8 cách để đá bay sự tủi thân
Sẽ hoàn toàn bình thường nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy tồi tệ – thực tế việc thả lỏng các cảm xúc thay vì đè nén nó, sẽ tốt hơn cho chính bạn.
Tuy nhiên vấn đề sẽ phát sinh nếu bạn mắc kẹt trong cảm giác tủi thân và lặp lại điều đó bất cứ khi nào và phải tình huống khó khăn. Sự tủi thân khiến chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ những bài học học được từ sai lầm. Nó cũng ngăn chúng ta trở nên mạnh mẽ, tìm kiếm giải pháp để đạt được điều chúng ta muốn về lâu về dài.
Thường xuyên cảm thấy tủi thân trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm. Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch vành. Trái ngược với những gì bạn nghĩ về sự tủi thân, tự nó không phải là cảm xúc. Nó là một trạng thái tâm lý. Nó xảy ra khi bạn tập trung quá nhiều về các vấn đề của bản thân và tin mình là nạn nhân. Trạng thái tâm lý này khiến bạn cảm thấy những cảm xúc như buồn bã, lo âu, tổn thương và bất lực.
Thật dễ chịu khi đắm chìm vào lòng thương thân trong một thời gian ngắn nhưng nếu chúng ta ở trong nó quá lâu, nó trở thành một cái hố đen rất khó để leo ra. Tin tốt là có một số cách để thoát khỏi tình trạng này sớm.
1. Trước tiên hãy thương cảm cho bản thân
Khi một thứ gì đó không theo ý bạn muốn, thay vì cố mỉm cười chịu đựng, hãy cho phép bản thân cảm thấy buồn. Chúng ta buộc phải cảm nhận rất nhiều những cảm xúc khác nhau. Cố gắng lạc quan giữa thời điểm khó khăn có nghĩa là bạn phải đè nén những cảm xúc thực sự xuống. Nó không tốt cho bạn và cũng không tốt cho người khác bởi những cảm xúc buồn chắc chắn sẽ trở lại vào thời gian sau.
Hãy cho phép bản thân thực sự cảm thấy điều bạn đang cảm thấy. Hãy thương cảm bản thân như cách bạn thường làm với những người thân yêu. Hãy kết nối với người khác và nhờ sự giúp đỡ khi cần. Hãy để người khác bên cạnh bạn nếu họ muốn thế.
Điều này sẽ giúp bạn thực sự kết nối với cảm xúc của mình và cảm thấy được ủng hộ. Và khi bạn làm thế, bạn sẽ không có cảm giác tủi thân sau này.
2. Nhận thức sự ảnh hưởng của việc tủi thân
Có một bước ngoặt giữa cảm xúc buồn đau lành mạnh và sự tủi thân. Cảm thấy tủi thân, mặc cảm không chỉ làm bạn cảm thấy tồi tệ mà còn khiến người khác thấy tồi tệ. Không nhiều người muốn ở quanh bạn nếu bạn luôn luôn xuống dốc tinh thần. Họ thậm chí còn cảm thấy tội lỗi vì vui vẻ xung quanh bạn.
Sẽ không lâu trước khi bè bạn bắt đầu tránh bạn, bởi họ không còn thoải mái bên bạn nữa. Thay vì xem điều đó là một tác nhân mới để tổn thương hãy nhận thức được rằng bạn đang đối xử tệ với bản thân như thế nào.
Không ai có thể bắt bạn cảm thấy bất cứ điều gì, chỉ duy nhất bạn kiểm soát được cảm xúc của mình. Hãy nhận thức được sự khổ sở mà bạn tạo ra và đưa ra quyết định cứng rắn để thay đổi nó.
3. Từ chối trở thành một nạn nhân
Tâm lý nạn nhân khá thường xuyên là nguyên nhân của hành vi tủi thân. Nó được gọi là vòng lặp tâm lý và vì lý do nào đó chúng ta chọn cách đổ lỗi cho người khác vì những gì mình cảm thấy.
Đầu tiên điều này mang lại cảm giác dễ chịu bởi là nạn nhân, ai đó khác sẽ cứu chúng ta khỏi vấn đề của mình. Điều đó giúp chúng ta cảm thấy được che chở và thật dễ chịu khi biết có ai đó quan tâm đến chúng ta. Chúng ta cảm thấy mình quan trọng.
Cảm xúc này thật dễ gây nghiện và nó phá hủy những mối quan hệ của chúng ta. Hầu hết mọi người đều không muốn giao du với người luôn tìm thấy sự tiêu cực trong bất cứ điều gì họ nói và làm. Những người luôn giải cứu chúng ta cũng dần cảm thấy mệt mỏi vì phải gánh quá nhiều trách nhiệm.
Hãy tự nhủ rằng những mối quan hệ là quá quan trọng để có thể hủy hoại. Hãy lấy lại vị thế của mình và từ chối trở thành nạn nhân. Hãy xử lý mọi chuyện như một người lớn có trách nhiệm và tìm kiếm vai trò của mình trong mọi tình huống.
4. Thay đổi những câu hỏi bạn tự hỏi bản thân
Là con người, chúng ta tự hỏi bản thân vô số câu hỏi. Thực tế đó là cách chúng ta giao tiếp với chính mình. Và những câu trả lời chúng ta nhận được dựa trên chất lượng của câu hỏi.
Câu hỏi mà các nạn thân thường tự hỏi nhất là “tại sao?”
Tại sao điều này xảy ra với tôi?
Tại sao cô ấy làm vậy?
Tại sao anh ấy đối xử với tôi tệ vậy?
Vấn đề là những câu hỏi đó kém chất lượng bởi tâm trí sẽ ngay lập tức trả lời những câu hỏi đó, câu trả lời cũng kém chất lượng nốt. Ví dụ:
“Bởi mày không đủ tốt..”
“Bởi cô ấy không thích mày”
“Bởi anh ta không trân trọng mày…”
Bất cứ câu hỏi nào bắt đầu với “Tại sao” sẽ giữ bạn mắc kẹt trong tình huống hiện tại như một nạn nhân.
Hãy xóa “Tại sao” khỏi từ điển của mình và thay bằng “Cái gì”, “Như thế nào” và “Khi nào”.
Ví dụ:
“Tôi có thể làm gì để có kết quả khác?”
“Khi nào tôi nên liên hệ với cô ấy và giải thích những gì mình cảm thấy?”
“Làm thế nào tôi có thể thay đổi tình huống”
Khi bạn thay đổi chất lượng câu hỏi, bạn sẽ để ý thấy mình trở nên mạnh mẽ hơn bất kể hành động của người khác như thế nào.
5. Chịu trách nhiệm cho cảm nhận của mình
Có rất nhiều cách để chúng ta nhìn nhận một tình huống. Nhưng nếu bạn thường đóng vai nạn nhân, thì hầu như bạn chỉ nhìn thấy mọi thứ theo một cách nhất định. Cách chúng ta lọc thông tin ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận mọi chuyện và nó lại dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ và hiện tại của bạn. Nếu bạn liên tục thấy mọi thứ theo cách tiêu cực trong quá khứ, nó chắc chắn sẽ tiếp diễn trừ khi bạn tự nhận thức được điều này.
Nhà tâm lý học Amy Morin tuyên bố rằng trạng thái cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận thực tế. Và cách chúng ta nhìn nhận thực tế ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm xúc.
Không ai có thể thể bắt chúng ta thấy bất cứ thứ gì theo cái cách mà chúng ta thấy. Và cái cách chúng ta thấy chưa chắc đã là cách mọi thứ thực sự diễn ra.
Nhận thức của chúng ta tạo ra sự thực và bằng cách thay đổi điểm nhìn chúng ta có thể thay đổi bất cứ trải nghiệm nào. Hãy chịu trách nhiệm về cách bạn nhìn một tình huống và thử thách bản thân nhìn nó theo một cách khác.
Nếu bạn cảm thấy tồi tệ về một trải nghiệm, hãy lấy ra một tờ giấy và viết danh sách những hướng nhìn mà bạn có thể nghĩ ra. Bạn sẽ ngạc nhiên vì mình có nhiều lựa chọn như thế nào.
6. Hãy can đảm và tử tế với chính mình
Cần can đảm để nhìn vào gương và nhận ra trách nhiệm của mình trong mỗi vấn đề nhưng đó là cách duy nhất để có thể thay đổi một cách bền vững.
Luôn có hai phần trong bất cứ tình huống nào, dù đó là bất đồng với người khác hay công việc mà bạn không được nhận. Khi chúng ta nhìn vào phần của mình, chúng ta sẽ nhận thức được lần tới phải thay đổi hoặc cải thiện những gì.
Hãy tử tế với bản thân trong suốt quá trình. Quan sát bản thân và cho chính mình lời khuyên như bạn sẽ làm với người bạn thân. Khi bạn làm thế bạn sẽ để ý thấy sự tủi thân giảm dần và cảm giác mạnh mẽ tăng lên. Bạn sẽ luôn phát triển bản thân và lợi ích từ mỗi tình huống.
7. Ghi nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Tư duy chính của việc tự thương hại là có một mặc định tiêu cực. Điều đó có nghĩa là chúng ta hiếm khi nhìn vào những điều tốt đẹp mà chúng ta có trong cuộc sống. Bởi vậy, cách nhanh nhất để vượt qua điều này đó là luyện tập tập trung vào cái tốt. Bạn hãy duy trì một cuốn nhật ký biết ơn, mỗi ngày ghi lại 5-10 điều tốt đẹp trong cuộc đời mình. Hãy cố gắng ghi lại những điều khác nhau mỗi ngày. Từ những điều giản đơn thì có mái nhà che chở trên đầu hoặc nhận được thanh toán.
Thay vì chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực, hãy thật tỉnh táo. Dần dần bạn sẽ trở nên tích cực hơn.
8. Để ý đến những người kém may mắn hơn
Với những thảm họa liên tục xảy ra trên thế giới ngày nay, thật dễ để tìm thấy những người kém may mắn hơn. Đó là lòng thương xót được sử dụng theo một cách tích cực.
Cái người đối xử thô lỗ với bạn ngày hôm qua chỉ là một chút tổn thương so với những người gần đây mất nhà trong vụ hỏa hoạn. Đó mới là nỗi đau lớn. Họ cố gắng ổn định lại cuộc sống và giúp đỡ người khác. Thay vì bị cuốn vào sự tuyệt vọng của chính mình, hãy tìm cách giúp người khác và tạo nên sự khác biệt.
Đóng góp là một trong những cách nhanh nhất để cảm thấy hạnh phúc và đem sự chú ý khỏi bản thân. Nó cũng tạo sự kết nối tích cực với người khác. Bạn sẽ cảm thấy bạn đang làm điều tốt đẹp cho thế giới và có ý nghĩa gì đó.
Theo https://www.lifehack.org/articles/communication/why-and-how-let-your-self-pity.html
Dịch
https://fashionbible.vn/living/phong-cach-song/8-cach-de-da-bay-su-tui-than.html?fbclid=IwAR3TL72N9hnLHAo5dil7EFQDAV8gToAskuvQS__ZLaTKw2RjRPPAlkeJSZo
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/8-cach-de-da-bay-su-tui-than