Echoist – Những người bỏ quên chính mình 

0

Bạn trai của Amy, Dan, đã đề nghị chia tay vì cô chưa bao giờ để anh ấy giúp đỡ trong bất cứ việc gì. Dan hoàn toàn có lý. Amy yêu cầu anh không tặng quà sinh nhật cho cô. Dù rất lo lắng về tình trạng trầm cảm của mẹ mình nhưng Amy luôn giữ kín và không hề chia sẻ. Mỗi khi được Dan giúp đỡ gì đó, Amy luôn cảm thấy dằn vặt vì có thể mình đã đòi hỏi quá nhiều.

Cô thừa nhận rằng mình luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ Dan nhưng lại rất ái ngại nếu được đề nghị giúp. Amy chính là một Echoist điển hình.

Echoist Là Kiểu Người Như Thế Nào?

Từ “Echo” trong tiếng Anh nghĩa là “tiếng vọng”. Giống như lúc hát karaoke, âm thanh của bạn sẽ vang rộng hay hẹp tùy thuộc vào điều chỉnh nút Echo. “Echoist” ra đời từ ẩn dụ về việc tiếng vang cũng tựa như hành động của con người. Hiểu một cách đơn giản, Echoist rất giỏi trong việc đáp lại mong muốn của người khác nhưng họ phải hy sinh những giá trị bản thân.

Echoist là hình thái đối lập với ái kỷ (Narcissist) ‒ những người chỉ yêu bản thân mình và muốn nhận mọi sự chú ý. Thậm chí, Echoist còn tôn sùng và thầm mến mộ ái kỷ. Nói cách khác, Echoist là “người muốn cho”, ái kỷ là “kẻ muốn nhận”. Tuy nhiên, cách mà Echoist cho đi lại khiến chính bản thân họ mệt mỏi. Họ luôn hạ mình kể cả khi bị người khác lợi dụng. Nếu bị đắm chìm vào cảm xúc tiêu cực, họ cũng đổ lỗi cho bản thân bằng nhiều lời dằn vặt như “Là do mình không tốt…”.

Hai thuật ngữ Narcissist và Echoist có liên quan đến một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Tiên nữ Echo mang lòng yêu chàng trai Narcissus, người rất xinh đẹp và say mê chính bản thân mình. Echo mắc một lời nguyền chỉ có thể lặp lại những từ cuối cùng trong lời nói của người khác. Cô cố gắng tỏ tình với Narcissus nhưng chỉ có thể phát ra những tiếng vọng vô nghĩa. Bị từ chối, nàng tiên nữ đau buồn và mất đi.

Echoist có giống người hướng nội không?

Câu trả lời là không. Dù cả hai đều có xu hướng sống khép kín song người hướng nội sẵn sàng kết bạn nếu tìm được một ai đó phù hợp. Echoist lại xem việc kết bạn như một gánh nặng. Họ lo lắng mình không đáp ứng được nhu cầu của người khác và tình hình sẽ trở nên tệ hại.

Ngoài ra, người hướng nội biết thiết lập các ranh giới riêng. Họ biết bản thân nên giúp đỡ và cho đi các giá trị ở mức độ phù hợp. Còn Echoist không quan tâm đến bản thân và chỉ chăm chăm đem tới lợi ích cho mọi người xung quanh.

Những Tính Cách Điển Hình Của Echoist

1. Không thích trở thành tâm điểm

Echoist luôn cố gắng tránh nhận sự chú ý nhiều nhất có thể. Họ hạn chế cả việc thừa nhận những thành tích của bản thân vì e ngại mình có thể trở nên quá khoe khoang. Dù hâm mộ Narcissist nhưng họ lại không muốn mình trở nên như vậy.

2. Lòng tự trọng thấp

Trong cuốn sách “Rethinking Narcissism”, Malkin nói rằng Echoist có lòng tự trọng thấp, thường cảm thấy lo lắng, kiệt sức và trầm cảm.

3. Luôn ưu tiên người khác

Họ rất giỏi trong việc chăm sóc và giải quyết vấn đề của người khác, thậm chí có thể bất chấp tất cả.

4. Tiêu chuẩn kép

Với Echoist, việc người khác có nhu cầu và mong muốn là đương nhiên. Nhưng nếu điều tương tự xảy ra với mình, họ sẽ xem đó là điểm yếu.

5. Không vạch ra ranh giới cụ thể

Họ thậm chí có thể không nhận thức được rằng mình cần những ranh giới. Đó là lý do mà họ luôn nói “có” ngay cả khi không thật sự muốn vậy.

6. Cố ý tự huyễn hoặc bản thân

Echoist làm việc chăm chỉ để chứng tỏ họ không kiêu ngạo và hoàn toàn vô hại với người khác. Ví dụ, họ có thể nói đi nói lại việc mình không biết cách giới thiệu bản thân một cách trôi chảy. Ngôn ngữ của họ mang tính thăm dò và ngập ngừng, xuất hiện nhiều từ như “đại loại là”, “ừm”, “có thể là”, làm giảm khả năng giao tiếp hoặc sự hiện diện.

7. Không bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ

Những cá nhân này thường cho rằng mình không cần bất cứ thứ gì. Thay vào đó, họ tập trung vào vấn đề của người khác. Đó là một cách vô thức để ngăn ngừa sự từ chối trong khi đánh lạc hướng bản thân khỏi những đòi hỏi và lo lắng của chính mình.

Cách Khắc Phục Nếu Là Một Echoist

Thực tế thì, những người thuộc nhóm tính cách này rất tốt bụng, tử tế và giàu lòng trắc ẩn. Đây là những ưu điểm mà có thể họ không nhìn thấy. Dù vậy, việc nghĩ cho người khác quá nhiều cần phải được cải thiện và dưới đây là các bước mà bạn có thể tham khảo.

– Bước 1: Vạch ra giới hạn của mình

Hãy đọc 2 câu thần chú này mỗi khi có một sự bùng nổ bị nghẹn lại ở cổ họng: “TÔI KHÔNG THÍCH” và “TÔI KHÔNG MUỐN”. Hãy để cảm xúc thật của bạn được giải phóng ra ngoài. Bạn phải thiết lập những giới hạn cho riêng mình, không nhượng bộ khi bất cứ ai vượt qua lằn ranh đó. Nghe có vẻ phiến diện nhưng đây là cách để bạn duy trì một sức khỏe tâm lý lành mạnh.

Ngoài ra, điều quan trọng mà bạn phải học là tập cách từ chối. Bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người hay giúp đỡ vô điều kiện vì muốn được yêu quý. Đừng lo lắng sẽ bị người khác ghét bỏ, bạn có thể đọc thêm về nghệ thuật nói “không” ở đây: https://www.facebook.com/diengia…/posts/10159040688912733.

– Bước 2: Bày tỏ mong muốn thường xuyên hơn (kể cả khi bạn cảm thấy mình đang đòi hỏi)

Sẽ khó khăn khi nói ra điều mình muốn nếu là một Echoist, nhưng đó là điều bạn cần phải luyện tập. Hãy tập luyện từng bước như một đứa bé và cố gắng nói ra những điều mình muốn. Bạn sẽ nhận ra mình xứng đáng với những điều đó như thế nào khi có thể nói một cách mạch lạc và tràn đầy cảm xúc.

Chẳng ai có thể cân đo đong đếm được yêu cầu nào là quá đáng hay không. Nhưng nếu không nói ra, người khác sẽ không thể giúp đỡ bạn. Chắc chắn sẽ không ai cho là bạn đang đòi hỏi quá mức vì bạn luôn quan tâm đến mọi người xung quanh.

 

Nguồn tham khảo: cafebiz, mindbodygreen & medium

Dịch và biên tập bởi Team Trần Đăng Khoa: https://www.facebook.com/diengia.trandangkhoa/

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/echoist-nhung-nguoi-bo-quen-chinh-minh%C2%A0

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ