Dậy sớm chứng tỏ bạn là người có năng lực lý trí tốt, dễ thành công
5 giờ sáng được xem là giờ “vàng” để thức dậy theo quan niệm của Đông y. Điều thú vị là các nhà tư tưởng phương Tây cũng đưa ra lập luận tương tự, cho chúng ta động lực mạnh mẽ hơn để hình thành thói quen dậy sớm tích cực này.
Đông y cho rằng thức dậy trước bình minh sẽ mang đến cho cơ thể chúng ta nguồn năng lượng tích cực, vì khi ấy dương khí trong cơ thể được sinh ra nhiều nhất. Một trong những nhà sáng lập đầu tiên, đồng thời là nhà tư tưởng vĩ đại của nước Mỹ Ben Franklin từng nói rằng: Ngủ sớm, dậy sớm làm một người trở nên khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan hơn.
Nhiều người thành công cũng tóm gọn lời khuyên của họ rằng: Dậy sớm hơn mang đến thành công hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều người, thói quen ngủ trễ dậy trễ dường như đã bám rễ khá sâu. Và để thay đổi nó, bạn cần được nghe lý do và phương pháp hợp lý hơn là bị thúc đẩy.
Cách đây ít lâu, cô bạn đồng nghiệp đã chia sẻ với tôi về những trải nghiệm của cô ấy: Vào giờ nghỉ trưa, cô ấy đã kể khổ với tôi: Buổi sáng, chuông báo thức reo lên, cô ấy liền tắt máy ngủ thêm 5 phút nữa. Khi bấm đến lần thứ 3 mới mang máng nhận ra sắp trễ giờ làm rồi, bèn mau chóng nửa mơ nửa tỉnh giật mình ngồi dậy, tay chân luống cuống rửa mặt thay quần áo, ngay cả kem dưỡng da cũng chưa kịp thoa đều đã vội vội vàng vàng chạy ra ngoài.
Con người ta càng tranh thủ thời gian, sẽ càng sốt ruột khi tất cả mọi thứ diễn ra không như ý: Thang máy đợi mòn cả con mắt mà vẫn chưa thấy đâu, lúc băng qua đèn đỏ đợi hoài đợi mãi mới thấy đèn đường chuyển sang màu xanh.
Cô ấy từ xa nhìn thấy chuyến xe bus đang chầm chậm vào bến, bèn vội vội vàng vàng chạy thục mạng về phía trước. Lúc này chiếc điện thoại nhét trong túi quần bị rơi ra, cô ấy cuống cuồng quay đầu lại nhặt. Lúc này nhìn lại thì ôi thôi, chuyến xe đã rời khỏi bến một đoạn rồi.
Cơn gió mùa đông lạnh thấu cả xương, cô ấy co ro đứng đó, chịu từng cơn từng cơn gió lạnh tạt vào người. Hơn 10 phút nữa trôi qua, cô cầm điện thoại ra xem giờ thì thấy màn hình đã bị vỡ mất rồi.
Xui xẻo vẫn còn chưa hết. Bởi cô đến muộn, toàn bộ tiền thưởng tháng đều bị hụt mất, bữa sáng còn chưa kịp ăn, khắp người tâm trạng ủ rũ đi vào văn phòng làm việc, cả khối công việc bày ngay trước mặt.
Cô ấy tự trách nói, giá như mình chịu khó dậy sớm hơn một chút, thì cả ngày hôm nay đã không bị tổn thất nặng nề về kinh tế lẫn tinh thần như vậy rồi.
Trải nghiệm này đã cho mang đến cho cô một bài học sâu sắc: Ham ngủ thêm vài phút, hỏng mất cả một ngày!
Ngạn ngữ xưa có câu: “Một ngày mới bắt đầu từ buổi sáng sớm“. Kết quả của một nghiên cứu liên quan đến “năng lực ý chí” đã minh chứng cho cách nói này.
Vào buổi sáng, mọi người thường dễ hoàn thành những việc mà chỉ những người tự yêu cầu nghiêm khắc bản thân mới có thể làm được.
Bởi vì trong khoảng thời gian từ khi thức dậy đến 8, 9 giờ, sau khi trải qua trạng thái điều chỉnh của một đêm ngủ, năng lực ý chí và tinh lực của chúng ta khá là dồi dào, tâm trạng càng thêm lạc quan hưng phấn, càng có ý chí ứng phó với các việc hao tâm tổn sức.
Có người nói: “Làm người bắt đầu từ buổi sáng sớm“, bởi vì đây là việc đầu tiên mỗi người hàng ngày phải làm được. Việc này nếu không làm được tốt, đối với những việc tiếp sau đó cũng đều sẽ có ảnh hưởng liên quan.
Với rất nhiều người mà nói, trải qua một buổi sáng như thế nào, thì cũng sẽ trải qua một ngày như thế ấy. “Một ngày bắt đầu từ buổi sáng sớm”, với những người có thói quen ngủ sớm dậy sớm thường xuyên, càng thêm sâu sắc.
Haruki Murakami – một trong những tiểu thuyết gia và dịch giả nổi tiếng người Nhật Bản từng kể về lịch trình của mình: Buổi sáng 5 giờ thức dậy, buổi tối ngủ trước 10 giờ.
Haruki nói: Trong 1 ngày, thời gian hoạt động tích cực nhất của cơ quan bên trong thân thể mỗi người mỗi khác. Tôi là trong vài tiếng đồng hồ của buổi sáng sớm mà tập trung tinh lực hoàn thành những việc quan trọng. Thời gian sau đó hoặc là dùng vào việc vận động, hoặc là xử lý các việc lặt vặt, giải quyết những việc không cần tập trung tinh lực cao độ kia. Đến lúc xế chiều thì không cần phải lo nghĩ nữa, không cần phải tiếp tục làm việc nữa, khi ấy dành khoảng thời gian đọc sách và nghe nhạc, thả lỏng tinh thần, đi nghỉ ngơi sớm.
Con người ta vào buổi sáng sớm đầu não linh hoạt nhất, hiệu suất khả quan nhất, hiệu suất công việc buổi trưa chiều rõ ràng không thể bì kịp buổi sáng, đến buổi tối đầu não bắt đầu đơ đi, nếu không phải trở nên trì trệ hơn, thì chính là không ghi nhớ được, xử lý công việc hoặc những việc như viết lách khá là vất vả.
Vậy nên, buổi sáng rất là quan trọng!
Một buổi sáng tuyệt vời = dậy sớm đầu óc tỉnh táo một cách tự nhiên + vận động thân tâm thích hợp + bữa sáng nhẹ nhàng đầy đủ dinh dưỡng + hoàn thành các việc cần thiết trước 5 phút + lên xong kế hoạch cho cả một ngày.
Một bữa sáng chất lượng sẽ càng có thể mang lại cả một ngày chất lượng. Loại cảm giác đầy đủ, cảm giác dạt dào năng lượng, cảm giác nhiệt huyết dâng trào, cảm giác một ngày thành công là phần thưởng dành cho những ai dụng tâm làm chủ được buổi sáng sớm.
Đúng như câu nói rằng: “Người có thể làm chủ được buổi sáng, mới có thể làm chủ được cuộc đời“. Chúng ta trải qua buổi sáng như thế nào, thì sẽ trải qua một ngày như thế ấy, cũng sẽ trải qua một đời như vậy.
Nguồn : Cafebiz.vn
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin