Chàng trai Việt 23 tuổi loại 400 hồ sơ, trở thành coder khiếm thị duy nhất trên toàn khu vực của Grab, làm việc tại trụ sở chính ở Singapore

0

Khu bảo tồn thiên nhiên Buket Timah Nature là nơi yêu thích của Giang Nguyễn ở Singapore. Đi bộ quanh đây, chàng trai mù người Việt cảm thấy thoải mái bởi xung quanh rất nhiều cây cối. Anh nghe thấy rõ tiếng chim và côn trùng.

Giang Nguyễn hiện 23 tuổi chia sẻ rằng bẩm sinh đã bị mù: Tôi không thể nhìn thấy bất cứ hình dáng, màu sắc hay ánh ánh nào cả. Nhưng Giang khẳng định rằng anh chấp nhận sự thực này và không bận tâm về việc mình bị khuyết tật.

“Tôi hiểu chỉ ngồi đó và ước ao thôi thì chưa đủ. Chính vì vậy tôi luôn nỗ lực làm mọi thứ tốt hơn. Mỗi ngày, tôi lại cố gắng hơn một chút”.

Cũng chính nhờ thái độ sống lạc quan cùng nỗ lực không ngừng nghỉ như vậy đã giúp Giang Nguyễn vượt qua bài kiểm tra lập trình trực tuyến cực kỳ khó nhằn và sau đó là vài vòng phỏng vấn của Grab để trở thành nhân viên khiếm thị đầu tiên của ứng dụng gọi xe này ở hội sở chính tại Singapore. Thậm chí theo Ken Chua – đồng sáng lập một công ty khởi nghiệp còn khẳng định rằng Giang Nguyễn là nhân viên lập trình khiếm thị toàn thời gian duy nhất làm việc cho startup ở đảo quốc sư tử cho tới thời điểm này.

Là một kỹ sư phần mềm của Grab, Giang Nguyễn phụ trách lập trình cho ứng dụng Android. Nhiệm vụ của anh là làm thế nào để ứng dụng dễ dàng truy cập hơn cho tất cả các khách hàng, kể cả những người mù.

Với Giang, anh chẳng có gì khác biệt cả và cảm hứng làm việc luôn ngập tràn. “Tôi chỉ muốn có một cuộc sống bình thường – làm những gì mình thích, có bạn bè và mọi thứ. Tôi không muốn mình trở nên đặc biệt”.

Loại 400 hồ sơ, trở thành coder mù duy nhất trên toàn hệ thống của Grab

Giang Nguyễn sinh ra trong một gia đình gồm 4 người ở TP Hồ Chí Minh. Khoảng 8 tuổi anh được chọn tham gia vào trường học chính quy sau 3 năm theo học ở trường dành riêng cho người khiếm thị.

Thay đổi này với Giang Nguyễn khá “dễ” nhờ sự hỗ trợ của bộ sách giáo khoa chữ nổi và các thiết bị viết và đọc chữ nổi. Tuy nhiên do chỉ thích đọc sách và chơi, đến khi tốt nghiệp cấp 3, kết quả học tập của Giang Nguyễn theo lời anh kể là “rất tệ”.

Thật may là sau đó Giang nhận ra rằng mình đang đi theo lối mòn của những người khiếm thị và điều đó chẳng thể mang lại điều gì cả. Chính vì vậy được sự khích lệ từ bạn bè, Giang Nguyễn đã quyết tâm thay đổi mọi thứ và “tạo ra sự khác biệt”.

Cùng với một người bạn mù khác, Giang Nguyên đặt ra mục tiêu đầu tiên là vào được đại học. Với nỗ lực cao độ, Giang cùng người bạn của mình đã thi đỗ vào Đại học quốc tế TP Hồ Chí Minh và trở thành 2 sinh viên khiếm thị duy nhất trong trường.

Tại trường Đại học quốc tế TP Hồ Chí Minh, Giang Nguyễn theo học khoa Khoa học máy tính – chuyên ngành khá khó đối với sinh viên khiếm thị tại Việt Nam. Giang cũng không phải ngoại lệ nhưng thật may là anh lại có niềm đam mê đặc biệt với toán học.

Với khả năng nổi trội về lập trình, nhà trường đã quyết định cấp học bổng cho Giang tới Singapore trong 1 năm. “Họ nói rằng đó là một đất nước tốt. Tôi chỉ biết rằng đây là trung tâm của châu Á. Rất nhiều người từ những quốc gia khác tới đây làm việc. Và đây là cơ hội cực kỳ tốt. Thế là tôi lên đường”.

Trong năm cuối đại học, anh nghe một người bạn kể rằng Grab – ứng dụng gọi xe nổi tiếng châu Á đang tổ chức một sự kiện tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam. Và kể từ lúc nghe thấy điều đó, ý tưởng muốn làm việc ở nước ngoài đã nhen nhóm trong đầu Giang.

Sau này, cả Giang và người bạn đều ứng tuyển và vào được tới vòng phỏng vấn của Grab. Tại đây,  họ gặp gỡ những người thậm chí không biết ứng viên bị mù.

“Tôi đã rất sợ rằng họ hỏi này thế cậu code như nào? Tôi cũng không chắc rằng mình có thể. Nhưng tin tốt là họ không làm như vậy. Họ chỉ tập trung vào hỏi về kiến thức về chuyên môn và kiểm tra những thứ về công nghệ”.

Tự tin, lôi cuốn, thân thiện và dí dỏm là những gì người quản lý nguồn nhân lực của Grab Jessica McNaughton – 25 tuổi nói về Giang sau vài vòng phỏng vấn. Cậu ấy đã gây ấn tượng mạnh nhưng việc anh ấy là người khiếm thị khiến việc đưa ra quyết định của nhóm phỏng vấn cần phải thận trọng hơn.

“Liệu có nên chọn cậu ấy không? Liệu có phù hợp với công ty không? Rồi quyết định đã được đưa ra. Trưởng nhóm phỏng vấn hôm đó đã họp và hỏi rằng: Các anh chị có nghĩ đây là ý tưởng tuyệt vời không? Mọi người đều rất bất ngờ và tất cả đều nói có”.

Và thế là loại 400 ứng viên, Giang Nguyễn trở thành 1 trong 8 người xuất sắt nhất đã được Grab tuyển dụng làm việc ở trụ sở chính tại Singapore.

Kể từ khi bắt đầu làm việc tại Grab vào tháng 2/2017, công ty đã phải thực hiện một vài điều chính nhỏ: Bảng chữ nổi được dán ở các nút thang máy của toà nhà văn phòng làm việc, tại máy pha cà phê và cả trên bàn ghế của Giang.

Ghét bị ai đó cho 1 hoặc 2 USD

Giang tâm sự có một điều anh rất ghét khi ở cả Việt Nam hay Singapore (dù ở Singapore việc này có vẻ xảy ra ít hơn) đó là mọi người hay cho anh ấy tiền khi đang đi bộ. “Tôi muốn được đối xử công bằng bởi tôi vẫn đang làm việc mà. Nếu muốn cho tôi tiền như vậy, vậy cho tôi vài nghìn USD đi, đừng cho 1 hoặc 2 USD nữa”.

Giang Nguyễn thực sự muốn thay đổi quan niệm của mọi người về những người khiếm thị. Anh cho biết ở Việt Nam, các ngân hàng thậm chí không cho phép người mù mở tài khoản “vì họ nghĩ chúng tôi không thể sử dụng ATM”.

Nhưng việc thanh toán không cần tiền mặt rõ ràng là lựa chọn tốt hơn cho người khiếm thị để tránh những sai lầm trong quá trình thanh toán. Vì vậy, Giang Nguyễn đã nỗ lực thay đổi điều này nhưng chỉ một chi nhánh của ngân hàng chấp thuận.

Điều tích cực nhất trong hành trình giúp cuộc sống của những người khiếm thị trở nên tốt đẹp hơn với anh lúc này có lẽ là công việc ở Grab. Tại đây anh phụ trách làm cho ứng dụng đặt xe của công ty dễ dàng sử dụng hơn ngay cả những người khiếm thị.

“Tôi thích cảm giác có thể tạo ra cái gì đó hiệu quả”.

Vị sếp trực tiếp quản lý Giang Nguyễn cũng đánh giá cao việc này: “Cậu ấy muốn ứng dụng thân thiện hơn và cậu ấy đã làm được. Tôi thật sự ngạc nhiên về động lực làm việc của Giang”.

Hiện tại, Giang đang thuê một căn hộ ở Singapore để tiện cho công việc làm ở Grab. “Tôi muốn được đi tới những nơi mới mẻ, ăn những đồ ăn khác lạ. Cái gì mới cũng đều tốt cả”. Anh đã tới Chiang Mai, Bangkok và Pattaya để nghỉ dưỡng nhưng điều đáng tiếc nhất theo Giang đó là “tôi không được phép lặn biển”.

Giang nói rằng anh không nghĩ mình là người chẳng sợ hãi điều gì cả nhưng anh cũng hy vọng rằng mọi người sẽ không cần phải lo lắng về anh nữa. “Tôi muốn sự tự do và nếu ai đó muốn ngăn cản, tôi sẽ phải phản kháng lại”.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: cafebiz.vn

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ