Kim tự tháp Giza từng tỏa sáng như một ngôi sao hàng nghìn năm trước
Dựa trên những văn tự cổ và bằng chứng tại di chỉ ngày nay, các chuyên gia đã kết luận rằng đại kim tự tháp Giza đã từng phản chiếu ánh sáng như pha lê hàng nghìn năm trước.
(ảnh qua ancient-code.com)
Kim tự tháp Giza được người Hy Lạp cổ đại xếp hạng thứ 1 trong các kỳ quan của thế giới cổ đại và cũng là thứ duy nhất trong 7 kỳ quan còn đứng vững cho tới hôm nay. Đó quả là một điều kì diệu của công nghệ kiến trúc và xây dựng cổ đại, bằng chứng của một nền văn minh kĩ thuật tiên tiến từng tồn tại trên Trái Đất hàng thiên niên kỉ trước.
Lăng mộ khổng lồ hay mục đích nào khác?
Giới học giả đa số tin rằng các kim tự tháp được xây để làm lăng mộ, nhưng giả thuyết này vẫn bị tranh cãi trong một vài thập kỉ qua, vì một số lý do đáng lưu ý.
Nếu chúng thực chất được xây làm lăng mộ, thì người ta hẳn phải tìm thấy xác ướp trong đó. Nhưng cho đến hôm nay, chưa từng có xác ướp, bất kì thể loại nào, từng được tìm thấy bên trong kim tự tháp.
Ảnh chụp kim tự tháp Giza từ vệ tinh (Ảnh: NASA)
Theo các ghi chép cổ, khi người Ả Rập lần đầu bước vào kim tự tháp khoảng năm 820 TCN, thứ duy nhất tìm thấy bên trong là một chiếc hộp lớn và rỗng bằng đá granite, nằm trong Phòng của Vua (Kings Chamber).
Ngoài ra, nếu xác ướp của Pha-ra-ông được đặt trong cái “quan tài” này thì tại sao chiếc hộp rỗng hoàn toàn không được chạm khắc và trang trí? Một thứ quan trọng như vậy hẳn sẽ được phủ bằng những biểu tượng tinh tế và chữ tượng hình để tưởng nhớ nhà vua.
Tuy nhiên, việc Đại kim tự tháp không có xác ướp chỉ là một trong rất nhiều bí ẩn của kỳ quan cổ đại này. Giza cũng là kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập, được khám phá cho tới ngày nay, có cả đường bên trong đi lên và đi xuống. Tất cả các kim tự tháp khác chỉ có đường đi xuống. Hẳn phải có lý do cụ thể và độc đáo để người xưa làm cả đường đi lên bên trong kim tự tháp Giza.
Ngoài những điều trên, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những đường hầm (thông gió) trong Phòng của Vua và Phòng của Hoàng hậu. Tuy nhiên, mục đích của chúng vẫn còn là bí ẩn, bởi nếu xây để chứa quan tài thì chúng cần thông gió làm gì?
Cạnh của kim tự tháp này được canh hướng chính Bắc với độ chính xác cao hơn bất kì tượng đài nào trên Trái Đất, với mức sai lệch chỉ 3/60 của một độ. Nếu nó thực sự là một lăng mộ, thì tại sao nó lại được xác định vị trí chính xác đến kinh ngạc trên bề mặt Trái Đất như vậy?
Tất cả những điều này làm cho rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng đây không phải một ngôi mộ khổng lồ, mà phục vụ cho mục đích hoàn toàn khác.
Từng tỏa sáng như một ngôi sao
Dựa trên những văn tự cổ và bằng chứng tại di chỉ ngày nay, các chuyên gia kết luận rằng đại kim tự tháp Giza đã từng có khả năng phản chiếu ánh sáng rực rỡ khi nó được hoàn thành.
Đại kim tự tháp Giza đã được phủ bởi đá vôi đánh bóng, có thể phản chiếu ánh sáng mặt trời và làm cho công trình tỏa sáng. Ngày nay, hầu hết loại đá bao phủ này đã không còn sau khi một cơn động đất vào thế kỉ 14 làm cho phần lớn chúng bị rơi ra khỏi công trình.
Một số nhà nghiên cứu còn kết luận rằng những viên đá bao phủ này đóng vài trò như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu ánh sáng tốt tới nỗi kim tự tháp có thể được nhìn thấy từ Mặt Trăng, như một ngôi sao trên Trái Đất.
Một tảng đá vôi được đánh bóng, rất trắng và mịn (ảnh: Youtube/Smithsonian channel)
Bề mặt đá được đánh bóng, bao phủ ngoài kim tự tháp Dashu
Theo các báo cáo, người Ai Cập cổ từng gọi công trình này là “Ikhet”, nghĩa là “ánh sáng vinh quang”. Người cổ đại đã làm thế nào để di chuyển những khối đá từ khoảng cách 800 km, điều này vẫn còn là bí ẩn. Phải chăng chúng ta đang thiếu một miếng ghép trong câu đố của kim tự tháp?
Ngoài ra, liệu có là ngẫu nhiên khi tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s và tọa độ 29.9792458, 31.134658 (xem Google Maps) lại nằm đúng ngay trên đại kim tự tháp Giza? Sự trùng hợp của chuỗi số 299792458 là quá kì lạ.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: trithucvn.net