Cách nhận biết một người có phúc đức hay không của cổ nhân

0

Cổ ngữ có câu: “Quan đức vu nhẫn, quan phúc vu lượng”, tức là muốn biết một người có đức hay không thì phải xem khả năng nhẫn nhịn của người ấy, còn muốn biết một người có phúc khí hay không thì phải xem người ấy có tấm lòng rộng lượng hay không.

Xem đức tại nhẫn

Chữ “nhẫn” mang ý nghĩa vô cùng thâm sâu, nội dung của nó cũng rất toàn diện. Phải nhẫn nhịn những gì? Ví dụ như, khi thấy những lợi ích ở trước mắt liền có thể kiềm chế lòng tham, hay khi nhìn thấy lợi ích liền nghĩ tới đạo nghĩa, nếu của cải không phù hợp đạo nghĩa thì sẽ không lấy, đây chính là biểu hiện của đức hạnh.

Khi nhìn thấy cái đẹp ở trước mắt mà có thể khắc chế được sắc tâm, không phóng túng hành vi của mình, đây cũng là biểu hiện của đức hạnh. Có người phỉ báng, không hiểu được ta, chỉ trích, oán hận ta nhưng ta vẫn có thể kiềm chế không đi tranh luận, không trả thù, không đối đầu với họ, đây cũng là biểu hiện của đức hạnh.

Bởi vậy, người xưa nói rằng: “Hết thảy các pháp có thành hay không đều là do nhẫn”, mọi sự tình đều phụ thuộc vào việc một người chịu đựng được khó khăn đến mức nào. Lúc nghèo khó, một người có thể chịu đựng được cuộc sống bần hàn, làm việc chăm chỉ và tạo ra thiên hạ bằng chính đôi tay của mình. Khi mọi thứ suôn sẻ, một người được người khác khen ngợi, người ấy có thể cưỡng lại niềm vui và không tự cao. Đây cũng chính là biểu hiện đức hạnh của một người.

Cho nên, dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh thì đều có rất nhiều sự tình tác động đến tâm nhẫn nại của một người. Điều kiện thuận lợi có thể làm hao mòn ý chí của một người, khiến con người buông thả dục vọng của mình, đi tìm thú vui, hưởng thụ cuộc sống. Nếu một người có thể đối mặt với những thú vui này và không nảy lòng tham thì đây cũng chính là biểu hiện của đức hạnh.

Khi học trò của Khổng Tử là Nhan Hồi hỏi ông rằng như thế nào là “nhân” (nhân từ), Khổng Tử đáp: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Biết khắc chế bản thân, biết giữ gìn lễ nghĩa thì chính là nhân). Kiềm chế được những dục vọng và lợi ích cá nhân của bản thân, sau đó trở về tuân theo những quy phạm lễ nghĩa, và làm theo phép tắc, đó mới chính là đức hạnh, là biểu hiện của lòng nhân từ. Vì thế muốn biết một người có đức hạnh hay không phải xem người ấy có thể nhẫn chịu được khó khăn hay không.

Xem phúc tại lượng

Để xem một người có phúc khí hay không, và trong tương lai có thể phát triển được hay không, thì phải xem người ấy có tấm lòng rộng lớn hay không. Người xưa có câu: “Lượng đại phúc đại”, tức là tâm lượng của một người càng lớn thì phúc khí càng nhiều.

Trong “Liễu Phàm tứ huấn” kể rằng, khi Viên Liễu Phàm còn trẻ, con đường làm quan của ông không được thuận lợi. Sau này, ông đã suy ngẫm lại và nhận ra rằng là do bản thân mình không thể khoan dung, dung nạp được những người khác. Ông biết rằng có nhiều người đã làm những việc có lỗi với mình nhưng ông lại không thể khoan dung họ, tha thứ cho họ và đây chính là vì tấm lòng của ông không đủ lớn, không đủ độ lượng.

Người có tâm lượng quảng đại cũng chính là người mà cổ nhân rất trọng dụng. Trong “Yến Tử” kể rằng, vua Tề Cảnh Công đến tìm Yến Tử để xin chỉ dạy về cách nhìn người. Yến Tử nói: “Nguyên tắc chung chính là quan sát những gì mà họ làm và những gì họ không làm. Người giàu thì xem những gì mà họ chia sẻ, người nghèo thì xem những gì họ không làm, người khốn khó thì hãy xem những gì mà họ không lấy”.

Một người khi đạt được thành tựu rồi, hay lúc đắc chí rồi, chính là lúc có phúc rồi, thì hãy xem người ấy tiến cử những ai, là người tài đức hay là những người kéo bè kết phái, hay là người thân của họ. Khi một người khốn cùng chán nản, hãy nhìn vào những gì người ấy không làm, người cùng nhưng ý chí không cùng. Khi một người giàu có, hãy nhìn xem người ấy có chia sẻ, ban phát lợi lộc của mình cho những người khác hay không. Nhìn vào những điều này người ta cơ bản đã có thể biết được đức hạnh và phúc báo tương lai của người ấy rồi.

Khổng Tử từng nói rằng ngay cả khi một người có tài năng như Chu Công, nhưng người ấy lại kiêu ngạo và keo kiệt thì những phương diện còn lại đều không đáng nói đến. Một người khi giàu có rồi, lại không ích kỷ, mà còn có thể chia sẻ sự giàu có đi thì người này chính là có tấm lòng quảng đại, đáng trọng dụng.

Danh thần triều Tống, Phạm Trọng Yêm khi còn nhỏ, gia cảnh rất nghèo khó. Ông đi đến một ngôi chùa để học tập và vô tình nhìn thấy một số vàng trong chùa. Lúc đó, cuộc sống của ông vô cùng nghèo khó, nhưng khi ông nhìn thấy số vàng này, biết rằng vàng này không phải là của mình nên ông đã chôn nó lại dưới gốc cây.

Sau này, khi ông đã thi đậu khoa tuyển và trở thành tể tướng, địa vị của ông có thể nói là chỉ dưới một người mà trên vạn người. Vị trụ trì của ngôi chùa xưa tìm đến ông để hóa duyên, muốn trùng tu lại ngôi chùa năm xưa. Phạm Trọng Yêm bèn kể với vị trụ trì rằng có vàng được chôn dưới gốc cây. Khi họ đi tìm quả nhiên đã tìm được số vàng ấy.

Thời ấy ở Tô Châu có một mảnh đất nổi tiếng được xưng là phong thủy bảo địa là Nam Viên. Phạm Trọng Yêm bấy giờ đang làm tể tướng, lại là người địa phương Tô Châu, vì thế rất nhiều người khuyên ông nên mua mảnh đất Nam Viên làm nơi ở để con cháu đời sau có nhiều người là nhân tài, làm quan lớn.

Phạm Trọng Yêm nói: “Người trong một nhà mà phát đạt, giàu sang thì chỉ là phạm vi quá nhỏ, chi bằng ta đổi thành học đường thì hơn, để cho muôn dân trăm họ Tô Châu từ sau có thể vào đây mà học. Tương lai những thế hệ sau này đều có người tài đức, có danh vọng và vinh hiển, chẳng phải là càng có lợi hơn sao?” Vì thế, ông mua Nam Viên làm thành “Tô Châu thư viện”, bồi dưỡng ra rất nhiều nhân tài. Ngày nay, mảnh đất “bảo địa” này là một ngôi trường Trung Học. Gần một ngàn năm qua, nơi này đã bồi dưỡng ra gần 400 tiến sĩ, hơn 80 trạng nguyên. Sau khi Phạm Trọng Yêm mất, con trai ông là Phạm Thuần Nhân lại làm Tể Tướng, hơn nữa nhiều đời trong gia tộc ông đều xuất hiện nhân tài.

Do đó có thể thấy rằng, khi một người đang lâm vào cảnh nghèo khổ mà họ vẫn không phóng túng bản thân để làm điều bất chính, khi giàu có rồi lại có tâm lượng quảng đại sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ người nghèo khó, người đức hạnh như vậy nhất định có phúc báo sau này.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: trithucvn.net

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ