Hiệu ứng rắn hổ mang (Cobra effect)

0

“Hiệu ứng Rắn Hổ Mang” được nhà kinh tế học Horst Siebert đặt ra dựa trên sự kiện có thật sau

“Hiệu ứng Rắn Hổ Mang” được nhà kinh tế học Horst Siebert đặt ra dựa trên sự kiện có thật sau:

  1. Khi những người Anh cai trị Ấn Độ, những viên chức ở Delhi quan ngại về sự sinh trưởng mạnh mẽ của rắn hổ mang trong thành phố. Để kiểm soát vấn đề, chính quyền đã đề nghị treo thưởng cho mỗi bộ da rắn. Chương trình này đã tỏ ra hoạt động rất hiệu quả.

Trong một thời gian ngắn sau đó, rắn hổ mang bị giết rất nhiều và chính phủ hoàn toàn hài lòng về chương trình treo thưởng của mình. Tuy nhiên, một số tay buôn Ấn Độ nghe thấy cơ hội kiếm tiền từ chương trình và bắt đầu quay sang chủ động nuôi rắn hổ mang rồi giết để lấy da.

Khi chính phủ thu được quá nhiều bộ da rắn và họ phát hiện ra trò lừa đảo thì chương trình treo thưởng bị huỷ bỏ. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây.

Lúc này một số lượng lớn người nuôi rắn hổ mang ở Delhi bị bế tắc do đột ngột mất đầu ra dẫn tới “lượng hàng tồn kho lớn”. Họ thả xổng bầy rắn và một lần nữa Delhi lại chìm trong thảm họa rắn độc, lần này còn tệ hại hơn lần trước.

  1. Điều tương tự cũng diễn ra suốt thời kỳ Pháp xâm chiếm Việt Nam. Chuột gây ra dịch bệnh ở Hà Nội. Chính quyền đề nghị treo thưởng cho mỗi đuôi con chuột bị giết. Kết quả: Người dân bắt đầu nuôi chuột để lấy đuôi. Khi chương trình bị huỷ, hàng đàn chuột lại bị thả ra, thoát ngược trở lại thành phố.
  2. Ngân hàng WellsFargo đặt ra mục tiêu doanh số không tưởng và đồng thời gây áp lực nặng nề lên nhân viên. Kết quả: hàng loạt tài khoản không xác thực được mở bởi nhân viên nhằm đạt mục tiêu doanh số và giữ việc làm.
  3. Ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là Mexico City, tình trạng ô nhiễm không khí và tắc đường do xe cộ lưu thông quá nhiều đã gây rất nhiều phiền toái cho người dân ở nơi đây. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền ở các thành phố đã quyết định áp dụng biện pháp phân ngày chẵn lẻ cho xe, cụ thể: Tại Mexico từ năm 1989, nếu biển số một chiếc xe là số chẵn, thì xe này sẽ không được phép lưu thông vào khung giờ nóng (6:00 – 8:30 và 15:00 – 19:30) các ngày lẻ trong tuần. Đối với các xe có biển số chẵn thì cũng tương tự vào ngày chẵn. Ngày cuối tuần (chủ nhật), các xe sẽ không bị cấm lưu thông.

Mexico tắc đường trầm trọng do hiệu ứng rắn hổ mang

Với biện pháp này, các nhà hoạch định hi vọng rằng lưu lượng xe sẽ giảm, góp phần giải quyết vụ kẹt xe và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, mọi việc chẳng hề được như mong đợi…

Sau 6 năm áp dụng việc phân chia giờ lưu thông ở Mexico City, một nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã công bố một kết quả nghiên cứu khá đau thương: để đối phó với tình trạng hạn chế lưu thông, nhiều gia đình ở Mexico City đã… chi thêm tiền mua thêm một chiếc xe khác, nhằm thay phiên sử dụng, xe biển chẵn ngày chẵn và biển lẻ ngày lẻ.

Điều này khiến cho số lượng xe sở hữu bởi người dân gia tăng và lưu lượng xe hàng ngày hoàn toàn không giảm bớt vào giờ cao điểm. Đau đớn hơn, vào những giờ thấp điểm hay cuối tuần, những chiếc xe mua dư sẽ được các gia đình tận dụng, khiến cho lưu lượng xe ở các thời điểm này tăng lên so với trước.

Không chỉ dừng lại ở việc tắc đường không hề thuyên giảm, tình hình ô nhiễm môi trường cũng không được cải thiện. Do lưu lượng xe trung bình tăng lên, khí thải xe cũng không ngần ngại gì mà không tăng. Đáng buồn hơn nữa, do phải chi tiền để mua đến 2 chiếc xe, các gia đình ở Mexico City có xu hướng mua lại những chiếc xe cũ thay vì xe đời mới. Vì thường thì xe cũ hao xăng và ô nhiễm hơn xe mới, nên tình trạng ô nhiễm tại thành phố này lại càng có xu hướng xấu đi.

Thế là, thay vì giảm được mật độ xe và ô nhiễm không khí, thì chính quyền Mexico City đã vô tình khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây thêm khó chịu, ồn ã và bụi bặm…

Quả thật, một trong những định luật mạnh mẽ nhất là định luật về hiệu ứng phụ, ám chỉ việc cố gắng giải quyết vấn đề nào đó và càng làm nó tệ hơn.

Trong kinh doanh, hiệu ứng rắn hổ mang đối nghịch với hiệu ứng lựa chọn bất lợi. Trong lựa chọn bất lợi, người mua hàng trong một giao dịch sở hữu nhiều thông tin hơn người bán và sử dụng kiến thức đó để giành lợi thế. Ví dụ: một người có chiếc xe đã qua thời hạn bảo hành nhưng lại muốn sửa chữa xe miễn phí sẽ mua thêm bảo hành trước khi mang xe tới xưởng. Trong hiệu ứng rắn hổ mang, thực chất đó là người bán với kiến thức nhiều hơn người mua, đã cố tình tạo ra “kẽ hở” đó và tận dụng nó để kiếm lời (khiến người ta mua thêm thời hạn bảo hành).

Tương tự, trong thị trường lao động, nếu giảm lương để đối phó với dư thừa lao động thì có thể cũng gặp vấn đề nói trên. Người giỏi sẽ nghỉ, còn người dở sẽ ở lại, vô tình làm cho người thuê lao động tích lũy nhân lực tồi.

Trong Marketing cũng vậy, năm 1984, McDonald tung ra chiến dịch tặng đồ ăn miễn phí nếu nước Mỹ giành được huy chương trong kỳ Olympics. Dù đã nghiên cứu số liệu Olympics những năm trước (trung bình 90 huy chương), năm đó Soviet không tham gia và Mỹ đã “gặt” đến 174 huy chương các loại. Người tiêu dùng có thể dùng một bữa đầy đủ bánh, nước, khoai tây mà không mất một xu, và McDonald có lẽ là những người mong nước Mỹ thua nhất…

Lời kết, xin trích lời khuyên của nhà kinh tế học Steve Levitt về việc áp dụng những chính sách có tính chất khuyến khích: “Tôi nghĩ bạn nên bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng không cá nhân nào hay tổ chức nào sẽ có thể thông minh hơn những người nghĩ cách lách luật của bạn. Vì vậy, khi đưa ra một chính sách khuyến khích nào, bạn sẽ phải chấp nhận là dù cho bạn có thông minh hay cẩn thận đến đâu, sẽ có ai đó nghĩ ra được cách lợi dụng chính sách đó cho lợi ích riêng của họ.”

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/hieu-ung-ran-ho-mang-cobra-effect

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ