Từ 100 đến 1.000 nhân viên: Đây là cách chúng tôi xây dựng văn hóa công ty khiến nhân viên nào cũng muốn gắn bó trọn đời

0

Ryan Holmes, một doanh nhân người Canada đã áp dụng những phương pháp đơn giản và sáng tạo để khiến công ty của anh trở thành nơi ai cũng muốn làm việc. Dưới đây là chia sẻ của Ryan, được đăng trên tạp chí Tech in Asia.

photo-1-1484622279019
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi công ty. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng cần chi phí lớn hay quy trình phức tạp. Ryan Holmes, một doanh nhân người Canada đã áp dụng những phương pháp đơn giản và sáng tạo để khiến công ty của anh trở thành nơi ai cũng muốn làm việc. Dưới đây là chia sẻ của Ryan, được đăng trên tạp chí Tech in Asia.

Ryan thành lập Hootsuite vào năm 2008. Công ty của anh hiện có gần 1000 nhân viên và cung cấp giải pháp quản trị mạng xã hội cho các doanh nghiệp.

Văn phòng đầu tiên của Hootsuite là căn hộ tôi từng sống ở Vancouver, Canada. Chúng tôi không có máy pha cà phê, bàn chơi bi lắc hay thậm chí cả một cái bàn tử tế để làm việc. Nhưng chúng tôi có một cái sân thượng, một khoảng không nhỏ nơi nhóm của tôi có thể thư giãn sau giờ làm, nhấm nháp chút bia và ngắm phong cảnh xung quanh. Đến giờ phút này, tôi tin rằng, chính cái sân thượng đó là nơi khai sinh ra văn hóa doanh nghiệp của Hootsuite, giúp công ty phát triển như ngày hôm nay.

Cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” được sử dụng nhiều đến nỗi nó đang trở thành một sáo ngữ. Nhưng văn hóa doanh nghiệp là thứ truyền cảm hứng cho nhân viên, để họ muốn đi làm và làm việc hăng say. Đó là thứ giúp phân biệt các công ty trong cùng một lĩnh vực, bán cùng một sản phẩm. Đó là phần nhiên liệu dự phòng, giúp bạn vượt qua những thời khắc khó khăn và thăng hoa khi thuận lợi.

Một số thành phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng. Đó là giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp, bất kể bạn bán hay sản xuất mặt hàng gì. Mặt khác, văn hóa doanh nghiệp tượng trưng cho những thứ thực tế và sâu sát tới đời sống nhân viên: lương thưởng, phúc lợi, cơ sở vật chất, v.v.

Song, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải lúc nào cũng cần chi phí lớn hay quy trình phức tạp. Trên thực tế, những phương pháp hiệu quả nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại đơn giản và ít tốn kém hơn ta nghĩ.

Mọi thứ đã thay đổi kể ngày đầu thành lập công ty, nhưng có một thứ bất biến: chúng tôi luôn tìm tòi những cách sáng tạo để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, mà không tạo ra gánh nặng tài chính cho công ty. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả nhất chúng tôi đã áp dụng trong những năm qua.

Nguyên lý sân thượng

Sau lần trải nghiệm đầu tiên với sân thượng, tôi thật sự bị nó cuốn hút. Văn phòng thứ hai của tôi có sân thượng và khi công ty mở rộng hơn, văn phòng thứ ba cũng có một cái. Đó không phải là những địa điểm hành tráng gì cho cam, và cũng không đẩy phí thuê lên cao, nhưng chúng đem lại một không gian thư giãn, không liên quan đến công việc.

Tôi nghĩ, việc có một vùng an toàn như thế này hoàn toàn thay đổi cách mọi người tương tác với nhau, và cũng xóa nhòa ranh giới giữa công việc và cuộc sống (một trong những điều quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp).

Sân thượng đã trở thành nơi tổ chức các bữa trưa hoặc bữa nhậu sau giờ làm. Đây cũng là nơi tổ chức các bữa tiệc hoặc cuộc thi ngẫu hứng. Sân thượng là nơi giúp chúng tôi trốn chạy khỏi những áp lực của việc phát triển công ty, và cũng là nơi để giải tỏa cảm xúc.

Tôi càng cảm thấy nguyên lý này quan trọng, khi gần đây chúng tôi chuyển đến một văn phòng mới có sân thượng rộng hơn ở London. Sau khi chuyển đến chỗ làm mới, các nhân viên bỗng tụ tập sau giờ làm trên sân thượng nhiều hơn và gắn kết với nhau hơn. Vào cuối ngày, đặt một thùng bia cạnh bàn làm việc không làm nên bữa tiệc. Chúng ta cần một nơi để tạo nên sự khác biệt.

Những bộ đồng phục khiến nhân viên muốn mặc

Có nhiều công ty tự thiết kế áo thun, mũ hay móc khóa với tên và logo của họ gắn trên đó. Song, những thứ này thường bị nhân viên và khách hàng tẩy chay. Đa phần, chúng trông xấu xí, tồi tàn và nhanh chóng bị vứt bỏ khi được phát. Chúng tôi nhận ra rằng, cần một cách tiếp cận khác với vấn đề này để giúp công ty trở nên khác biệt và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Đầu tiên, chúng tôi giao trách nhiệm thiết kế đồng phục cho đội thiết kế đồ họa của mình. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, mục đích không phải là quảng bá cho Hootsuite mà là tạo ra những chiếc áo, mũ, tất đồng phục mà mọi người không thấy ngượng khi mặc. Kết quả là: mọi người thực sự muốn mặc đồng phục công ty, cả trong lẫn ngoài giờ làm.

Cứ mỗi khi có thiết kế mới là nhiều người lại xếp hàng đặt mua. Đây không phải là biện pháp tốn kém gì. Việc tạo ra phong cách cho đồng phục khiến mọi người cảm thấy chúng có gì đó đặc biệt và không ngượng ngùng khi mặc chúng.

Sức mạnh của “ly cà phê ngẫu nhiên”

Một trong những thách thức lớn nhất với các công ty đang phát triển nhanh là, thiếu sự gắn kết giữa các phòng ban. Chẳng hạn, phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật giống như hai công ty hoàn toàn khác biệt. Họ không giao du với nhau, và đáng ngại hơn là họ không hợp tác hoặc trao đổi thông tin về các dự án. Sự thiếu gắn kết này rồi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm cuối cùng và trải nghiệm khách hàng.

Đây là một vấn đề lớn và không dễ giải quyết. Nhưng chúng tôi đã tìm ra giải pháp. Đó là lập ra chương trình uống cà phê ngẫu nhiên. Các nhân viên sẽ ghi danh và được phân cặp với một đồng nghiệp từ phòng ban khác một cách ngẫu nhiên. Sau đó, họ sẽ cùng uống cà phê và giao lưu với nhau vào giờ nghỉ của công ty.

Thực tế cho thấy, đây là cú hích cần thiết cho sự gắn kết tương lai giữa các phòng ban với nhau. Không phải là mọi người không muốn bắt tay nhau. Chỉ là họ không có không gian hoặc cơ chế để làm điều đó.

Các bữa tiệc tự nấu

Các bữa tiệc do công ty chi trả không chỉ là phúc lợi cho nhân viên. Chúng còn là phương tiện gắn kết các thành viên trong công ty. Nhưng có một vấn đề: tập hợp hàng chục, hàng trăm người thường rất tốn kém. Nếu tổ chức ở một nhà hàng hoặc một địa điểm nào đó ngoài công ty, thì một sự kiện đơn giản cũng khiến ngân sách bị thâm hụt. Kết quả là, nhiều công ty chỉ hạn chế tổ chức một hoặc hai bữa tiệc lớn mỗi năm, bất chấp lợi ích gắn kết nhân viên của chúng.

Vì thế, chúng tôi đã nghĩ ra một cách để khắc phục vấn đề trên: chúng tôi tổ chức các bữa tiệc tự nấu gọi là “họp quốc hội”. Mỗi tháng, hai phòng ban sẽ cùng chung tay tổ chức một bữa tiệc cho toàn công ty tại văn phòng. Công ty cho họ một khoản tiền khiêm tốn khoảng vài trăm USD và quyền tự do thiết kế bữa tiệc của mình.

Chúng tôi thậm chí còn đưa yếu tố cạnh tranh vào trong đó. Vào cuối mỗi năm, các nhân viên sẽ bỏ phiếu chọn bữa tiệc tuyệt vời nhất. Người thắng cuộc sẽ nhận được những phần thưởng thú vị.

Kết quả thu được là, những bữa tiệc ngày càng trở nên sáng tạo với vô vàn chủ đề độc đáo: biển đêm Mexico, hội chợ đồng quê, lễ hội trường học. Những bữa tiệc này trông có vẻ ngớ ngẩn nhưng chúng thực sự có tác dụng tạo dựng và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp khi chúng tôi phát triển từ 100 lên 1000 nhân viên.

Những bí quyết tạo dựng văn hóa doanh nghiệp trên đều không quá phức tạp hay tốn kém Tuy nhiên, chúng sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu công ty không có sẵn nền tảng: Sứ mệnh hoạt động, cam kết với nhân viên và môi trường làm việc lành mạnh. Trên nhiều phương diện, văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp của những điều nhỏ nhặt. Đó là thứ khiến nhân viên hào hứng đi làm vào đầu tuần thay vì thấy chán nản.

Tạo dựng một môi trường như thế không cần một ngân sách lớn hay thủ tục phức tạp. Chúng chỉ cần sự quan tâm thực sự của người lãnh đạo. Văn hóa doanh nghiệp tốt có thể được sinh ra một cách tự nhiên, nhưng để phát triển và hưng thịnh thì chúng cần phải được hỗ trợ.

Thegioibantin.com

Nguồn: Nam Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ/Techinasia

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ