Tại Sao Chúng Ta Lại Suy Nghĩ Nhiều Đến Thế?

0

Tôi cảm thấy mình thật khó hiểu. Tôi dường như luôn nhìn nhận mọi thứ vô cùng phức tạp dù nó có thể rất đơn giản và dễ hiểu đối với mọi người.

Lấy ví dụ việc đi xem phim. Đối với nhiều người, đó sẽ là “chọn phim, chọn thời điểm, chọn rạp chiếu phim”, và chỉ thế thôi.

Còn với tôi, tôi phải xem qua các đánh giá về bộ phim, tất cả các khoảng thời gian, cũng như tất cả các rạp mà mình có thể xem. Đối với từng thời gian và địa điểm, tôi sẽ cân nhắc xem liệu khoảng thời gian đó có cho phép tôi thực hiện một số những việc khác trước và sau bộ phim hay không, và địa điểm đó có đủ các lựa chọn về mua sắm và thức ăn hay không. Và nếu tất cả những điều khác đều như nhau, vị trí có tiền phí đậu xe rẻ nhất sẽ là lựa chọn cuối cùng.

Vâng, tôi mất rất nhiều thời gian trong việc quyết định đi xem phim, và thậm chí còn nhiều hơn nữa trong các vấn đề lớn hơn trong cuộc sống.

Trong những năm gần đây, tôi đã phải đưa ra một số quyết định khá lớn về cuộc sống, sự nghiệp và gia đình của mình. Nhìn từ quá trình tôi trải qua để đưa ra quyết định cho một bộ phim, bạn đã có thể hình dung ra cả một “hành trình đồ sộ” mà tôi đã trải qua cho mỗi quyết định lớn.

Trong bộ não của tôi luôn chứa một khoảng thời gian trống dùng để liên kết mọi lựa chọn với các kết quả có thể xảy ra khác nhau. Ngay cả những vấn đề chưa từng được liên kết với nhau, bằng một cách nào đó cũng sẽ được kết nối trong bộ não của tôi. Và sau đó, bộ não ấy tự do phát triển nào là Kế hoạch A, Kế hoạch B và thậm chí Kế hoạch C cho mỗi tình huống.

Đương nhiên, với một loạt các kịch bản như vậy, bộ não của tôi cứ luôn xoay vòng vòng trong khi nó cố gắng xử lý ngay cả tình huống xấu nhất.

Có một câu nói rằng nếu bạn không thể làm được gì nhiều, thì không việc gì phải lo lắng về nó. Nhưng tôi luôn cảm thấy rằng mình có thể làm được điều gì đó. Tôi có thể giảm thiểu được sự ảnh hưởng của các kết quả xấu nếu tôi thực hiện các hành động đã được tính toán một cách cẩn thận – và đó là lý do tại sao tôi luôn suy nghĩ, rồi lập kế hoạch, và rồi tôi mới làm. Chỉ khi dự đoán được tình huống xấu nhất có thể xảy ra, tôi mới thực sự sẵn sàng.

Để đạt được giai đoạn đó, tôi phải mất hàng tháng (nếu không muốn nói là hàng năm). Nếu tôi cố gắng giải thích cho một vài người bạn mà tôi tin tưởng, tôi chỉ thấy như mình đang mang đến cho họ những điều rắc rối trong từng suy nghĩ, từng nỗi sợ, sự hy vọng và kế hoạch đã được vạch ra cẩn thận.

Đa phần, tôi sẽ đưa ra một câu trả lời như “Bạn đã suy nghĩ quá nhiều” hay “Đừng quá bi quan” hay “Hãy tích cực hơn”.

Có lẽ câu mà tôi sợ nghe nhất là “Hãy hạnh phúc”. Tôi đang cố gắng để trở nên hạnh phúc – tôi đang kiểm soát những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của mình, nhưng trong quá trình chia sẻ quá trình suy nghĩ phức tạp của bản thân, mọi người dường như đều cho rằng tôi đang tự tạo ra bất hạnh cho chính mình.

Cuối cùng, tôi chọn sự im lặng.

Có lẽ đó là lỗi của tôi khi tôi không thể nói rõ hơn những suy nghĩ của mình. Có lẽ tôi đã quá dài dòng; và mọi người thì thường không có đủ kiên nhẫn để lắng nghe cái “hành trình đồ sộ” đó trong não tôi. Có lẽ họ có phần nào đó không đồng ý với giả định của tôi, hoặc cũng có thể là họ không thể hiểu tình hình đủ để thông cảm với nỗi sợ và sự lo lắng của tôi.

Dù lý do là gì đi chăng nữa, tôi cũng không muốn đánh mất đi sự tin tưởng vào những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Và, cuộc hành trình sử thi ấy dường như là quá gian nan, đến nỗi có thể bị gạt sang một bên với câu nói “Đừng nghĩ ngợi nhiều quá.”

Bằng một cách nào đó, tôi ước mình có thể ngăn chặn quá trình suy nghĩ vô cùng phức tạp đó. Tôi cảm thấy ghen tị với những người lúc nào cũng thật vô tư, không nghĩ ngợi nhiều, chỉ hành động và đối phó với bất cứ hậu quả nào có thể đến. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra rằng sự kết nối trong bộ não con người là có sự khác biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại.

Nhà tâm lý học người Đức Hans Eysenck phát hiện ra rằng những người hướng nội thường có khả năng kích thích vỏ não cao một cách tự nhiên và đồng thời có thể xử lý một lượng thông tin nhiều hơn mỗi giây. Họ sẽ nhanh chóng bị choáng ngợp và mệt mỏi khi ở trong môi trường mà có quá nhiều sự kích thích, chẳng hạn như một nhà hàng ồn ào, náo nhiệt.

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) cho thấy những người hướng nội có nhiều máu chảy hơn ở vùng thùy trán và đồi thị trước, những vùng làm nhiệm vụ ghi nhớ các sự kiện, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề.

Vậy nên, có vẻ như tôi không thể tránh khỏi nó, vì tôi vốn được sinh ra với bộ não này.

Với một bộ não như vậy, mọi kinh nghiệm sống đều đóng một phần không nhỏ đến việc kích thích và hình thành những suy nghĩ, từ thời thơ ấu, đến thanh thiếu niên, đến các tương tác xã hội, công việc, gia đình, và tất cả mọi thứ.

Khi một người hướng nội suy nghĩ, anh ấy, cô ấy sẽ kết nối tất cả những dấu chấm, liên kết tất cả những trải nghiệm trong quá khứ và hiện tại nhiều hơn so với những người hướng ngoại.

Giả sử chúng ta có một người hướng nội, được sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình yêu thương và sự nuôi dưỡng, họ có những người bạn, người thân luôn gắn bó với nhau, có một môi trường làm việc hợp tác. Và ngược lại, ta cũng có một người trái ngược hoàn toàn với người trên. Vậy thì, người nào sẽ có nhiều khả năng phát triển các mối liên kết tích cực và những suy nghĩ tràn đầy hy vọng khi hình thành cách nhìn của họ trong cuộc sống?

Tôi đoán tôi đã đi đến sự chấp nhận rằng ngay cả những người bạn tốt cũng có thể không hiểu tôi. Hoặc họ có thể gán cho tôi là “một người suy nghĩ quá nhiều”, và có hàng tá sự bi quan. Họ thậm chí còn bắt đầu tránh xa tôi, vì một lẽ thông thường rằng, con người ta nên vây quanh mình với những người tích cực và lạc quan.

Nhưng tôi muốn hỏi rằng: Có phải chúng ta chỉ gạt bỏ mọi người vì họ thể hiện là “những người không hạnh phúc” hoặc “những người bi quan” vào một thời điểm nào đó? Có phải họ được xem là những kẻ thấp kém hơn chỉ vì họ cảm thấy khó khăn trong việc xử lý mọi vấn đề cuộc sống một cách lạc quan như những người khác? Mỗi người một câu chuyện. Và hãy nhớ rằng ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, có thể câu chuyện của bạn là hạnh phúc hơn câu chuyện của người khác.

Hãy để tôi minh họa bằng cách sử dụng các ví dụ từ một số bộ phim hoạt hình yêu thích của tôi.

Ông Carl Fredricksen trong bộ phim Up sẽ bị xa lánh khi ở trong vai một ông già cáu kỉnh, một người không hề dành một nụ cười hay sự hào phóng ngay cả đối với một chú bé nhà thám hiểm vùng hoang dã nhỏ bé. Nhưng đâu phải lúc nào ông ấy cũng giữ thái độ ấy. Ông đã rất vui khi được yêu và được kết hôn đấy thôi, nhưng kể từ khi người vợ mà ông hết mực yêu thương mất đi, tình yêu cũng như động lực trong cuộc sống của ông kéo biến mất theo.

Hay nữ hoàng băng giá Elsa trong bộ phim Frozen sẽ bị coi là một người lạnh lùng và xa cách, nhưng bạn đang mong đợi điều gì ở một cô gái trẻ lớn lên bị nhốt trong phòng vì suýt giết chết em gái mình và bị chính cha mẹ mình coi là một mối nguy hiểm.

Marlin, một người cha luôn lo lắng thái quá trong bộ phim Đi tìm Nemo đã kết hôn trong niềm hạnh phúc và sắp làm cha của 400 đứa trẻ. Sau đó, một con cá nhồng xuất hiện, cướp đi người vợ cùng tất cả những đứa con của anh, chỉ trừ duy nhất một đứa bé bị khuyết tật bẩm sinh, đó là Nemo. Sau khi ân cần nuôi nấng và cho Nemo đi học, cậu bé lại ngay lập tức bị con người bắt đi. Vậy thì, bạn có thể đổ lỗi cho Marlin vì sự lo lắng của anh ấy không?

Hãy cứ tự tin lên, những người thực sự quan tâm sẽ biết cách tiếp cận bạn.

Ông Fredricksen, Elsa và Marlin có thể đã ở mãi trong nỗi buồn ấy nếu không có sự xuất hiện của Russell (chú bé nhà thám hiểm vùng hoang dã nhỏ), Anna (em gái của Elsa) và Dory (chú cá xanh với giọng lồng tiếng của Ellen DeGeneres thật đáng nhớ).

Họ có đủ sự quan tâm để có thể ở bên, động viên và hỗ trợ người bạn, hay người chị em khốn khổ của mình. Họ đưa ra một góc nhìn khác để nhẹ nhàng kéo người thân của mình ra khỏi nỗi sợ hãi và nghi ngờ.

Tôi đã luôn tin rằng chỉ có người hướng nội mới có thể hiểu và quan tâm đến người hướng nội. Nhưng tôi đã nhầm. Russell, Anna và Dory là những người hướng ngoại và tràn đầy sự lạc quan.

Mặc dù họ có thể không hiểu hết những người bạn hướng nội của mình, nhưng họ luôn luôn cố gắng để tiến đến gần hơn những người bạn ấy. Tôi biết đây là những nhân vật hoạt hình, nhưng tôi đã gặp được Russells, Annas và Dorys trong cuộc đời mình, tôi luôn đánh giá cao và trân trọng họ. Có thể là không nhiều, nhưng chỉ cần một vài người thực sự tốt và quan tâm là đủ cho những người hướng nội chúng tôi rồi.

Nếu bạn đã từng có những trải nghiệm tương tự như tôi, thì bạn đừng nên tự chỉ trích bản thân mình vì “suy nghĩ quá nhiều”. Cho dù chúng ta được ban phước hay bị nguyền rủa bởi bộ não luôn luôn suy nghĩ của mình, chúng ta vẫn phải sống với nó và tìm cách khai thác sức mạnh ẩn chứa bên trong nó.

Chúng ta có sự đồng cảm và sẽ là những người an ủi và hỗ trợ tốt nhất khi người khác thất vọng. Những gì chúng ta nói hay làm, chúng ta đều đã suy nghĩ rất kỹ. Chúng ta được tin tưởng vì sự điềm tĩnh và thấu đáo, cũng như khả năng thấu hiểu những điều phức tạp của mình.

Đúng vậy, chúng ta có thể trở nên có sự tự nhận thức cao hơn và chấp nhận rằng chúng ta có một xu hướng rất tự nhiên là luôn đi rất sâu vào mọi thứ. Với nhận thức đó, chúng ta có thể phát triển khả năng kiểm soát bộ não của mình để đẩy mình lên bề mặt khi chúng ta đã chìm khá sâu xuống đáy.

Chúng ta có thể làm nên những điều kỳ diệu nếu chúng ta áp dụng được những khả năng này trong một thế giới mà người hướng ngoại chiếm đa số.

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng những đội giỏi nhất sẽ bao gồm một người hướng nội và một người hướng ngoại (ví dụ: Steve Jobs và Steve Wozniak của Apple, Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg của Facebook) do những điểm mạnh và điểm yếu bổ sung cho nhau. Và đừng quên Albert Einstein, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Abraham Lincoln và Warren Buffett, đều là những người nổi tiếng với bộ não hướng nội mạnh mẽ.

Về phần mình, tôi đã học được cách kiểm soát về mức độ chia sẻ, cũng như xu hướng trình bày tường tận cái “hành trình đồ sộ” trong quá trình đưa ra quyết định của mình, kẻo tôi sẽ lại bị nhận xét là “Bạn đang suy nghĩ nhiều quá rồi đấy”.

Tôi đã học được cách trở nên thoải mái hơn với các quy trình trong não bộ của mình, và cảm thấy rằng mình không cần phải luôn biện minh cho những suy nghĩ và quyết định của bản thân. Đôi khi ít hơn là để tận hưởng nhiều hơn, đối với những người không thể, sẽ không cố gắng để hiểu chúng ta. Và nếu ai đó đủ sự quan tâm, họ sẽ nghe thấy chúng ta ngay cả khi chúng ta không nói gì.

———-

Tác giả: Lena Hong

Link bài gốc: The Introvert’s Brain: Why They Might “Think Too Much”

Dịch giả: Nguyễn Hải MyToMo – Learn Something New 

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/bo-nao-cua-mot-nguoi-huong-noi-tai-sao-chung-ta-lai-suy-nghi-nhieu-den-the

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ