Cần sớm phê duyệt ĐTM dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất

0

Tham dự Hội thảo có ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp – Bộ Công Thương; ông Nguyễn Quốc Tân – Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TMNT) tỉnh Quảng Ngãi; Tiến sĩ Nguyễn Huy Quý, Tổng thư Ký Hội Dầu khí Việt Nam; lãnh đạo Ban An toàn Môi trường Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Viện Dầu khí Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Viện Cơ học, các nhà khoa học về môi trường. Về phía BSR có Phó Tổng giám đốc Nghiêm Đức Dương, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn BSR và Ban Quản lý dự án NCMR NMLD Dung Quất.

Ông Nghiêm Đức Dương – Phó Tổng giám đốc BSR chủ trì hội thảo.

Sau gần 10 năm vận hành, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã đạt chế biến hơn 60,9 triệu tấn dầu thô, xuất bán khoảng 54,9 triệu tấn sản phẩm các loại. Trong đó, NMLD Dung Quất đã đạt tới 18 triệu giờ công an toàn, hàng năm mỗi cán bộ công nhân viên được đào tạo tới 34 giờ về công tác an toàn sức khỏe và môi trường. Cả nhà máy đã có 70 lần diễn tập ứng phó các trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt trong suốt thời gian qua NMLD Dung Quất không để xảy ra bất cứ sự cố nào về cháy nổ, môi trường và vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường quốc tế của các sản phẩm xăng dầu, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tế sử dụng các sản phẩm nhiên liệu ngày càng sạch hơn, giảm thiểu nguy hại đối với môi trường, việc nhanh chóng triển khai dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cụ thể, việc NCMR sẽ nâng công suất Nhà máy lên 192 nghìn thùng/ngày, nâng cao độ ổn định và linh động trong lựa chọn nguồn dầu thô và đặc biệt sẽ sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu đáp ứng tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn EURO V. Các sản phẩm xăng dầu này sẽ giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường, góp phần vào công cuộc xanh hóa nền kinh tế nước ta.

Dự án NCMR NMLD Dung Quất được chính thức khởi động từ năm 2014, với vốn đầu tư dự kiến hơn 1,8 tỉ USD. Trong đó các hạng mục bảo vệ môi trường lên đến gần 200 triệu USD (chiếm hơn 10% tổng mức đầu tư dự án). Dự án đã hoàn thành Hồ sơ thiết kế FEED và tổng dự toán dự án và được Bộ Công Thương thẩm định vào ngày 26/3/2018.

Trong đó, báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án NMMR NMLD Dung Quất là bước cơ bản để thực hiện hàng loạt các bước quan trọng của dự án được triển khai từ tháng 8/2015. Đến nay báo cáo ĐTM dự án đã liên tục cập nhật thông tin, tiến hành lấy ý kiến các nhà khoa học, và 4 lần trình Bộ TNMT thẩm định. Bộ TNMT đã thành lập hẳn một Hội đồng thẩm định gồm 21 thành viên để thẩm định ĐTM dự án. Đến ngày 02/01/2018, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đã tổ chức họp, kết quả có đến 17/21 thành viên Hội đồng đồng ý thông qua báo cáo ĐTM. Trong đó có 4 thành viên lưu ý cập nhật chỉnh sửa thêm một số nội dung theo yêu cầu của Hội đồng.

Tiến sĩ Lê Hoàng Lan phát biểu tại hội thảo.

Sau khi BSR bổ sung cập nhật các thông tin theo yêu cầu, trình Tổng cục Môi trường và Bộ TNMT thì nhận được công văn của Tổng cục Môi trường kết luận Báo cáo ĐTM dự án cơ bản được hoàn thiện theo yêu cầu, với một số lưu ý làm rõ về phương án xử lý vật liệu nạo vét ở đáy biển.

Tại hội thảo, BSR một lần nữa trình bày khá chi tiết về các phương án xử lý vật liệu đáy biển. Trong đó, phương án sử dụng vật liệu đáy biển để san nền sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhiễm mặt nguồn nước bởi hơn 1,6 triệu m3 cát biển có tỉ lệ muối rất lớn. Mặt khác việc đưa khối lượng vật liệu này lên bờ sẽ mất khoảng 160 ngàn lượt xe vận chuyển, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, người dân và hạ tầng giao thông trong khu vực dự án. Về phương án lấn biển BSR cũng đã tham khảo các dự án trong khu vực nhưng thực tế là không có công trình nào cần vật liệu này.

Chính vì vậy, chỉ có phương án duy nhất là nạo vét, nhấn chìm vật liệu tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi chỉ định. Phương án này đã được BSR tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và mời đối tác (Viện Dầu khí Việt Nam – VPI) đánh giá tác động môi trường phản biện và nghiên cứu độc lập. Chuyên gia của VPI đã khẳng định phương án này không gây ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực, nguồn lợi thủy sản của nhân dân cũng như có khoảng cách tuyệt đối an toàn đối với Huyện đảo Lý Sơn (25km), đảo Bé (22,4 km).

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Hoàng Lan, phản biện chính của Hội đồng Thẩm định đã nhấn mạnh, mọi góp ý về chuyên môn, kỹ thuật về báo cáo ĐTM dự án NMMR NMLD Dung Quất đã được BSR hoàn thiện. Riêng về một số lưu ý cần làm rõ xử lý vật liệu nạo vét ở đáy biển thì BSR đã hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp của quốc tế và Việt Nam. Lưu ý không cần thiết làm phức tạp hóa vấn đề mà cần phải tập trung giám sát, theo dõi chặt chẽ các nhà thầu trong quá trình thực hiện công tác nạo vét và nhấn chìm vật liệu nạo vét.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng cục TNMT) cho rằng với vai trò cơ quan quản lý sẽ tiếp thu các ý kiến của các nhà khoa học, tham mưu với lãnh đạo Bộ TNMT gỡ khó cho doanh nghiệp. Ông Hùng cũng chia sẻ hiện nay có 9 văn bản pháp luật liên quan đến môi trường chưa được đồng bộ, còn chồng chéo. Ngay cả Cục và Tổng cục chịu trách nhiệm cấp phép các dự án cũng đang còn tồn tại nhiều bộ hồ sơ chưa giải quyết từ năm 2017 của Tổng cục Hàng hải Việt Nam về nạo vét luồng lạch, cảng biển.

Các nhà khoa học tham dự hội thảo cũng như đại diện Bộ Công Thương đã thống nhất cho rằng việc khẩn trương phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án NCMR NMLD Dung Quất là cần thiết. Một số nhà khoa học cũng đưa ra lưu ý cần truyền thông rộng rãi hơn về ĐTM dự án đến mọi người dân tại Quảng Ngãi cũng như khu vực Dung Quất để từ đó có thể lắng nghe một cách đầy đủ hơn phản biện từ xã hội.

Toàn cảnh hội thảo về công tác môi trường của BSR.

Có thể thấy rằng, với các dự án đầu tư lớn như NCMR NMLD Dung Quất, việc nhanh chóng phê duyệt, cấp các giấy phép khác nhau sẽ giúp dự án tăng tiến độ triển khai, hoàn thành, là trực tiếp tiết giảm chi phí đầu tư hàng tỉ đồng cho đất nước. Đặc biệt, cấp bách hơn nữa là những dự án góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường như NMMR NMLD Dung Quất.

Vật liệu nạo vét có hơn 98% là các loại cát biển bồi lắng. Sinh vật trong đó chủ yếu là các loài thân mềm, động vật phù du, giáp xác, da gai, không phải là loài thủy sản quý hiếm cần được bảo vệ.

Bùi Công



Thế giới bản tin
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://petrovietnam.petrotimes.vn/can-som-phe-duyet-dtm-du-an-nang-cap-mo-rong-nmld-dung-quat-516221.html

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ