Ý thức là một quá trình não bộ

0

Quan điểm thông thường về ý thức là một quan điểm nhị nguyên, cho rằng một người là sự kết hợp 2 thứ khác nhau về cơ bản, đó là cơ thể mang tính vật chất và tâm trí phi vật chất – hay còn gọi là linh hồn. Nhị nguyên luận ngày càng trở nên ít phổ biến trong giới các nhà tâm lý học, thần kinh học, thậm chí cả các nhà triết học, nhưng cho tới hiện tại, nó vần là thuyết phổ biến nhất về tâm trí trên thế giới. Trong số 7 tỉ người thì đã có 6 tỉ là những người theo một tôn giáo nào đó và tin vào sự sống sau cái chết. Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, đạo Hindu, và thành viên của nhiều tôn giáo khác tin rằng bạn không thật sự chết khi cơ thể của bạn chết đi, mà có thể sống sau khi đã chết bởi vì linh hồn bạn vẫn còn. Nếu như sống sau cái chết thật sự diễn ra, vậy thì ý thức là một thứ gì đó không mang lý tính hơn là kết quả của các cơ chế vận hành trong não bộ.

Để bác bỏ thuyết nhị nguyên đòi hỏi sự phát triển một lý giải sinh học có lý về việc não bộ trở nên “ý thức” như thế nào. Nhà thần kinh học nổi tiếng người Pháp Stanislas Dehaene đã viết một cuốn sách mới xuất sắc, Ý thức và Não bộ (Consciousness and the Brain), bày tỏ một loạt các chứng cứ ấn tượng ủng hộ cho quan điểm rằng ý thức là khả năng bao quát mà thông tin có thể được mã hoá và truyền tải trong một không gian hoạt động của neuron. Tuy nhiên, ông không giải thích tại sao một số thông tin lại được phát đi hay cách mà chúng hình thành nên những trải nghiệm mà mỗi người có, chẳng hạn như cảm giác đau, các xúc cảm, màu sắc, mùi vị.

Terry Stewart và tôi vừa mới công bố một bài báo tựa “Hai lý thuyết về Ý thức” nhằm trả lời những câu hỏi như thế dựa trên một khái niệm của Chris Eliasmith gọi là các pointer ngôn ngữ (semantic pointer). Một pointer ngôn ngữ là một dạng đặc biệt của “đại diện neuron” – những kiểu mẫu phát các xung điện của một nhóm các neuron – có thể vận hành như là một biểu tượng và một phiên bản nén của các đại diện vận hành và đại diện giác quan (những kiểu mẫu phát các xung thần kinh của các neuron liên quan đến các cử động của cơ thể và các cảm nhận giác quan – ND). Ví dụ như, khái niệm về chocolate của con người có thể được giải nén ra thành những đại diện giác quan như vị ngọt, cảm giác xúc giác, v.v., đồng thời cho phép pointer ngôn ngữ nhận ra bằng các tham khảo chẳng hạn như bạn không nên ăn nhiều chocolate vì nó là một loại kẹo. Các pointer ngôn ngữ được hình thành bằng việc kết nối các đại diện đơn giản hơn, và sự kết nối đó là một quá trình của các neuron nén thông tin thành một dạng phù hợp để điều khiển.

Bài báo mới bảo vệ những luận điểm sau:

  1. Ý thức là một quá trình não bộ hình thành từ các cơ chế vận hành của các neuron.
  2. Các cơ chế quan trọng cho ý thức là: đại diện được hình thành từ các kiểu mẫu phát xung thần kinh của một nhóm các neuron, sự kết nối của các đại diện này thành các pointer ngôn ngữ, và sự cạnh tranh của các pointer này.
  3. Các trải nghiệm định tính hình thành từ sự “chiến thắng” của một nhóm các pointer (trong các pointer cạnh tranh với nhau) và các pointer “chiến thắng” này được giải nén thành các đại diện về giác quan, vận hành, cảm xúc hay hoạt động ngôn ngữ.

Luận cứ cho các luận điểm trên đến từ việc áp dụng các luận điểm này trên mô hình máy tính và đã thành công trong việc mô phỏng nhiều khía cạnh quan trọng của ý thức. Có thể kết hợp cách giải thích này với cách của Dehaene bằng việc thể hiện cách mà việc thắng một cuộc cạnh tranh (của các pointer) có thể tự động chuyển phát thông tin từ các pointer ngôn ngữ đến những vùng khác nhau của não bộ.

Chúng tôi so sánh thuyết “cạnh tranh của các pointer ngôn ngữ” với một thuyết rất khác cho rằng ý thức không chỉ đơn giản là một quá trình của não bộ mà là một quá trình tổng quảt của việc tổng hợp các thông tin có thể được mô tả bằng các công thức toán học. Lý thuyết tổng hợp thông tin này, được phát triển bởi Guilio Tononi và đươc ủng hộ bởi Christof Koch, là một dạng của chủ nghĩa “tâm lý toàn năng” (panpsychism) bởi vì bất kể mọi thứ đều có thể tổng hợp thông tin ở một mức nào đó. Não bộ làm việc đó tốt hơn, nhưng thậm chí một công tắc điện cũng có thể có một khả năng hạn hẹp để tổng hợp thông tin, và vì thế công tắc điện – theo thuyết toàn năng này – cũng có thể có ý thức. Tôi nghĩ quan điểm toàn năng này có nhiều vấn đề về mặt triết học, sinh học cũng như toán học.

Vậy thì ý thức vận hành ở linh hồn, não bộ, hay bất kể thứ gì có thể tổng hợp thông tin? Từ cái nhìn của tôi, câu trả lời “não bộ” chiếm thế mạnh, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để minh chứng rằng các cơ chế của não bộ có thể giải thích mọi khía cạnh về ý thức.

Trần Đình Tuấn dịch

Nguồn: Consciousness is a brain process 

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tamlyhoctoipham.com/y-thuc-la-mot-qua-trinh-nao-bo

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ