“Không hiển thị bản thân” là cảnh giới tinh thần cao thượng

0

Họa sĩ người Ý, Leonardo da Vinci từng nói: “Một chút tri thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo, tri thức phong phú khiến người ta khiêm tốn. Do đó những bông lúa lép thường cao ngạo mà chĩa thẳng đầu lên trời, còn những bông lúa chắc hạt thường cúi đầu xuống đất.”  Xưa nay, bậc quân tử, người đại đức có tài năng thực sự thường không tự nói về mình.

Thành ngữ cổ cũng có câu:“Đào lý bất ngôn, hạ tự thành khê”. Câu thành ngữ có ý nói, cây đào và cây mận mặc dù không nói lời nào nhưng bởi vì có hoa đẹp và quả ngon nên mọi người tự tìm đến đứng dưới gốc cây mà ngắm hoa và hái quả ăn, cứ như thế, tự nhiên sẽ tạo thành một lối đi nhỏ dưới gốc cây. Câu thành ngữ dùng để ẩn dụ về thái độ làm người. Làm người phải chân thành thật thà, hành vi cao thượng, không cần nói nhiều lời khoa trương về mình, tự nhiên sẽ có thể tác động đến lòng người, tự nhiên sẽ có lực hấp dẫn mạnh mẽ. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ cuốn “Sử ký. Lý tướng quân truyện” của Tư Mã Thiên.

Đào lý bất ngôn, hạ tự thành khê” là đánh giá của Tư Mã Thiên đối với Đại tướng quân Lý Quảng. Lý Quảng là danh tướng thời Tây Hán, trí dũng song toàn, trường kỳ chiến đấu cùng dân tộc Hung Nô, Trung Quốc thời cổ đại. Ông lập được rất nhiều chiến công hiển hách, bình định được biên cương cho triều nhà Hán.


(Hình minh họa qua Sohu)

Là một đại tướng quân lập được nhiều chiến công hiển hách, Lý Quảng không chỉ có võ nghệ hơn người mà còn mưu trí phi phàm. Ông cũng là người tài hoa, đức hạnh mà lại rất khiêm tốn. Trong lịch sử có rất nhiều giai thoại kể về ông.

Một lần, trên đường hành quân, thời tiết mùa đông vô cùng giá lạnh, Lý Quảng phát hiện ra ở bên cạnh mình có một binh sĩ bị thương ở chân. Binh sĩ này vừa đau vừa lạnh, nhấc từng bước chân khập khiễng vô cùng khó nhọc. Lý Quảng nhìn thấy như vậy thì lập tức nhảy xuống khỏi lưng ngựa. Sau đó không một chút do dự, ông nắm dây cương, dắt ngựa lại trước mặt người binh sĩ bị thương kia và ân cần nói:“Ngươi đi lại khó khăn như vậy, hãy tạm thời cưỡi ngựa của ta đi!”

Nói xong, Lý Quảng nhanh chóng đỡ người binh sĩ kia lên ngựa. Hơn nữa, ông còn tự mình dắt ngựa đi và trò chuyện cùng binh sĩ bị thương kia. Binh sĩ bị thương được Lý Quảng chăm sóc ân cần như người thân, không phân biệt tướng lính nên trong lòng không khỏi cảm động mà rơi nước mắt.

Khi đoàn quân của Lý Quảng đến địa điểm cắm trại, ông lại phát hiện ra lượng lương thực còn lại không đủ dùng. Lý Quảng liền lấy phần ăn dành cho tướng quân của mình để cho binh sĩ bị thương ăn. Bản thân ông nhịn đói cả đêm.

Lý Quảng làm người chân thật, nhân hậu, làm việc quang minh chính đại, quan tâm chăm sóc người khác như người thân ruột thịt của mình. Tuy rằng trong suốt cuộc đời, ông chưa bao giờ kể về những việc tốt mà mình đã làm nhưng rất nhiều người tận mắt chứng kiến và cảm động sâu sắc. Các binh sĩ được ông quan tâm, yêu thương nên toàn tâm toàn ý với công việc của quốc gia, khiến tin chiến thắng liên tục báo về. Sức mạnh ấy quả là không có gì thắng nổi.

Về sau, tin dữ Lý Quảng qua đời được truyền đến quân doanh, toàn bộ quân lính đều khóc thương ông. Ngay cả những tướng quân bình thường không quen thân với ông và dân chúng chưa từng gặp mặt ông cũng vô cùng thương tiếc. Trong cảm nhận của mọi người, Lý Quảng chính là vị anh hùng mà họ tôn kính. Chính vì thế mà trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã dùng nhiều lời khen ngợi về phẩm đức làm người và cách đối nhân xử thế của Lý Quảng.

Kỳ thực, trong cuộc sống, tâm hiển thị (muốn chứng tỏ mình) là một loại tâm không tốt. Một người có đạo đức cao thượng, có tài năng thực sự sẽ không tự nói, càng không khoa trương về tài hoa và năng lực của bản thân mình. Mặc dù họ không tự nói hay khoe khoang ưu điểm và sở trường của mình nhưng phẩm đức cao thượng này cũng tự nhiên được mọi người tôn kính và ca ngợi. Người có phẩm đức cao quý ấy cũng giống như hoa lan vậy, tuy rằng mọc ở trong núi sâu, không ai biết đến nhưng vì dung mạo xinh đẹp cao quý lại tỏa hương thơm ngát khiến cho mọi người từ nơi xa xôi cũng đến chiêm ngưỡng.

Thời cổ đại, những người đại đức có tài năng xuất chúng tuy rằng ít giao du bên ngoài, nhưng người tìm đến nhà kết giao cũng không thiếu. Có nhiều người dù không thể hiện tài năng, không muốn tham gia việc triều chính nhưng vẫn được các đời vương giả, Hoàng Đế nhiều lần mời như Gia Cát Lượng, Trương Tam Phong…

“Đào lý bất ngôn, hạ tự thành khê” là cảnh giới tinh thần cao thượng mà nhiều người hướng tới, cũng là một loại thể hiện sinh động của phẩm đức và tu dưỡng. Bởi vậy, con người nên là tu dưỡng được tâm khiêm tốn, ẩn mình, vui với việc trợ giúp người khác mà không khoe khoang, khoang trương bản thân. Đại đức ấy, sáng lấp lánh giống như vàng vậy, dù không đặt dưới ánh mặt trời cũng tỏa sáng lấp lánh, thu hút ánh nhìn từ mọi người.

Thegioibantin.com | VinaAspire News

Nguồn: trithucvn.net

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ