Để thành công, khát vọng thành công của bạn phải lớn hơn nỗi sợ hãi sự thất bại
Sáu nỗi sợ hãi cơ bản của con người
1/ Nỗi sợ nghèo đói
2/ Nỗi sợ bị chỉ trích
3/ Nỗi sợ ốm đau, bệnh tật
4/ Nỗi sợ mất đi tình yêu thương của người khác
5/ Nỗi sợ tuổi già
6/ Nỗi sợ chết
Các luồng tư tưởng của con người có thể ngay tức khắc tự chuyển hóa thành các dạng vật chất tương đương bất kể những tư tưởng đó là chủ động hay bị động
Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những dấu hiệu của các nỗi sợ này.
1/ Các dấu hiệu của nỗi sợ nghèo đói
– Lãnh đạm: nhìn chung là thiếu tham vọng, sẵn sàng chấp nhận sự nghèo đói, không có ý thức hay thái độ đấu tranh với số phận, lười suy nghĩ, lười vận động dẫn đến việc thiếu sáng kiến, không đủ cảm hứng, thiếu trí tưởng tượng, tính tự chủ.
– Thiếu kiên quyết: có thói quen để người khác suy nghĩ và quyết định thay mình còn bản thân thì ngồi chờ kết quả.
– Biện hộ: Luôn đưa ra những chứng cứ và lý do để che đậy và biện hộ cho những thất bại của mình, đôi khi sự e ngại thể hiện qua lòng ghen tức trước thành công của người khác, tìm cách phê phán, chê bai họ.
– Lo âu: thường thể hiện bằng việc bới lông tìm vết người khác, chi tiêu vượt quá mức thu nhập, không để ý đến vẻ bề ngoài của mình, thường tỏ ra khó chịu, cau có, uống rượu bia không kiềm chế, sử dụng ma túy, lo lắng, thiếu cân bằng, mất bình tĩnh, không tự tin vào bản thân.
– Quá thận trọng: thường chỉ thấy mặt tiêu cực của sự việc, thường nghĩ và nói về những thất bại có thể xảy ra thay vì tập trung suy nghĩ để tìm ra cách có được kết quả như mong muốn, luôn biết rõ mọi con đường dẫn đến thất bại nhưng lại không bao giờ tìm kế hoạch tránh thất bại, có thói quen chờ đợi “thời cơ tới” để bắt đầu nhưng thời cơ ấy không bao giờ tới, rồi việc chờ đợi này trở thành thói quen cố hữu, thường nghĩ về những kẻ không may thay vì ìm hiểu những người thành công, bi quan dẫn đến việc không lĩnh hội, không thải được những thứ cặn bã ra khỏi đầu óc để rồi bị nhiễm độc, rối loạn hô hấp và dễ mắc các thứ bệnh.
– Do dự: khất lần công việc sang hôm sau trong khi nên làm việc đó từ năm trước; thường dày công để nghĩ ra lý do biện hộ cho những việc đã làm sai thay vì bắt tay vào làm việc. dấu hiệu này rất giống với sự thận trọng quá mức, e ngại và lo âu dẫn đến việc luôn trốn tránh trách nhiệnm, thích thỏa hiệp với số phận hơn là đấu tranh; bằng lòng chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống thay vì khắc phục; mặc cả từng đồng với cuộc đời thay vì mưu cầu sự giàu có, thành công, sung túc lẫn hạnh phúc; lập kế hoạch chi tiết cho mọi thứ khi thất bại xảy ra thay vì ngăn chặn mọi con đường rút lui; luôn tỏ ra yếu đuối và thiếu tự tin, không có mục tiêu cụ thể, không biết cách tự kiềm chế, thiếu kiểm soát, thiếu sáng kiến, thiếu nguồn cảm hứng, thiếu tham vọng, thiếu cầm kiện và khả năng xử lý cân nhắc một cách hợp lý; trông đợi sự nghèo khổ thay vì mưu cầu sự giàu có, thích kết bạn với những kẻ chấp nhận nghèo hèn thay vì làm bạn với những người thành công và giàu có.
2/ Nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ bị chỉ trích đã giết chết sáng tạo, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế cá tính khiến con người mất tự tin và hàng trăm thiệt hại khác nữa.
Những dấu hiệu của nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ này cũng gần giống nỗi sợ nghèo đói và tác động tiêu cực của nó tới thành công của mỗi cá nhân cũng mạnh không kém gì nỗi sợ nghèo đói, chủ yếu là do nó giết chết sự sáng tạo, phát hoại mọi sáng kiến khiến tất cả những nỗ lực của trí tưởng tượng đều trở nên vô nghĩa. Những dấu hiệu chính của nỗi sợ đáng phê phán này là:
Rụt rè: Thể hiện qua sự căng thẳng, rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp hoặc khi gặp người lạ, thái độ và hành động vụng về và mắt thì không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương.
Thiếu tự tin: lạc giọng, căng thẳng trước sự hiện diện của người khác, bộ dạng khúm núm, trí nhớ kém.
Thiếu cá tính: thiếu quyết đoán, thiếu lôi cuốn, thiếu khả năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn; có thói quen né tránh vấn đề thay vì đối diện trực tiếp, thường đồng ý ngay với ý kiến của người khác mà không xem xét cẩn thận.
Mặc cảm tự ti: thói quen tự chấp thuận và tự bằng lòng để che đậy cảm giác tự ti của bản thân. Thường dùng những từ mạnh mẽ quá đáng để diễn tả vấn đề hay cảm xúc (mà thường không hiểu ý nghĩa thực sự của những từ này); bắt chước phong cách ăn mặc, cách nói năng của người khác; thích khoe khoang thành tích tự tưởng tượng ra, thích chứng tỏ mình hơn người để che giấu mặc cảm tự ti.
Thích chơi ngông: thường chi tiêu nhiều hơn mức thu nhập, chỉ để thỏa mãn sĩ diễn, cố gắng để bằng người khác.
Thiếu sáng kiến: không biết nắm bắt các cơ hội để tự thăng tiến, sợ đưa ra những ý kiến hay quan điểm của mình, thiếu tự tin vào lập trường của mình; né tránh trả lời cấp trên, do dự trong cử chỉ và lời nói, thậm chí gian dối trong các ngôn từ cũng như hành vi.
Thiếu tham vọng: lười suy nghĩ và lười cả vận động; thiếu sự quả quyết, thường đưa ra những quyết định chậm chạp, dễ bị tác động. Có thói quen nói xấu người khác sau lưng và hay xu nịnh; dễ dàng chấp nhận thất bại, dễ từ bỏ sự nghiệp ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu khó khăn đầu tiên; có thái độ hoài nghi không có căn cứ, cư xử và giao tiếp thiếu lịch thiệp và không muốn chấp nhận những lời phê bình về lỗi làm do mình gây ra.
3/ Nỗi sợ đau ốm bệnh tật
Nói chung, chúng ta thường sợ ốm đau bệnh tật vì hihf ảnh khung khiếp về cái chết đã được gieo vào lòng chúng ta. Chúng ta còn sợ vì những khoản chi phí khổng lồ từ các hóa đơn tiền thuốc
Một vị thầy thuốc nổi tiếng ước tính có đến 75% số người đến khám bệnh là do họ tưởng tượng ra rằng mình có bệnh. Điều này chứng tỏ một cách thuyết phục rằng nỗi sợ bệnh tật ngay cả khi mảy may không có một triệu chứng nhỏ nào, cũng làm phát sinh những triệu chứng sợ hãi một cách rất tự nhiên.
Tâm trí con người vô cùng mạnh mẽ! Nó vừa có thể xây dựng lại vừa có thể hủy diệt bạn.
Các dấu hiệu của nỗi sợ đau ốm
+ Tự ký ám thị không đúng cách: Có thói quen sử dụng phép tự kỷ ám thị một cách tiêu cực bằng cách tìm kiếm và chời đợi triệu chứng của đủ các loại bện tật; đi tìm và thử các loại thuốc hoặc biệt dược mà người khác gợi ý là có tác dụng chữa bệnh.
+ Chứng bệnh: Có thói quen hay kể và bàn tán về các loại bệnh tật, dồn hết tâm trí vào bệnh đến nỗi luôn trong trạng thái như đang chờ chúng đến. Chứng nghi bệnh có tác hại tương tự như những chứng bệnh thực sự. Hầu hết những trường hợp về bệnh thần kinh đềy bắt đầu từ bệnh tư tưởng.
+ ít tập luyện: Sự đau ốm thường gây trở ngại cho việc tập thể dục đúng cách và hậu quả là làm tăng cân.
+ Nhạy cảm với ốm đau: Nỗi sợ hãi bệnh tật sẽ khiến cho cơ thể mất dần khả năng đề kháng, tạo điều kiện cho các loại bệnh tật phát sinh. Sợ bệnh tật có quan hệ mật thiết với nỗi sợ nghèo đói, đặc biệt là đối với những người mắc chứng nghi bệnh. Họ lo lắng rằng mình phải trả tiền chữa bệnh và bản thân họ thường dành khá nhiều thời gian để chuẩn bị chờ xem bệnh tất đến với mình ra sao, luôn nói về cái chết và dành dụm tiền bạc để lo chuyện hậu sự.
+ Tự nuông chiều bản thân: Hay dùng những căn bệnh do mình tự nghĩ ra để nhận được sự xót thương và thông cảm của người khác (đôi khi họ còn dùng cách này để khỏi làm việc, đặc biệt những công việc nặng nhọc); thương giả bệnh để biện minh cho sự thiếu tham vọng, lười suy nghĩ và bản chất lười biếng của mình.
+ Sống bê tha: có thói quen dùng chất kích thích như rượu hoặc ma túy để quên đi cảm giác đay đầu, căng thẳng thay vì tìm cách chữa trị, khắc phục nguyên nhân. Thói quen đọc các sách nói về bệnh tật và lo lắng thái quá về khả năng bị bệnh tật đánh gục.
4/ Nỗi sợ mất đi tình yêu thương
5/ Nỗi sợ tuổi già
6/ Nỗi sợ chết
7/ Nơi hội tụ của những nỗi sợ hãi – Nỗi sợ hãi thứ bẩy: dễ dàng bị tác động bởi những ảnh hưởng xấu.
—
Thegioibantin.com | VinaAspire News (TGBT)
Nguồn: Headhuntervietnam.com (Theo Think and grow rich _ Napoleon Hill)