Luật chơi Golf
Cầu thủ chuyên nghiệp có lợi thế hơn cầu thủ nghiệp dư vì gắn bó nghề nghiệp của mình vào môn thể thao này; những người khác vi phạm Luật tư cách nghiệp dư cũng có những lợi thế mà cầu thủ nghiệp dư không có
Luật tư cách nghiệp dư đã được Câu Lạc Bộ Gôn Hoàng Gia Thánh Andru phê chuẩn (Có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1996)
Định nghĩa về một cầu thủ gôn nghiệp dư
Một cầu thủ gôn nghiệp dư là người chơi gôn như một môn thể thao không có thù lao hoặc không để kiếm lời.
Cơ quan chủ quản
Cơ quan chủ quản bộ môn cho Luật tư cách nghiệp dư ở bất cứ nước nào cũng là Liên Đoàn Quốc Gia của nước đó trừ Liên Hiệp Anh và ái Nhĩ Lan nơi Cơ quan chủ quản là CLB Gôn Hoàng Gia Xcôtlen (R.&A.)
Bất kỳ người nào thấy rằng bất kỳ hành động mà mình dự định tiến hành có thể ảnh hưởng đến tư cách nghiệp dư của mình cần trình bày các điểm chính vơí cơ quan chủ quản để xem xét.
Dưới đây là một số ví dụ về các hành vi vi phạm định nghĩa về Tư cách Nghiệp Dư và làm mất tư cách nghiệp dư
1. Tính chất chuyên nghiệp
a. Nhận tiền hoặc thù lao sau khi chơi với danh nghĩa cầu thủ chuyên nghiệp hoặc huấn luyện hoặc làm trợ thủ cho một cầu thủ gôn chuyên nghiệp.
b. Làm bất cứ việc gì nhằm trở thành một cầu thủ gôn chuyên nghiệp trừ khi xin làm trợ lý huấn luyện hoặc thi đấu cho một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng việc đó không thành công.
Ghi chú 1 : Các hành vi đó bao gồm việc nộp hồ sơ vào một trường hay ban tổ chức cuộc thi nhằm sát hạch người đánh gôn ở các giải với danh nghĩa cầu thủ chuyên nghiệp; nhận quyền lợi từ hoặc ký kết thoả thuận bằng miệng hoặc văn bản với bên tàih trợ hoặc ông bầu chuyên nghiệp, đồng ý nhận thù lao hoặc bồi thường để tên tuổi hoặc uy tín của mình như một cầu thủ xuất sắc được sử dụng vì mục dích thương mại; giữ hoặc duy trì tư cách hội viên ở bất của tổ chức cầu thủ gôn chuyên nghiệp nào.
Ghi chú 2 : Việc nhận tiền hoặc thù lao của người trợ lý cửa hàng bản thân họ không phải là một vi phạm Luật, nếu như người này không tham gia các chức trách như đánh bóng hoặc dạy chơi bóng.
2. Đánh bóng vì tiền thưởng
Đánh bóng vì tiền thưởng hoặc các thứ tương tự trong một cuộc đấu, một giải hoặc cuộc trình diễn.
3. Huấn luyện
Nhận tiền hoặc thù lao do huấn luyện đánh gôn bằng văn bản, truyền miệng, tranh ảnh hoặc các hình thức làm mẫu khác cho các nhóm hoặc cá nhân.
Ngoại lệ :
a. Nhân viên trong hệ thống giáo dục, trường sở hoặc người phụ trách ngoại khóa ( camp cóunellor) có thể huấn luyện đánh gôn cho học sunh hoặc những người mình phụ trách vơí điều kiện là tổng số thời gian giành cho công tác này trong một năm ít hơn 50% số thời gian công tác trong năm của nhân viên hoặc cán bộ phụ trách đó.
b. Việc trả tiền hoặc thù lao cho công tác huấn luyện bằng văn bản/ tài liệu có thể được chấp nhận nếu như người đó không lấy khả năng, uy tín của một cầu thủ gôn làm nhân tố chủ yếu để có việc làm, uỷ quyền hoặc bán tác phẩm của mình.
4. Giải thưởng và vật kỷ niệm
a. Nhận giải thưởng hoặc các phiếu lĩnh thưởng có giá trị bán lẻ vượt quá mức dưới đây :
– Thi đấu quá 2 vòng trở lên:
Ở châu Âu: 300 bảng Anh
Ở nơi khác: 500 USD
– Thi đấu từ 2 vòng trở xuống
Ở châu Âu: 200 Bảng Anh
Ở nơi khác: 350 USD
Hoặc ít hơn, nếu có, như có thể được Cơ quan chủ quản môn gôn của nước đó quyết định, hoặc
b. Nhận vật kỷ niệm ở Châu Âu có giá trị bán lẻ vượt quá 300 Bảng Anh hoặc tương đương với nơi khác có giá trị bán lẻ vượt quá 500USD hoặc tương đương, hoặc ít hơn như có thể được Cơ quan chủ quản môn gôn của nước đó quyết định, hoặc
c. Đối với một cầu thủ gôn trẻ, trong độ tuổi tuỳ Cơ quan chủ quản môn gôn ở nước đó quyết định, thamgia một sự kiện thể thao giành riêng cho cầu thủ trẻ, đã nhận giải thưởng hoặc phiếu lĩnh thưởng ở Châu Âu có giá trị bán lẻ hơn 100 Bảng Anh hoặc tương đương, ở các nơi khác có giá trị bán lẻ 200USD hoặc tương đương, hoặc ít hơn, nếu có, như có thể được Cơ quan chủ quản môn gôn ở các nước quyết định, hoặc
d. Chuyển đổi một giải thưởng hoặc một phiếu lĩnh thưởng thành tiền.
e. Nhận tiền thù lao liên quan đến một cuộc thi đấu gôn.
Các trường hợp ngoại lệ :
1. Chỉ là phần thưởng có giá trị tượng trưng mà tính chát tượng trưng đó được thấy rõ bằng các dấu hiệu mang tính vĩnh viễn.
2. Có thể nhận nhiều phần thưởng kỷ niệm từ các tổ chức tài trợ với tổng giá trị lớn hơn 300 Bảng Anh hoặc 500 USD nhưng các giải thưởng đó không được tặng nhằm tránh việc giới hạn trị giá của một phần thưởng.
Ghi chú 1 : Về các sự kiện được nêu ra. Các giới hạn nêu tại điểm (a) hoặc (c) ở trên áp dụng cho tổng số giải hoặc phiếu lĩnh thưởng mà một người nhận được do tham gia một (loạt) cuộc thi đấu trong một giải hoặc cuộc đấu biểu diễn kể cả các cuộc thi đánh vào lỗ bằng một cú đánh (hole –in- one) hoặc các sự kiện khác trong đó kỹ thuật đánh gôn là một nhân tố.
Ghi chú 2: “Giá trị bán lẻ” là một giá trị mặt hàng mà ai cũng có thể mua được tại một điểm bán lẻ và tổ chức tài trợ có trách nhiệm chứng minh giá trị của giải thưởng đó.
Ghi chú 3 : Mục đích của phiếu lĩnh giải. Một phiếu lĩnh giải chỉ có thể được BTC cuộc đấu phát hành thu hồi để mua hàng ở cửa hàng chuyên bán dụng cụ đánh gôn hoặc điểm bán lẻ khác do BTC quy định. Phiếu lĩnh giải không được dùng để thanh toán chi phí đi lại, khách sạn, quán rượu hoặc Câu lạc bộ.
Ghi chú 4 : Giá trị tối đa của Giải trong các cuộc thi đấu cá nhân. Đề nghị tổng giá trị của các giải đấu không có điểm chênh hoặc mỗi loại điểm chênh không được phép vượt quá hai lần giá trị bán lẻ tối đa của giải thưởng được phép nhận theo Luật 1-4 (a) và (c) trong thi đấu 18 lỗ, ba lần trong thi đấu 30 lỗ, bốn lần trong thi đấu 54 lỗ và năm lần trong thi đấu 72 lỗ.
Ghi chú 5 : Giải thưởng kỷ niệm. Ví dụ như giải phong cách thể thao hoặc giải đóng góp vào phong trào đánh gôn, khác với các phần thưởng trong các giải.
5. Cho mượn tên tuổi hoặc các việc tương tự
Dựa vào kỹ năng hoặc danh tiếng của mình trong môn đánh gôn để nhận hoặc ký hợp đồng để nhận tiền, thù lao hoặc lợi nhuận cá nhân hoặc trực hoặc gián tiếp vì đã cho phép tên tuổi hoặc các thứ khác của mình được sử dụng hoặc gắn với môn gôn hay không trừ khi là tác giả môn gôn hoặc phát sóng trên đài như được phép ở Lụât 1.7.
Ghi chú :Một cầu thủ gôn có thể nhận đồ trang bị của bất kỳ người nào buôn bán những trang bị đó nhưng không được liên quan đến việc quảng cáo.
6. Hiện diện cá nhân trước công chúng
Dựa vào kĩ năng hoặc danh tiếng trong môn gôn để nhận tiền hoặc thù lao, trực hoặc gián tiếp vì đã hiện diện cá nhân.
Ngoại lệ :
Có thể được trả các chi phí hoặc thanh toán các chi phí thực sự vì đã có sự hiện diện đó nhưng không được liên quan đến thi đấu hoặc trình diễn môn gôn.
7. Phát trên sóng và viết sách
Dựa vào kỹ năng hoặc danh tiếng của mình trong môn gôn để nhận tiền hoặc thù lao cho việc phát thanh truyền hình liên quan đến môn gôn, (các cuộc) thi đấu gôn, viết sách, viết báo về môn gôn hoặc cho phép quảng cáo hoặc xuất bản tên tuổi của mình như tác giả cuốn sách, bài báo mà mình không phải là tác giả.
Ngoại lệ :
1. Khi phát thanh truyền hình hoặc viết bài là một phần của nghề nghiệp hoặc công việc chính mà không bao gồm giảng dậy môn gôn (Luật 1.3).
2. Khi phát thanh truyền hình hoặc viết bài bán phần thời gian với điều kiện là (a) cầu thủ chính là tác giả của bài bình luận, bài viết hoặc cuốn sách đó, (b) chương trình phát thanh truyền hình không bao gồm việc dậy đánh gôn và (c) việc trả tiền hoặc thù lao không có mục đích hoặc hiệu quả trực hoặc gián tiếp tài trợ cho sự tham gia vào (các) cuộc thi đấu gôn.
8. Chi phí
Nhận các chi phí bằng tiền hoặc dưới hình thức khác từ bất kỳ nguồn nào để tham gia vào cuộc thi đấu hoặc trình diễn môn gôn.
Các trường hợp ngoại lệ :
Đấu thủ có thể nhận các chi phí trong khuôn khổ các chi phí thực tế sau :
1. Từ một thành viên gia đình hoặc người bảo trợ hợp pháp; hoặc
2. Là một cầu thủ trong cuộc thi đấu hoặc trình diễn gôn được giới hạn riêng cho các cầu thủ dưới 18 tuổi hoặc trước năm tổ chức giải; hoặc
3. Là đại diện của đất nước, địa phương. Câu lạc bộ của mình hoặc tổ chức tương tự trong các cuộc thi đồng đội hoặc các trại huấn luyện trong hoặc ngoài nước đại diện cho nước mình thamgia vào Giải Vô Địch Quốc Gia ở nước ngoài ngay trước hoặc sau khi thi đấu đồng đội quốc tế được tổ chức mà mình là đại diện hoặc tổ chức quản lý môn gôn tại lãnh thổ mà mình đang đi thăm, trả mọi chi phí; hoặc
4. Là cá nhân được Hiệp hội quốc gia hoặc Địa phương hoặc một CLB chỉ định tham gia thi đấu trong hoặc ngoài nước, với điều kiện là :
(a) Cầu thủ được cử đi thi đấu chưa đến tuổi được cơ quan chủ quản môn gôn ở nước đó quy định.
(b) Các chi phí đó phải do Liên đoàn Quốc gia hoặc Liên đoàn địa phương cử người đi thi đấu đài thọ, hoặc, tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan cử người, do cơ quan quản lý môn gôn tại lãnh thổ mà người đó đang đi thăm, trả. Các chi phí phải được giới hạn tới một số ngày thi đấu cụ thể trong bất cứ năm dương lịch nào như có thể được Cơ quan quản lý môn gôn ở nước có sự đề cử đó. Các chi phí bao gồm thời gian đi lại hợp lý và các ngày tập liên quan đến các ngày thi đấu.
(c) Khi thi đấu ở nước ngoài, có sự phê chuẩn của Liên đoàn quốc gia nước đăng cai và , nếu cơ quan đề cử không phải là Liên đoàn Quốc gia, thì cơ quan cử người phải được sự phê chuẩn của Liên đoàn cở sở tại khu vực tổ chức thi đấu.
(Ghi chú: Thuật ngữ “Liên đoàn cơ sở” bao gồm bất kỳ Liên đoàn nào hoặc Hiệp hội tỉnh, bang hoặc cấp tương đương khác).
5. Lý do cầu thủ được mời không liên quan đến kỹ thuật đánh gôn ví dụ như với tư cách của một người nổi tiếng hoặc làm ăn kinh doanh vv tham gia vào các cuộc đấu gôn;
6. Là cầu thủ tham gia thi đấu biểu diễn giúp đỡ một tổ chức từ thiện được công nhận mà việc tổ chức biểu diễn đó không liên quan đến một cuộc thi đấu gôn khác;
7. Là cầu thủ trong một cuộc thi điểm chênh cá nhân hoặc đồng đội trong đó các chi phí được tổ chức đăng cai trả thay cho cầu thủ để cầu thủ tham gia thi đấu nếu cuộc thi đấu đó đã được phê chuẩn cụ thể như sau :
(a) Nếu thi đấu trong nước, bên đăng cai thi đấu phải xin Cơ quan chủ quản ( xem Định nghĩa) phê chuẩn trước.
(b) Nếu thi đấu cả trong lẫn ngoài nước, bên đăng cai phải xin hai hoặc nhiều cơ quan chủ quản phê chuẩn trước. Đơn xin chấp thuận cần được gửi tới Cơ quan chủ quản môn gôn của nứơc nơi cuộc thi đấu bắt đầu.
(c) Nêú thi đấu ngoài nước, bên đăng cai phải xin hai hoặc nhiều Cơ quan chủ quản phê chuẩn. Đơn xin phê chuẩn cần được gửi tới Cơ quan chủ quản môn gôn của quốc gia có cầu thủ tham gia thi đấu ở ngoài nước.
( Ghi chú 1: Công tác phí. Có thể được phép thi đấu gôn trong chuyến đi công tác được thanh toán công tác phí với điều kiện là phần chi phí cho các cuộc đánh gôn phải do cá nhân trả và không được tính vào số tiền công tác phí. Ngoài ra, công tác liên quan phải thực sự đáng kể và không được lấy đó để hợp pháp hoá các chi phí trong khi mục đích chính là thi đấu gôn.)
( Ghi chú 2: Phương tiện giao thông tư nhân. Chấp nhận để tổ chức đăng cai cung cấp hoặc thu xếp phương tiện giao thông tư nhân trực tiếp hoặc gián tiếp để vận động một cầu thủ tham gia thi đấu hoặc trình diễn đánh gôn sẽ bị coi là nhận các chi phí theo Luật 1.8).
9. Học bổng
Do có kỹ thuật hoặc danh tiếng trong đánh gôn mà nhận các quyền lợi về học bổng hoặc trợ cấp mà không phải là học bổng với các điều khoản và điều kiện do Uỷ ban tư cách nghiệp dư của R.&A. xét duyệt.
10. Hội viên
Do có kỹ thuật gôn mà chấp nhận làm thành viên của một CLB gôn và không cần phải trả đủ tiền hội phí vì mục đích đánh gôn cho CLB đó.
11. Hành vi có hại cho môn gôn
Có bất kỳ hành vi nào, kể cả các hoạt động liên quan đến các cược về môn gôn, bị coi là có hại cho lợi ích cao nhất của môn thể thao này.
Luật choi Golf: Điều 2
1. Quyết định về phạm luật
Khi Ban phụ trách của Cơ quan chủ quản biết rằng có một cầu thủ tự xưng là nghiệp dư có thể đã vi phạm định nghĩa về một Cầu thủ gôn nghiệp dư thì sau khi điều tra nếu thấy cần thiết, Ban phụ trách đó sẽ quyết định vi phạm đó đã xảy ra hay chưa, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Quyết định của Ban phụ trách sẽ là quyết định cuối cùng.
2. Thi hành
Sau khi quyết định rằng cầu thủ liên quan đã hành động trái với Định nghĩa về một Cầu thủ nghiệp dư, Ban phụ trách có thể tuyên bố cầu thủ đó đã mất tư cách nghiệp dư hoặc đặt điều kiện là cầu thủ có thể duy trì tư cách nghiệp dư của mình nhưng phải kiềm chế hoặc chấm dứt một số hành động cụ thể.
Ban phụ trách phải làm việc hết sức mình để đảm bảo rằng cầu thủ vi phạm được thông báo điều này và có thể thông báo cho Liên đoàn Gôn nào muốn biết về các biện pháp được áp dụng theo điểm này.
3. Phục hồi
Ban phục trách là cơ quan duy nhất có quyền phục hôì Tư cách nghiệp dư cho một càu thủ hoặc từ chối việc này. Ban phục trách sẽ quyết định từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các đơn xin phục hồi chức năng, Ban phụ trách nói chung sẽ hành động trên những nguyên tắc sau :
a. Đợi phục hồi tư cách nghiệp dư
Cầu thủ chuyên nghiệp có lợi thế hơn cầu thủ nghiệp dư vì gắn bó nghề nghiệp của mình vào môn thể thao này; những người khác vi phạm Luật tư cách nghiệp dư cũng có những lợi thế mà cầu thủ nghiệp dư không có. Họ không nhất thiết phải mất các lợi thế như vậy chỉ bằng cách quyết định ngừng vi phạm luật. Do đó, một người muốn phục hồi tư cách nghiệp dư phải chịu một thời gian chờ đợi do Ban phục trách quyết định.
Giai đoạn đợi phục hồi tư cách nghiệp dư sẽ bắt đầu vào ngày phạm luật cuối cùng của cầu thủ đó trừ khi Ban phụ trách quyết định rằng giai đoạn đó bắt đầu từ khi Ban phụ trách được tin cầu thủ đó phạm luật lần cuối cùng.
b. Thời gian chờ đợi phục hồi
Thời gian chờ đợi phục hồi thường liên quan đến khoảng thời gian mà cầu thủ phạm luật. Tuy nhiên, người làm đơn thường phải có ít nhất hai năm liền chấp hành đúng quy định thì mới đủ tiêu chuẩn phục hồi tư cách nghiệp dư. Tuy nhiên, Ban tổ chức có quyền kéo dài hoặc rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi phục hồi. Thời gian dài hơn đó thường được áp dụng với các trường hợp đã vi phạm hơn năm năm. Các cầu thủ nổi tiếng quốc gia đã vi phạm hơn năm năm thường sẽ không đủ tiêu chuẩn phục hồi tư cách nghiệp dư.
c. Phục hồi tư cách nghiệp dư một lần
Một cầu thủ thường chỉ được phục hồi tư cách nghiệp dư một lần.
d. Địa vị trong khi chờ phục hồi tư cách
Cầu thủ có đơn xin phục hồi tư cách nghiệp dư phải tuân thủ Định nghĩa về một cầu thủ gôn nghiệp dư trong thời gian chờ đợi.
Cầu thủ đó không được tham gia thi đấu với tư cách nghiệp dư. Tuy nhiên cầu thủ có thể tham gia các cuộc thi đấu và nhận thưởng giữa các hội viên CLB mà mình là thành viên, nhưng không được đại diện cho CLB của mình đối kháng với CLB khác.
(a) Mọi đơn xin phục hồi tư cách phải viết theo mẫu quy định và gửi lên Hiệp hội cơ sở. Hiệp hội cơ sở, sau khi tìm hiểu các chi tiết cần thiết, chuyển qua Liên đoàn gôn quốc gia ( và nếu là nữ thì nộp lên Liên đoàn gôn phụ nữ) và Hiệp hội gôn chuyên nghiệp kèm theo nhận xét để gửi lên Cơ quan chủ quản môn gôn tại nước đó. Có thể nhận mẫu đơn xin phục hồi tư cách nghiệp dư tại R.&A. hoặc các Liên đoàn quốc gia hoặc cơ sở. Đơn xin phải bao gồm các thông tin mà R.&A. có thể yêu cầu tuỳ từng thời điểm và phải có chữ ký xác nhận của người làm đơn.
(b) Mọi đơn xin ở các nước trong phạm vi quyền hạn của R.&A. mà cơ quan chủ quản ở nước đó thấy còn chưa rõ hoặc không nằm trong các quy định nói trên có thể đưa lên R.&A. để có quyết định cuối cùng.