Cần một kịch bản sống chung cùng giá dầu thấp

0

Giá dầu ngày 20/1 trên thị trường Mỹ đã giảm xuống dưới 27 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2003 và vẫn đang trong xu hướng giảm giá. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, giá dầu có thể xuống dưới mức 20 USD/thùng.

Bài viết sử dụng các nhận định của TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện TS. Hoàng Anh Tuấn là Đại sứ Việt Nam tại Indonesia.
Iran trở lại thị trường xuất khẩu dầu thế giới
Ngày 17/1, Phương Tây chính thức dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp dụng lên Iran theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Phương Tây. Người Iran vui mừng và chuẩn bị đón chào sự kiện này với một sự háo hức lớn. Tuy nhiên, niềm vui của người Iran không trọn vẹn: Sự sụt giảm mạnh giá dầu đã không đáp ứng kỳ vọng canh tân đất nước sau khi lệnh cấm vận, đặc biệt là cấm vận xuất khẩu dầu được dỡ bỏ.

Tin xấu về giá dầu thô

Giá dầu đang lao dốc một cách chóng mặt khiến các nước xuất khẩu dầu mỏ lao đao.

Tuy nhiên, nhờ giá thành sản xuất thấp nên Iran vẫn thu được lợi, dù không lớn. Việc Iran sẽ cung cấp thêm từ 500.000-600.000 thùng dầu vào nguồn cung dầu thế giới vốn đã dư thừa khoảng 2 triệu thùng/ngày đã làm giá dầu vón đã ở mức rất thấp tiếp tục phá đáy. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần đầu năm mới, giá dầu giảm thẳng đứng một mạch, mất thêm mất giá thêm 27% từ mức 40 USD/1 thùng. Khả năng cao là giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp từ 10-25 USD/1 thùng trong vòng 1-2 năm tới.

Cùng với tin xấu liên tiếp từ kinh tế Trung Quốc và kinh tế thế giới, việc sụt giảm nhanh giá dầu không hẳn là tin tốt và nó sẽ đưa lại những hậu quả bất ổn và bất an đối với bức tranh kinh tế, xã hội, địa-chính trị và địa-chiến lược ở nhiều khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Các nước vốn một thời được xem là “cường quốc” đang lên nhờ dầu lửa thì đang bộc lộ những dấu hiệu “vỡ trận”: Giá dầu xuống thấp đã đẩy đồng ruble của xuống mức thấp kỷ lục là 1 USD đổi đươc 82 ruble vào ngày 21/1/2016, tức mất giá thêm 4,1% so với ngày hôm trước.

Cần nhớ rằng chỉ mới cách đây 2 năm tức 1/2014 1 USD đổi được 35 ruble. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết trước đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có 1 nguyên nhân là sự sụt giảm của giá dầu. Nước Nga hiện nay không chỉ chịu tác động của khủng hoảng giá dầu mà đang gánh chịu cùng lúc 3 cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng giá dầu đánh mạnh trực tiếp vào nguồn thu ngân sách; khủng hoảng kinh tế, tài chính và các nhà đầu tư và các quỹ đang chuyển mạnh nguồn vốn từ Nga ra ngoài do cấm vận kinh tế; khủng hoảng lòng tin và bất ổn tiềm tàng trong xã hội.

Đó là chưa kể đễn việc Nga đang can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào hai điểm nóng là cuộc nội chiến tại Syria và các bất ổn tại miền Đông Ukraina.

Còn tại châu Mỹ, Venezuela đã phải áp dụng tình trạng kinh tế khẩn cấp trong vòng 60 ngày. Hiện tại ở nước này 1 USD có thể mua được 50l xăng, mức giá rẻ nhất thế giới. Tình hình tại các nước xuất khẩu dầu lửa chủ lực khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC như Ả Rập Xê-út, Nigeria… cũng không kém phần bi đát.

Bức tranh giá dầu 2 năm qua

gia_dau_mo_thegioi
Các chuyên gia dự đoán giá dầu có thể sẽ còn về mức 10 USD/thùng. Ảnh: Bloomberg.

Khi giá dầu Brent ở mức 100 USD/thùng vào tháng 9/2014, nước Mỹ tuyên bố họ đã có thể sản xuất dầu đá phiến ở quy mô công nghiệp và sẽ sớm trở thành nước xuất khẩu dầu lửa hàng nhất trên thế giới. Cùng lúc, khối các quốc gia sản xuất dầu mỏ OPEC tuyên bố tăng sản lượng lên mức 740.000 thùng/ngày, với nguồn tăng xuất phát từ Lybia. Cùng lúc, các cuộc cách mạng năng lượng sử dụng điện sức gió, năng lượng mặt trời… mà các nước công nghệ phát triển như Đức, Nhật triển khai từ hàng chục năm trước bước đầu phát huy tác dụng, trong khi các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Brazil bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc và tăng trưởng chậm lại. Đây là các lý do chính khởi nguồn cho sự sụt giảm không phanh của giá dầu trên thế giới từ đó đến nay.

Chưa đầy 5 tháng sau, vào tháng 1/2015, giá dầu lập đáy mới, chỉ còn 50 USD/thùng. Quốc gia chịu tác động lớn nhất lúc này là Nga. Ngay lập tức, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch hạ điểm nền kinh tế Nga hai bậc từ BBB+ xuống còn BBB-, chủ yếu do tác động của giá dầu.

Trong suốt 2015, giá dầu đi xuống đều đặn và khi thế giới bước vào năm 2016 thì giá dầu giảm xuống chỉ còn chưa đầy 30 USD/thùng. Lúc này, tác động của giá dầu không chỉ còn dừng lại ở Nga nữa, mà hầu hết các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đều “dính đòn” và tổn thương nghiêm trọng. Trong đó, các công ty xuất khẩu dầu mỏ chịu thiệt hại lớn nhất. Hãng dầu khí lớn nhất nước Anh, BP đã phải cắt giảm hơn 4.000 nhân sự để đối phó với nguồn thu từ dầu đang sụt mạnh. Các hãng dầu khí khác như Exxon Mobil, Chevron, Shell và Statoil đều phải giảm đầu tư thêm cho khai thác dầu khí. Đối với Conoco Phillips, cứ mỗi 10 USD giá dầu giảm, hãng này mất đi 1,79 tỷ doanh thu. Tại Mỹ, một số nghị sĩ còn đưa ra phương án lập các gói hỗ trợ khẩn cấp để “cứu” các tập đoàn dầu lửa lớn.

Ai có thể cứu giá dầu?

Để cứu vãn tình hình này, các nước OPEC sẽ phải cân nhắc nghiêm túc khả năng cắt giảm sản lượng sản xuất dầu mỏ. Tuy nhiên, điều này cũng chưa chắc giải được bải toán về giá vì hiện nay OPEC đã mất đi quyền năng quyết định do các nước ngoài OPEC như Mỹ, Nga, Na Uy là những nước xuất khẩu dầu lửa lớn đều không muốn giảm sản lượng để giữ thị phần.

Bài toán đặt ra với OPEC là ngay cả khi tổ chức này quyết định cắt giảm sản lượng thì cũng không chắc là giá dầu sẽ tăng đến mức như họ muốn. Và câu hỏi đặt ra là khi giá dầu tăng trở lại, liệu OPEC có mất thị phần về tay Mỹ, Nga hoặc Na Uy hay không? Và nếu cắt thì quốc gia nào sẽ chấp nhận điều chỉnh đồng hồ sản xuất của mình.

OPEC về cơ bản chỉ là một nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ, có lợi ích kinh tế khác nhau, thể chế chính trị khác nhau, họ sẽ không sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng của quốc gia mình để chấp nhận vì tập thể khi không có một cam kết đảm bảo lẫn nhau.

Do đó, điều nghịch lý là khi nguồn cung dầu đã thừa thãi trong khi nhu cầu dầu đang giảm thì các ông lớn sản xuất dầu vẫn tiếp tục tăng nguồn cung để giữ thị phần và do đó giá dầu vốn đã thấp lại liên tục giảm thêm nữa.

Mới đây, chuyên gia Ole Hansen thuộc ngân hàng Saxo khi trả lời phỏng vấn của tạp chí MarketWatch đã nhận định, chỉ có thể tăng giá dầu trở lại khi OPEC bắt tay với Nga cùng giảm sản lượng.

Theo Hansen, Ả Rập Xê-út và các quốc gia xuất khẩu dầu khác của OPEC sẵn sàng cắt giảm sản lượng khai thác dầu nếu như Nga cũng thực hiện động thái này. “Nếu như Nga cắt giảm sản lượng khai thác thì đây sẽ là bước đi đầu tiên cần thiết để ổn định thị trường dầu mỏ”, ông Hansen bổ sung.

Tuy nhiên, do thiếu lòng tin và thiếu hụt tài chính, không nước nào dám chắc nước kia có cùng quyết tâm thực hiện cam kết như mình hay không. Và do vậy cho đến nay bài toán giá dầu vẫn chưa có câu trả lời và do đó các nước cần chuẩn bị kịch bản sống chung cùng giá dầu thấp trong 1-2 năm tới.

Thegioibantin.com

Nguồn: nangluongvietnam online, Infonet

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ