Thỏa thuận Nga – OPEC cứu giá dầu là hoàn toàn viển vông?

0

Nỗ lực của Nga và Saudi Arabia nhằm ngăn đà lao dốc chóng mặt của giá dầu rốt cục có thể khiến cuộc nội chiến ở Syria trở nên căng thẳng hơn, theo hãng tin Bloomberg.

oilwell_editorial

Hôm 16/2, Nga và Saudi Arabia cùng hai nước khác thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là Venezuela và Qatar nhất trí sẽ giữ nguyên sản lượng khai thác dầu ở mức của tháng 1. Ngày 17/2, thỏa thuận này nhận được sự ủng hộ dè dặt của Iran.

Mặt nạ của sự đối đầu

Không ít người cho rằng thỏa thuận này cho thấy hai nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới đang xích lại gần nhau. Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng thỏa thuận này chỉ là một lớp mặt nạ cho sự đối đầu giữa Moscow với Riyadh ở Syria, nơi hai bên đang đứng về các phe thù địch trong cuộc nội chiến đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng.

“Điều ngang trái là nếu thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga thành công trong việc giữ ổn định hoặc tăng giá dầu, thì cả hai sẽ có đều có thêm tiền để đổ vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm (proxy war) của họ, giữa lúc mà Saudi Arabia đang đe dọa đẩy leo thang cuộc chiến ở Syria thông qua sự can thiệp của chính mình”, ông James Dorsey, một chuyên gia cấp cao về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, nhận định.

Tuần trước, Saudi Arabia đã triển khai chiến đấu cơ tới Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở biên giới Syria hồi tháng 11 năm ngoái. Saudi Arabia cũng tuyên bố sẵn sàng triển khai quân cùng với các nước đồng minh nếu Mỹ dẫn đầu một chiến dịch bộ binh chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).

Đến nay, chính quyền Obama vẫn chưa tính đến khả năng triển khai bộ binh ở Syria, vì làm vậy có thể dẫn tới nguy cơ đối đầu trực tiếp với lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad vốn được hậu thuẫn bởi chiến dịch không kích của Nga. Cả Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cùng tìm cách khiến ông Assad bị lật đổ.

Saudi Arabia đã đứng ngồi không yên khi cuộc không kích của Nga trợ lực cho quân của Assad chiếm lại Aleppo. Thất thủ ở Aleppo, thành phố từng một thời đông dân nhất Syria có thể đánh dấu trở ngại lớn cho lực lượng nổi dậy mà Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia ủng hộ.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đang lo ngại trước đà tiến quân dọc theo biên giới nước này của các nhóm người Kurd ở Syria do Nga hậu thuẫn. Ankara coi các nhóm người Kurd nàylà các nhóm khủng bố. Cuối tuần vừa rồi, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu ném bom vào các vị trí của người Kurd ở khu vực biên giới với Syria.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng thỏa thuận dầu lửa với Saudi Arabia chỉ phản ánh lợi ích chung giữa hai nước, và không hề thu hẹp sự bất đồng giữa hai bên về vấn đề Syria.

“Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau”, ông Peskov nói ngày 17/2.

“Bối cảnh ngoại giao căng thẳng của thỏa thuận dầu lửa đang gây hoang mang. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Nga thực dụng khi tách riêng vấn đề ngoại giao khỏi các lợi ích kinh tế sống còn”, chuyên gia kinh tế cấp cao Lilit Gevorgyan thuộc công ty nghiên cứu IHS Global Insight ở London nhận xét.

“Sức nóng” kinh tế

Hầu hết các nhà phân tích nghi ngờ khả năng thỏa thuận Nga-Saudi Arabia có thể đẩy giá dầu tăng, cho dù các nước sản xuất dầu lớn khác trong OPEC có tham gia thỏa thuận đi chăng nữa. Lý do là sản lượng dầu của Nga và Saudi Arabia hiện đều đã gần ở mức kỷ lục. Ngoài ra, Iran, quốc gia đang trở lại thị trường dầu lửa sau nhiều năm bị trừng phạt, đã tuyên bố muốn tăng thị phần cho dù giá dầu có rẻ.

Giá đầu giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm đang đặt ra một nguy cơ thực sự đối với cả Nga và Saudi Arabia. Hai nước này đã buộc phải cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng sụt giảm. Nền kinh tế Nga đang đương đầu với cuộc suy thoái dài nhất trong 2 thập niên, không chỉ do giá dầu lao dốc mà còn do lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

“Nỗ lực tăng giá dầu này có thể chỉ là nhất thời, nếu như không muốn nói là hoàn toàn viển vông”, giáo sư Paul Sullivan thuộc Đại học George Town, Mỹ, nhận xét. “Tuy nhiên, đây là một tín hiệu cho thấy cả Nga và Saudi Arabia đều đang cảm nhật sức nóng trong vấn đề kinh tế”.

Tuy vậy, cả hai nước đều đang từ chối lùi bước khỏi chính sách đối ngoại cứng rắn của mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bỏ qua những thách thức kinh tế chưa từng có tiền lệ trong nước để duy trì thế kiểm soát trong cuộc khủng hoảng đã kéo dài 2 năm ở Ukraine, nơi một lệnh ngừng bắn đang tồn tại mong manh.

Và ở Syria, bằng chiến dịch không kích, Nga đã giúp lực lượng của Assad và đồng minh Iran của họ chiếm được những khu vực lãnh thổ rộng lớn.

Trong khi đó, Saudi Arabia đẩy mạnh hậu thuẫn quân nổi dậy Syria, song song với việc chống lại cuộc nổi dậy có vũ trang ở quốc gia láng giềng Yemen.

Mỹ cáo buộc việc Nga không kích Syria là cản trở cuộc chiến chống IS, nhưng Mỹ cũng đang nỗ lực kiềm chế Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đẩy cuộc nội chiến Syria leo thang.

Tại Munich, Đức vào tuần trước, ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã làm trung gian để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giới hạn cho Syria và nhất trí về hợp tác tăng cường viện trợ nhân đạo cho quốc gia này.

Bị Washington và đồng minh cáo buộc nhằm vào các đối thủ ôn hòa hơn của Assad thay vì IS, Nga nói chiến dịch không kích của nước này ở Syria sẽ tiếp tục dội bom vào những nhóm mà Nga phân loại là khủng bố, không cần biết ai hậu thuẫn các nhóm đó.

“Putin luôn cứng rắn và không muốn bị cho là yếu ớt hay nhượng bộ trước áp lực”, biên tập viên Masha Lipman của Counterpoint, một tờ báo của Đại học George Washington, nhận định. “Ông ấy có tỷ lệ ủng hộ trên 80% và đang tham gia vào một cuộc chơi toàn cầu rất lớn. Trong cuộc chơi đó, ông ấy là một nhân vật chính”.

Thegioibantin.com

Nguồn: Vneconomy/ Bloomberg

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ