Cứ non nớt đi
Cảm giác mình “non nớt” thật không dễ chịu. Và bản thân từ “non nớt” cơ bản không phải là một lời khen. Trải qua nhiều chuyện, kinh qua nhiều thứ, thôi nhận ra càng thu mình ở một chỗ thì càng u muội, chỉ có đi ra ngoài mới bớt non.
“Lúc còn trẻ, tôi nghĩ những người đi trước hẳn phải tường tận mọi thứ. Rồi tôi nhận ra mình sai. Ở cái tuổi này rồi mà tôi lúc nào cũng thấy mình non nớt”.
Trích lời tác giả Paul Graham, người được mệnh danh là ông trùm khởi nghiệp, đã sống gần 6 thập kỷ và đỡ đầu thành công cho các “kỳ lân” toàn cầu như Dropbox, Airbnb, Stripe, và Reddit.
“Ấy là khi tôi phải nói chuyện với các doanh nghiệp startup làm trong những lĩnh vực quá xa lạ, đọc về một thứ tôi chả hiểu nổi (dù rất cố gắng), hoặc đi thăm thú những đất nước mà tôi còn chả biết người ta sống và sinh hoạt ra sao”.
Tác giả Paul Graham
Cảm giác non nớt
Cảm giác mình “non nớt” thật không dễ chịu. Và bản thân từ “non nớt” cơ bản không phải là một lời khen. Trải qua nhiều chuyện, kinh qua nhiều thứ, thôi nhận ra càng thu mình ở một chỗ thì càng u muội, chỉ có đi ra ngoài mới bớt non.
Nếu bạn chỉ lẩn quẩn ở đất nước của mình, bạn sẽ bỡ ngỡ như đứa con nít khi bị thảy ra giữa Farawavia (nhớ Google coi đây là đâu), nơi mà mọi thứ diễn ra khác hắn quê nhà. Rồi bạn sẽ biết nhiều hơn khi bạn đi đây đó, khám và phá. Tôi nhận ra mình đang vô tâm và vô tư với cuộc đời quá, nhất là với những thứ mình không biết. Thành ra non một chút cũng hay.
Ác cảm
Nếu cảm giác non nớt là tốt, thì sao ta lại ghét nó? Ác cảm này từ đâu ra?
Tôi nghĩ đó là do ta nhầm lẫn 2 khái niệm của việc cảm thấy mình non nớt. Thấy mình “non” khác cảm thấy mình “rỗng”. “Rỗng” là cảm giác mình ngu ngốc. Còn “non” là thứ cảm giác khó tả khi ta phải rướn một chút để làm một thứ lạ hơn.
Cảm giác khó chịu này sinh ra bởi bộ não luôn ép mình phải: “Ráng đi, nghĩ ra cách đi”. Đây là cơ chế suy nghĩ rất tự nhiên của con người, không thay đổi so với thời săn bắt hái lượm là bao. Ở thời điểm đó, con người đâu cần vắt óc suy nghĩ nên làm gì để bảo vệ tiền ảo (cryptocurrency) làm gì. Việc ta có thành kiến trong việc phá đi sự quen thuộc vốn có đề khám phá điều mới cũng dễ hiểu.
Nếu ta sống trong một thế giới khan hiếm đồ ăn ta buộc phải sợ đói. ( Mà ở thời điểm hiện tại, tính ra bị thừa còn nguy hơn bị đói). Ác cảm dành cho cái đói cũng y hệt như ác cảm dành cho sự “non nớt”, không đưa ta đến những con đường mới.
Dù cảm giác mình non nớt chẳng dễ chịu. Dù người ta có cố tính cười cợt bạn vì điều đó. Tin tôi đi, càng đeo đuổi cái cảm giác non nớt càng tốt cho bạn.
Paul Graham
Nguồn bài viết: Being a noob
Nguồn dịch: https://www.jodric.com/post/non-n%E1%BB%9Bt-h%C6%A1n-%C4%91i
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/cu-non-not-di