Giúp trẻ em nói lên cảm xúc của mình

0

Với cuộc sống hàng ngày đang bị thay đổi mà không thể đoán trước được đã làm cho nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất lực và lo lắng về sự phát triển, quá trình học tập, cũng như cảm xúc của con cái họ. Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể làm rất nhiều điều để giúp đỡ con cái của mình và cách chính mà chúng ta có thể hỗ trợ chúng là tập trung vào sự phát triển cảm xúc của chúng. Bây giờ, hơn bao giờ hết, điều quan trọng là giúp trẻ em nói lên cảm xúc của chính các em.

Ảnh: Ivan Marjanovic/Shutterstock

1: Trẻ em cần người lớn giúp để có thể điều chỉnh cảm xúc của mình

Để trẻ có thể học hỏi, trưởng thành và phát triển, trẻ phải biết điều tiết cảm xúc của mình để có nguồn lực tinh thần cho việc học. Điều chỉnh cảm xúc đề cập đến khả năng kiểm soát các phản ứng cảm xúc của chúng ta và cách mà chúng ta sẽ hành động tiếp theo để đối mặt/ đối phó. 

Ví dụ, một đứa trẻ hoảng sợ khi ở dưới nước sẽ không thể tập trung chú ý vào bài học bơi đang được dạy. Điều chỉnh cảm xúc được tạo điều kiện thuận lợi khi người lớn tạo cơ hội an toàn cho trẻ em bày tỏ cảm xúc của mình và tham gia vào việc chấp nhận và đối thoại với những cảm xúc ấy để có được một chiến lược giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

2: Nói về cảm xúc giúp trẻ em có thể sắp xếp lại các trải nghiệm

Diễn đạt cảm xúc của chúng ta thành lời sẽ giúp sắp xếp lại các trải nghiệm mà đã gây ra hỗn loạn và choáng ngợp cho bản thân ta. Nó cho phép chúng ta hiểu điều gì và tại sao chúng ta cảm thấy như thế và sự hiểu biết này giúp chúng ta có sự bình tĩnh cần thiết để đưa ra quyết định về cách ứng phó.

Việc nói thành lời những trải nghiệm cảm xúc của chúng ta sẽ chuyển chúng từ các phần nguyên thủy, phản ứng của não bộ đến các trung tâm điều khiển cấp cao hơn của bộ não. Khi chúng ta tham gia vào các cuộc đối thoại theo chủ đề cảm xúc với trẻ em — khi chúng ta suy nghĩ, trò chuyện với trẻ về chính những cảm xúc của chúng, đó chính là lúc mà chúng ta đang giúp trẻ điều chỉnh trải nghiệm cảm xúc của các em.

3: Một số gợi ý để có thể tạo môi trường an toàn cho cuộc “đối thoại về cảm xúc” giữa chúng ta với con trẻ

Đầu tiên, hãy ĐẶT TÊN CHO CẢM XÚC mà bạn nghĩ rằng con bạn đang thể hiện. Ví dụ, “Có vẻ như Con đang thực sự tức giận / buồn / sợ hãi / lo lắng ngay bây giờ.” Xác định và gọi tên cảm xúc của chúng giúp trẻ cảm thấy kiểm soát được nhiều hơn và ít bị cảm xúc lấn át hơn. Hãy cởi mở và đón nhận quan điểm của trẻ, rất có thể sự suy đoán của bạn là không đúng – Con bạn sẽ giúp bạn sửa lại điều đó trong cuộc trò chuyện.

Tiếp theo, hãy XÁC THỰC CẢM XÚC mà con bạn đang thể hiện, ngay cả khi chúng không có ý nghĩa với bạn. Ví dụ, “Có phải Con cảm thấy sợ hãi khi nằm trên giường của mình ngay bây giờ. Mặc dù cửa phòng ngủ của con đang mở và Ba đang ở ngay dưới hành lang, nhưng Con vẫn cảm thấy sợ hãi?. Có phải Con cảm thấy sợ khi phải ở một mình vào ban đêm không?”.

Sau đó, hãy TÒ MÒ VỀ CẢM XÚC của con và mở rộng cuộc đối thoại. Ví dụ: “Chà, Con thực sự rất tức giận khi phải đi tắm ngay bây giờ. Ba thấy mọi khi Con thường thích tắm. Nhưng hôm nay Ba tự hỏi tại sao lần này Con lại tức giận như vậy? Có thể Con tức giận vì phải ngừng chơi trò chơi điện tử đó để đi tắm. Thật khó khi chúng ta phải ngừng làm điều gì đó thú vị để làm điều gì đó khác, Con nhỉ?”.

Cuối cùng, hãy CÙNG CON ĐƯA RA CÁC CÁCH ĐỐI PHÓ. Đối với đứa trẻ đang tỏ ra sợ hãi vì phải ngủ 1 mình (như bên trên), bạn có thể nói, “Hãy cùng nhau suy nghĩ về điều gì có thể giúp Con bớt sợ hãi khi ở trên giường.” Đối với những em bé đang giận dữ, bạn có thể lên kế hoạch làm điều gì đó vui vẻ cùng nhau sau khi tắm. Đôi khi, khi cảm xúc của một đứa trẻ vượt quá tầm kiểm soát của chúng, có thể hữu ích nếu để chúng giải tỏa cảm xúc về thể chất bằng cách di chuyển cơ thể một cách an toàn và vui tươi. Một số ví dụ bao gồm:

* xé hoặc cắt giấy;

* tô một bức tranh bằng các loại bút màu;

* ném bóng, đánh cầu lông, bơi lội

* Chơi xếp hình….

Đối với một số trẻ, các hoạt động giúp tâm trí và cơ thể yên tĩnh sẽ hữu ích hơn. Bao gồm:

* các hoạt động chánh niệm, chẳng hạn như hít thở sâu;

* tập trung sự chú ý vào các sự kiện tích cực trong quá khứ hoặc tương lai;

* nghĩ về những điều mà Con cảm thấy biết ơn.

4: Ba mẹ cũng cần tự chăm sóc cho chính mình 

Để trẻ em cảm thấy an toàn khi tham gia vào các cuộc đối thoại theo chủ đề cảm xúc, điều quan trọng là chúng ta, những người trưởng thành, cũng cần phải biết tự điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Thông thường, điều đó có nghĩa là trước tiên bạn hãy hít thở sâu để  có thể xác định và xác thực những trải nghiệm cảm xúc của bản thân trước khi giúp đỡ con cái. Và nếu chúng ta gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh trải nghiệm cảm xúc của chính mình, thì đó có thể là tín hiệu cho thấy đã đến lúc tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia trị liệu.

 

Tác giả: Tiến sĩ, Jill Leibowitz

https://www.psychologytoday.com/au/blog/contemporary-psychoanalysis-in-action/202011/children-need-talk-about-their-emotions

Người dịch: Thạc sĩ Nguyễn Minh Thành

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/giup-tre-em-noi-len-cam-xuc-cua-minh

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ