thể khiến bạn lo lắng và tự ti. Kết quả là bạn né tránh những tình huống xã giao, cảm thấy lo lắng khi tham gia các sự kiện giao tế, hoặc tự ti và không thoải mái trong các bối cảnh đó. Nguyên nhân của ngại giao tiếp bắt nguồn từ những trải nghiệm quá khứ như bị bắt nạt, bị cô lập, cha mẹ hay chỉ trích hoặc cha mẹ hay gây áp lực cho con, hoặc do bản thân bạn nhạy cảm quá mức về cách người khác nhìn nhận bạn. Nhưng bạn hãy hiểu rằng trong phần lớn trường hợp, người ta tập trung vào việc họ được người khác nhìn nhận thế nào hơn là việc đi đánh giá, xét nét người khác. Những người hay phán xét và cô lập người khác thường là để che đậy nỗi bất an của chính họ, và do đó ý kiến của họ về bạn có thể ít chính xác; có thể họ chú trọng đến những giá trị giả tạo thay vì chú trọng vào nhân cách và phẩm giá.

Dưới đây là một số công cụ có thể giúp bạn khắc phục nỗi bất an trong các tình huống xã giao:

– Tranh luận lại với “nhà phê bình” bên trong bạn. Hãy nhắc bản thân về tất cả những phẩm chất mà bạn có, rằng những phẩm chất đó cũng khiến bạn thú vị, hài hước hoặc cũng khiến bạn là một người bạn/bạn đời tốt.

– Chuẩn bị trước. Hãy nghĩ ra một số đề tài để nói chuyện: các sự kiện gần đây, những bộ phim bạn đã xem, các thú tiêu khiển, công việc hoặc gia đình của bạn,…

– Tránh né xã giao sẽ chỉ khiến mọi thứ tệ hơn. Vì thế hãy cứ đến dự tiệc hoặc đến một cuộc hẹn kể cả khi bạn đang hồi hộp. Sự bất an trong bạn thường sẽ giảm đi một khi bạn tương tác với những người khác – nếu không phải ngay từ lần đầu tiên hoặc lần thứ hai, thì nó cũng sẽ thuyên giảm một khi bạn đã quen với việc giao tiếp.

– Đặt ra cho bản thân một mục tiêu rõ ràng, thực tế. Mục tiêu có thể là nói chuyện với ít nhất hai người hoặc là trò chuyện để tìm hiểu thêm về công việc và sở thích của ai đó.

– Cố gắng tập trung vào những người đang trò chuyện với bạn để bớt tập trung vào bản thân. Tập quan sát và chú ý đoán xem người khác hình như đang làm gì và đang cảm thấy gì. Thử để ý xem bạn và họ có điểm chung nào không, hoặc bạn có thể học từ họ kỹ năng nào mới không?

KIỂU 3: BẤT AN DO CẦU TOÀN

Một số người đặt tiêu chuẩn rất cao cho những việc họ làm. Rủi thay, cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý chúng ta. Nếu bạn thường xuyên bị thất vọng bởi cuộc sống và cứ đổ lỗi cho bản thân vì mọi thứ diễn ra không hoàn hảo, bạn sẽ bắt đầu thấy bất an và thấy bản thân vô giá trị. Cố gắng hết mình là tốt, nhưng cầu toàn là một tính cách thiếu lành mạnh. Dằn vặt bản thân và thường xuyên lo lắng vì nghĩ mình không đủ giỏi/tốt/đẹp có thể khiến bạn bị trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống và mệt mỏi kinh niên.

Dưới đây là các cách khắc phục tính cầu toàn:

– Hãy cố gắng đánh giá bản thân dựa trên mức độ nỗ lực bạn đầu tư cho nhiệm vụ thay vi dựa trên kết quả sau cùng. Nỗ lực của bạn là thứ bạn kiểm soát được, trong khi kết quả sau cùng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài.

– Hãy nghĩ xem hiệu quả công việc của bạn sẽ khác biệt ra sao nếu bạn bớt cầu toàn. Liệu thời gian và công sức dành cho việc kiểm tra đi kiểm tra lại email hoặc tỉ mẩn trả lời từng email một có thật sự bõ công không?

– Tính cầu toàn thường dựa trên suy nghĩ tất-cả-hoặc-không-gì-cả, vì vậy hãy cố gắng dung hòa hai thái cực đó. Bạn có cách nhìn nhận nào bao dung và thấu hiểu hơn đối với vấn đề nào đó không? Bạn có tính đến hoàn cảnh khách quan khi đánh giá công việc của bản thân? Kể cả khi kết quả cuối cùng không hoàn hảo, bạn vẫn học được hay đạt được điều gì đó chứ?

– Người cầu toàn thường yêu thương bản thân theo kiểu có-điều-kiện. Họ thích chính họ khi thể hiện của họ ở mức tốt nhất và ghét chính họ khi mọi thứ không theo ý họ muốn. Bạn có thể học cách yêu thích chính mình kể cả khi bạn không đạt được kết quả hoàn hảo không? Hãy tập trung vào những phẩm chất bên trong bạn như tính cách, sự chân thành, hay các giá trị tốt đẹp, thay vì chỉ tập trung vào điểm số, thứ hạng, mức lương, số đo hình thể, số người thích bạn,…

Triệu Khánh Ngọc sưu tầm và lược dịch

https://www.facebook.com/ngockhanhtrieu.ngo

Bài gốc: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-mindful-self-express/201512/the-3-most-common-causes-insecurity-and-how-beat-them

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/3-ly-do-pho-bien-cua-noi-bat-an-va-cach-khac-phuc-chung

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ