Tỉnh táo là đi ngược lại với tự nhiên và đám đông?

0

Nếu phải đưa ra một câu nhận định về cuốn “Xã hội tỉnh táo” này thì có thể nói rằng “Nội dung trong sách như một cái tát mạnh vào mặt nhưng rất đáng để đọc, dù không dễ đọc”.

Erich Fromm – một nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức gần như đã tóm lược toàn bộ khái niệm tôn giáo, lịch sử, triết học và chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuốn sách “Xã hội tỉnh táo” của mình. Trong tác phẩm này, ông nêu ra một vấn đề cốt lõi “Con người và xã hội tỉnh táo là gì” và cái gốc của vấn đề lý giải câu hỏi này. Erich Fromm đã mường tượng về những xã hội trong tương lai sẽ gặp nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi như thế nào dù những xã hội đó tạo ra nhiều của cải, thu nhập cao và tiện ích hơn. Và để thay đổi và vượt lên tình trạng này, Erich Fromm cho rằng một Xã hội tỉnh táo là một xã hội nhân văn nơi con người được quyền sáng tạo, tự do và có lý trí đi ngược lại với đám đông. 

Erich Fromm

Câu trả lời của Erich Fromm trong cuốn “Xã hội tỉnh táo” cho người đọc cái nhìn rõ nét về văn hoá, hoàn cảnh và tâm lý con người phương Tây nói riêng, nhưng vì Thế giới đang chịu ảnh hưởng và tiêu thụ văn hoá phương Tây thì có không ít điểm tương đồng mà bạn đọc Việt có thể cảm thấy hay nhận thấy ít nhiều những gì Erich Fromm truyền đạt trong cuốn sách này liên quan tới bản thân và chính xã hội mình đang sống.

Ảnh mình hoạ bởi Lisbeth Zwerger

ĐỂ ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH, CON NGƯỜI PHẢI CHỐNG LẠI VÀ CẮT ĐỨT VỚI TỰ NHIÊN 

Trái với triết lý “Thuận theo tự nhiên” của người phương Đông thì Erich Fromm cho rằng con người phải đi ngược lại Tự nhiên, hay nói đúng hơn là chống lại Tự nhiên vì sự phát triển của chính mình.    

Dựa trên các khái niệm về phân tâm học và tâm lý học của Freud khi ông cho rằng “Con người gắn bó Tự nhiên như mẹ với con. Tự nhiên chính là hình ảnh về người Mẹ… Khao khát sâu xa nhất trong con người là chống lại sự chia cắt khỏi Tự nhiên, khỏi mẹ mình”. Đồng quan điểm với Freud, Erich Fromm dẫn chứng rằng con người suốt từ thời tiền sử tới cổ đại, trải qua hàng nghìn thế hệ sống bằng hái lượm, săn bắn và trồng trọt. Con người bị ràng buộc với Tự nhiên và lo sợ bị chia cắt khỏi Tự nhiên. Con người nhận được ân huệ của Tự nhiên nhưng cũng bị Tự Nhiên chi phối. 

Mối quan hệ của con người với Tự nhiên là giữa mẹ với con và lịch sử đã trả lời bằng việc chế độ mẫu hệ có nhiều điểm tương đồng với hành vi và tập tục của con người trong thời gian đầu. Người mẹ là trung tâm trong gia đình, đời sống xã hội và cả tôn giáo. Các tôn giáo cổ đại luôn có những vị nữ thần như Venus, Demeter, Isis của Ai Cập, Nữ Oa của Trung Quốc hay thần Kali của Ấn Độ…          

Lợi thế của cấu trúc mẫu hệ là đem tới cấu trúc bình đẳng và tự do. Nhưng mặt trái của cấu trúc mẫu hệ là có sự ràng buộc rất lớn với Tự nhiên (ở trong một vòng an toàn) thay vì khích lệ con người có ý thức phát triển và có lý trí cá nhân (vượt qua giới hạn). Từ đây dẫn dẫn tới việc con người phải đưa ra lựa chọn: Tự do hay lệ thuộc. Tiến bộ hay chấp nhận sự tầm thường. 

Erich Fromm tiếp tục liên hệ đến con người (Adam và Eva) sinh sống trong vườn Địa Đàng, sau đó sa ngã, bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng và nhận ra một sự thực: khi không còn gắn kết với Tự nhiên thì con người phải phát triển từ lý trí cho tới kỹ năng nhằm xây dựng một thế giới mới tuân theo các ý tưởng và nguyên tắc của mình. Từ lúc này, con người đã cảm thấy sức mạnh của mình và quan trọng hơn con người nhận ra rằng mình là thần linh của thế giới này sau khi cắt đứt mối liên hệ với Tự nhiên.  

Trong thời điểm này con người chuyển từ tôn giáo, cấu trúc xã hội mẫu hệ sang tôn giáo tôn thờ Chúa – Người Cha cùng một hệ thống trật tự và tôn ti mà tiêu biểu là Thiên Chúa giáo và Triết học Hy Lạp. Thiên Chúa giáo đem tới đạo đức và những luật lệ. Triết học Hy Lạp thúc đẩy ý chí và hiểu biết khoa học cho con người.  Các câu chuyện, các điển tích, các thánh kinh trong giai đoạn này đều đề cập tới những cuộc hành trình chống lại tự nhiên và trật tự để thiết lập quyền lực và ý trí của con người rời khỏi Tự nhiên để khẳng định vị trí tối thượng của mình trong thế giới. 

Mọi chuyện có thể coi là tốt đẹp khi con người cắt đứt với Tự nhiên. Nhưng từ đây lại xuất phát những vấn đề nghiêm trọng mà con người không hề nhận thấy khi sáng tạo ra thế giới của riêng mình. 

Minh hoạ bởi  Maurice Sendak

CON NGƯỜI SÁNG TẠO NHƯNG CŨNG TỰ XIỀNG XÍCH VÀ BỊ CẦM TÙ TRONG THẾ GIỚI CỦA CHÍNH MÌNH

Thế giới mới đã được thiết lập sau khi con người cắt đứt mối liên hệ với Tự nhiên. 

Thậm chí con người (hay nói đúng hơn là nền văn hoá Phương Tây) còn kết hợp được cấu trúc mẫu hệ và phụ hệ thành một trong một tôn giáo độc thần, sau khi đa thần giáo bước vào buổi hoàng hôn và suy tàn. Tôn giáo chính là một nền văn minh và văn hoá của phương Tây giờ đây nằm trong các nguyên tắc và chi phối của giáo hội Công Giáo. Trong thế giới Công giáo này, một vị thần mang hình dáng của người Cha (Chúa Trời) nhưng cũng có sự yêu thương và bao dung của người mẹ (chính là giáo hội Công giáo) đã dẫn dắt con người và xã hội Châu Âu trong hơn 1000 năm thời Trung Cổ. 

Trong cấu trúc độc thần và hội tụ quyền lực vào tay nhà vua và nhà thờ này, con người một lần nữa quay lại với sự an toàn như trong Tự nhiên trước đây. Đây có thể coi là một tự do. Nhưng tự do này được đánh đổi bằng việc con người bị lệ thuộc và thao túng ý thức về các thứ tự trong xã hội. Mầm mống độc hại bắt đầu lan tràn từ đây. Nhà thờ giàu có và nhiều quyền lực. Các xã hội thời Châu Âu thời trung cổ ở Tây Âu có sự phân biệt và đối xử tàn bạo với người phía Đông cũng như với người Do Thái và Hồi Giáo. Những cuộc thập tự chinh, các cuộc chiến tranh về mâu thuẫn huyết thống hay tranh chấp đất đai liên tục nổ ra trong thời điểm này, đi ngược với lời giáo huấn của tôn giáo và triết lý “Hãy yêu thương nhau. Hãy tạo ra một xã hội nhân văn”.

Giờ đây mỗi xã hội hay một văn hoá lại mang trong mình bản chất nguyên thuỷ của chính nó: lệ thuộc và đất đai và bộ lạc. Và Erich Fromm đã buồn thảm kết luận con người chưa thoát ra khỏi đất đai và huyết thống thì chưa phải là người hoàn chỉnh. Khi ý chí và tình yêu của con người bị tê liệt thì con người không thể kết nối với những con người khác theo đúng bản chất của họ và của chính mình.

Một điều vớt vát cho con người trong xã hội này là một chút ý chí và nhân văn vẫn còn tồn tại. Từ ánh lửa le lói này đã dẫn xã hội phương Tây đi tới thời kỳ Phục Hưng rồi Khai Sáng – nơi mà con người dù bị kìm kẹp trong quyền lực và cấm đoán nhưng vẫn thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật, khoa học và thủ công một cách tài tình. Như Erich Fromm đã kết luận “Đặc trưng của sức khoẻ tâm thần là khả năng yêu và sáng tạo, là ý thức bản sắc dựa trên trải nghiệm của chính bản thân và tác nhân tạo ra sức mạnh thực sự cả bên trong lẫn bên ngoài của một con người”. Dù chỉ là một số ít người trong xã hội còn ý thức và tỉnh táo, nhưng họ vẫn dẫn dắt đám đông đi lên phía trước, mặc cho ý thức về dân tộc, tôn giáo hay lãnh thổ vâng đang đầu đầu đa số. Erich cũng đúng khi nhận xét “Xã hội có thể thúc đẩy sự phát triển của con người và đồng thời cũng cản trở sự phát triển đó”.

Với sự mâu thuẫn này xã hội phương Tây đã chuyển đổi từ các nhà nước phong kiến và tôn giáo chuyển sang những hình thành Tư bản đầu tiên. Chính xác hơn là con người lại một lần nữa cắt đứt với Tự nhiên (lần này là Tự nhiên nhân tạo) để đi theo những tiếng gọi bên trong của mình là ý chí, sự tự do và đi kèm là rất nhiều vật chất.

TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐÃ DẪN TỚI CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ VÀ THAO TÚNG TRONG NHỮNG XÃ HỘI “TỈNH TÁO”

Có lẽ không ít những nhà kinh tế học cảm thấy kết luận của Erich Fromm về bản chất thực sự của Chủ nghĩa Tư bản giai đoạn đầu có thể quá khắt khe và độc đoán: Chủ nghĩa Tư bản là bóc lột người lao động một cách tàn bạo.

Nhưng chính những nhà kinh tế học này đều không thể phủ nhận rằng Chủ nghĩa Tư bản đã giúp cho một số ít các cá nhân siêu giàu có đạt tới quyền lực chỉ có thể thất ở Nhà nước hay Tôn giáo. Ví dụ điển hình nhất là Đế Quốc Anh dưới thời Elizabeth hay Victoria, Đế chế Tây Ban Nha hay Pháp trong những năm Napoleon cầm quyền. 

Một con người được dẫn dắt bởi lý tưởng của Chủ nghĩa tư bản sẽ tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận nhiều nhất có thể. Từ lúc này xã hội không chỉ định giá một con người qua huyết thông hay giai cấp mà còn qua từng giờ lao động của anh ta. Ngược lại con người trong thế giới tư bản cũng bị thao túng bởi khái niệm này khi cho rằng “Giá trị là tạo ra tiền bạc, vật chất thông qua hệ thống và xã hội chứ không phải là trải nghiệm về ý nghĩa và hạnh phúc dựa trên lý trí của bản thân mình”.

Nhưng không chỉ người lao động bị mất đi sự tỉnh táo của mình mà những ông chủ tư bản cũng vậy. Các nhà tư bản bị cuốn theo việc liên tục phát triển, mở rộng và tạo ra sản phẩm để vượt mặt nhau thay vì tự hỏi những thứ này có ích với con người hay không? Trong thế giới của tư bản không có chỗ cho các lợi ích của con người. Thay vì thế là mặc kệ con người với các lựa chọn và sản phẩm. Việc của các nhà tư bản là tìm cách nào đó để khuyến khích con người tiêu thụ càng nhiều càng tốt. 

Sau khi giai đoạn đầu đi qua, Chủ nghĩa Tư bản lại có bước chuyển đổi mang tính cách mạng: Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều được máy móc hoá. Việc này dẫn tới kết quả là sản lượng gia tăng, con người từ chỗ là một cỗ máy lao động trở thành cỗ máy tiêu thụ. Chủ nghĩa tư bản làm tốt hơn thời kỳ Trung Cổ ở chỗ tạo ra hàng loạt sản phẩm với giá thành rẻ đến mức ai cũng có thể tiêu thụ. Nhưng ngược lại, nó không trao cho người lao động cảm giác, trải nghiệm và ý nghĩa tạo ra một sản phẩm ở mức độ tinh thông mà rất nhiều thợ lành nghề trong thời Trung Cổ có được. Và khi người lao động và người dùng không định nghĩa được giá trị của từng sản phẩm mình mua thì họ thường mua những thứ chủ nghĩa Tư bản giờ đã đeo một chiếc mặt nạ có tên chủ nghĩa tiêu thụ muốn họ mua. Điều này đưa Erich Fromm phải cảm thán rằng “Chính tiêu thụ là mục đích chứ không phải là tiêu thụ là một phương tiện để đạt được mục đích là hạnh phúc nữa”. 

Hệ quả là khi con người trong xã hội sẽ tiêu thụ bất cứ thứ gì được sản xuất, thì chúng ta sẽ không có bất kỳ liên hệ cụ thể gì với những gì chúng ta xử lý. Con người sống trong thế giới chỉ toàn sản phẩm và đồ vật với mối liên kết giữa chúng ta và chúng bởi Xã hội đã sản xuất thì con người phải tiêu thụ. Con người bắt buộc phải tiêu thụ bởi đó quy luật của Xã hội. Nhưng tiêu thụ sẽ không bao giờ dẫn đến chuyện thoả mãn, chứ đừng nói đến hạnh phúc. Con người giờ đây được lập trình và thao túng bởi thị trường và truyền về việc “Càng mua nhiều càng biết cách tận hưởng cuộc sống”. Mọi ham muốn phải được thỏa mãn ngay tức khắc, không ước muốn có thể loại trừ trong chủ nghĩa tiêu thụ”.  

Điều kinh ngạc ở đây là 70 năm trước Erich Fromm đã phân tích một số hệ quả và giờ đã trở thành sự thật khi chủ nghĩa tư bản khoác chiếc áo chủ nghĩa tiêu thụ: Máy móc sẽ dần dần thay thế con người. Con người trở nên thụ động, lựa chọn sự an toàn (một công việc lặp lại, thích làm thuê, đam mê giải trí và bị truyền thông dẫn dắt.

XÃ HỘI KHÔNG CẦN THÊM VẬT HAY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MÀ LÀ SỰ TÍNH NHÂN VĂN

Xã hội tỉnh táo là cuốn sách Erich Fromm trình bày sự bi quan về sự thiếu tỉnh táo của xã hội. Nhưng đồng thời ông cũng đưa ra những ví dụ có thể kiểm chứng được để có thể thay đổi và khiến xã hội tỉnh táo theo đúng nghĩa. 

Theo Erich Fromm, sự tỉnh táo của cá nhân và xã hội đến từ việc sức khoẻ tâm thần phải được xây dựng trên các giá trị nhân văn. Con người phải được khôi phục vị trí tối cao trong xã hội. Không bao giờ là một phương tiện hay đồ vật được người khác hay xã hội sử dụng vào những mục đích trải với bản chất của mình. Kinh tế và vật chất phải trở thành nguồn lực phục vụ cho sự phát triển toàn diện trong mỗi con người. 

Đó là khả năng yêu thương và sáng tạo trong mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân phải ý thức về bản sắc và trải nghiệm của chính mình về thế giới, cũng như nắm bắt được các khả năng của mình để hiểu về bản chất thực sự của thế giới và con người xung quanh. Khi hiểu biết mới có thể yêu thương. Khi yêu thương mới có thể cùng nhau thay đổi.

Đó là lý trí và tính khách quan. Đó là chấp nhận những sự mâu thuẫn và nghịch lý trong cuộc sống. Đó là thấu hiệu khả năng bất toàn của chính mình nhưng cũng tin tưởng vào sức mạnh của bản thân để thay đổi thế giới. Và mục đích của cuộc sống là được sống mãnh liệt, sinh ra và chết đi trong sự thức tỉnh hoàn toàn. Đó là trách nhiệm và nghĩa cụ của một cá nhân trong một xã hội tỉnh táo.

Còn một xã hội tỉnh táo phải tạo điều kiện và cung cấp các nguồn lực giúp cho các nhân đạt được sự phát triển toàn diện cũng như có được trạng thái sức khoẻ tâm thần tốt nhất.

Một xã hội tỉnh táo là chấp nhận các nhân khác biệt, có tư duy và lý trí đi ngược lại đám đông nhưng không phê phán hoặc phá huỷ các cá nhân này.

Một xã hội tỉnh táo thay vì sử dụng truyền thông hay chính trị rao giảng về tính dân tộc hay tiêu thụ thì nói về tính nhân văn không có sự phân biệt với nhau.

Và một xã hội tỉnh táo phải có tính nghệ thuật trong đó. Một xã hội có nhiều nhà văn hơn, hoạ sĩ hơn và nghệ sỹ âm nhạc hơn. Sáng tạo và nghệ thuật vốn không thể tách rời khỏi con người có lý trí và khôn ngoan. 

Chúng ta sinh ra đã có sự sáng tạo và chỉ sống hạnh phúc, sống tỉnh táo khi được sống theo đúng bản chất của chúng ta.

Cre: Đức Nhân

———————–

Khám phá ngay các tác phẩm của Erich Fromm tại: https://shope.ee/501wi2Kz8V

Nhập mã OMEGT3 giảm 25K để mua sách với giá ưu đãi nhất

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/tinh-tao-la-di-nguoc-lai-voi-tu-nhien-va-dam-dong

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ