Nghệ thuật giao tiếp trong những bữa tiệc

0

Sue Shellenbarger của tạp chí Wall Street Journal đã đưa ra những tip hay để network tốt hơn tại những sự kiện này.

Nghệ thuật giao tiếp trong những bữa tiệc

Đọc vị một căn phòng là kỹ năng hoàn toàn có thể học được; dưới đây là một hướng dẫn để thấu hiểu những ám hiệu không lời như tư thế đứng hay cử chỉ tay.

Nhiều người có khả năng bước vào một căn phòng toàn người lạ và trò chuyện sôi nổi với hết người này tới người khác, khám phá ra những đối tác kinh doanh tiềm năng.

Sao họ làm được như vậy?

Những người này biết cách đọc vị một căn phòng- khả năng này một phần là sinh ra đã có nhưng cũng có thể học được theo thời gian. Từ ánh mắt, giọng nói tới những cử động tiểu tiết, họ lọc lấy thông tin về những điều nên và không nên kỳ vọng ở một cá nhân.

Ví dụ một anh chàng với nụ cười rạng rỡ đầy năng lượng, trò chuyện sôi nổi, luôn sẵn sàng bắt tay người khác, tay kia cầm một nắm danh thiếp vừa thu thập được; anh ta trông có vẻ khá thú vị. Tuy nhiên người này đang di chuyển quá nhanh để kết nối với mọi người một cách có chủ ý chỉ, dường như chỉ đang cố gắng bỏ túi thêm nhiều khách hàng mà thôi.

“Bạn gặp ai đó tại một sự kiện, và chỉ 5 phút sau họ vỗ vai và gọi bạn bằng biệt danh, ‘Kìa, Vic!’ Chỉ đám bạn thân mới thường gọi tôi như vậy,” Vickie J. Gray- giám đốc marketing của Ober Kaler, hãng luật Baltimore chia sẻ. Những cái đụng chạm quá thân thiết này đang “khiến cho networking trở nên phản cảm,” cô nói thêm.

Ngôn ngữ hình thể tại những bữa tiệc

Những dấu hiệu để tìm ra đúng người trong một căn phòng đông đúc khá là mơ hồ. Những người tụ tập theo nhóm trò chuyện cười đùa cùng nhau có vẻ là cơ hội tuyệt vời để bạn tiến đến làm quen. Tuy nhiên thông thường thì họ đang kể những chuyện riêng tư hay ôn lại kỷ niệm cũ, họ đang “quá vui vẻ” để chào đón thêm một người mới, theo Anne Baber- đồng sở hữu Contacts Count, chuyên viên tư vấn networking từ Newtown, Pennsylvania (một cơ sở chuyên đào tạo luật sư ở Ober Kaler).

Một nhóm nhỏ từ 3 đến 5 người trong một vòng tròn khép kín giao tiếp bằng mắt và chăm chú trò chuyện có vẻ là một cơ hội để networking. Tuy nhiên họ rất có thể đang cùng nhau giải quyết một vấn đề căng thẳng, khiến họ quá bận rộn để chào đón những người khác.

Nhóm triển vọng nhất có thể là những người đứng gần nhau nhưng vẫn có khoảng cách giữa các thành viên, “họ trông như đang cố gắng hòa nhập, tìm một chủ đề chung để trò chuyện,” bà Baber cho biết. Họ có thể sẽ muốn chào đón một người mới, đặc biệt là ai đó có khả năng khiến họ thoải mái hơn.

Luiz Vieira thường network tại các sự kiện trong vai trò chủ tịch công ty vật liệu sản phẩm tiêu dùng và công nghệ Philadelphia, đồng thời ông cũng là thành viên của hiệp hội CEO. Ông luôn tìm kiếm một nhóm đang còn hơi trầm. “Họ trông có vẻ hơi chán và cần ai đó khuấy động cuộc trò chuyện,” ông chia sẻ.

Những cá nhân trong nhóm thường thể hiện sự khích lệ qua ánh mắt khi có người tiến lại, họ sẽ hơi nhướng lông mày lên và mỉm cười thân thiện.

Hai người không nhìn nhau mà cùng hướng ánh mắt ra phía khác cũng là một biểu hiện họ đang sẵn sàng trò chuyện cùng một ai đó, Michele Woodward- chuyên viên cấp cao từ Washington, D.C. chia sẻ.

Bà Woodward gặp Liz Sears Smith vài tháng trước tại một sự kiện ở bảo tàng. Khi đó Liz đang đứng cạnh một đồng nghiệp, hai người tựa lưng vào hàng rào và ánh mắt hướng về phía đám đông. “Rõ ràng từ ngôn ngữ hình thể cho thấy rằng cả 2 người họ đang sẵn sàng giao tiếp,” Bà Woodward cho biết. Ánh mắt 2 người sau đó gặp nhau và cùng nở một nụ cười. Bà Woodward tiến đến giới thiệu bản thân, họ trò chuyện khoảng 5 phút và nhận ra nhiều điểm tương đồng trong công việc.

Hành XỬ Ở SỰ KIỆN CÔNG VIỆC

Nên:

• Chuẩn bị trước những chủ đề có thể thảo luận hay những kinh nghiệm có thể chia sẻ.

• Quan sát biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể để quyết định sẽ tiếp cận ai.

• Tìm kiếm những cơ hội để giúp đỡ người khác bằng những thông tin hữu ích hay việc giới thiệu các cá nhân với nhau.

• Hãy dành một tay chuyên để bắt tay, chỉ lấy thức ăn và đồ uống bằng tay còn lại.

• Tìm kiếm những ánh mắt hay một cái gật đầu từ những người khác như một biểu hiện khích lệ để tiến lên giới thiệu bản thân.

Không nên:

• Đo lường thành công bằng số lượng business card thu thập được.

• Xao lãng trong cuộc trò chuyện với người đối diện vì sợ để lỡ khi một ai đó thú vị hơn xuất hiện.

• Cố gắng tỏ ra thông minh và giỏi giang hơn những người khác để thu hút sự chú ý.

• Mặc định những người đứng một mình là kẻ thất bại và nên tránh xa.

• Thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng bằng cách nói thật to.

“Chúng tôi quyết định sẽ đi uống cà phê, và sau đó Michele gửi email cho tôi. Chúng tôi đã giữ liên lạc từ đó tới giờ,” bà Smith- Chuyên viên tư vấn quản lý danh tiếng tại Washington chia sẻ.

Việc chú ý tới những dấu hiệu tinh tế phi ngôn ngữ sẽ rất có ích. Nghiên cứu cho thấy những người độc đoán thường tranh nói nhiều và tránh giao tiếp bằng mắt với người nghe.

Theo như Kelly Decker, chủ tịch Decker Communications (hãng đào tạo và tư vấn ở San Francisco), những người thực sự thích kết giao sẽ chọn đứng ở những vị trí mở, với tư thế đứng thẳng, hai vai rộng và hai tay thả lỏng thoải mái, hơi hướng về phía những người mới đến để thể hiện sự chào đón. Tư thế của họ cũng luôn ăn khớp với lời nói. Bạn chắc chắn đang không thật lòng khi nói rất vui được gặp ai đó với hai tay bắt chéo trước ngực- một biểu hiện của sự bối rối.

Những người cô độc sẽ đứng trong một góc, chúi mũi vào điện thoại hay đĩa thức ăn, họ đang truyền đi một tín hiệu tiêu cực. Tuy nhiên một số người đứng một mình tại những vị trí đông người qua lại với một nụ cười trên môi có thể lại rất vui lòng trò chuyện cùng bạn. “Với một số người, networking cứ như là tầng thứ bảy của địa ngục. Nếu tôi có thể khiến điều đó trở nên dễ dàng hơn với họ, tôi sẽ cố gắng,” bà Woodward chia sẻ.

Những người có tầm ảnh hưởng thường làm chủ cuộc trò chuyện, nhưng những chuyên gia networker lại dành kha khá thời gian để thể hiện sự quan tâm tới những điều người khác nói. Nghiên cứu cho thấy một diễn giả có tầm ảnh hưởng sẽ khiến người nghe gật gù theo và hơi đổ người về phía trước, nhướng mày và lẩm nhẩm những câu như “Thật chứ?” hay “Ra thế”. Những người nghe đứng gần thể hiện sự hứng thú với nội dung. Điều này tương tự với những người vô thức lặp lại những hành động của diễn giả như nghiêng đầu cùng một góc hoặc đồng thời dồn trọng tâm cơ thể lên 1 chân.

Gần đây, ông tham dự một buổi gặp gỡ nhỏ của các nhạc sỹ diễn ra khá thoải mái. Với những nhóm nhỏ chỉ 2 hoặc 3 người trò chuyện rất khẽ và “không uống Vodka mà chỉ nhấp 1 chút Chardonnay,”. “Tôi cũng khá kín tiếng” và tìm kiếm chủ nhân của bữa tiệc, người trước đó đã tự giới thiệu với mọi người. Ông gặp được một vài đối tác kinh doanh tiềm năng tại buổi gặp đầu tiên và có một người bạn mới, tại buổi thứ 2 ông kết bạn với một nhạc sỹ đồng trang lứa.

Decker nhận xét những người cố gắng gây ấn tượng với người lạ bằng cách trích dẫn lại lý lịch của mình đang bỏ qua một điểm quan trọng. Người ta chú ý đến một ai đó trước tiên bởi sự ấm áp, qua giao tiếp bằng mắt, một biểu cảm dễ chịu, một nụ cười, chứ không phải năng lực của họ.

Pamela J. Bradley cho biết xây dựng mạng lưới đã từng là khó khăn cho cô bởi bản thân là một người rụt rè, hướng nội. Qua những khóa đào tạo networking, cô cho biết mình đã học được cách tiến vào một căn phòng với suy nghĩ, “Mình ở đây để giúp đỡ bằng cách giới thiệu những người thích hợp với nhau.”

Bà Bradley- giám đốc nhân sự tại Keiter, hãng tư vấn và kế toán ở Glen Allen, Virginia- luôn chuẩn bị trước 1 danh sách những điều mà cô có thể đóng góp vào một cuộc nói chuyện, như thông tin về một nhà hàng mới, và cả về những điều mà cô muốn học. Sau đó, cô chia sẻ thêm là bản thân cũng luôn luôn lắng nghe người khác để tìm kiếm cơ hội.

Nhung Hồng

Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ