Sự tích ngày lễ vu lan báo hiếu

0

“Tết cả năm không bằng rằm tháng Bảy”- câu ca dao phần nào cho thấy vai trò quan trọng của ngày lễ Vu lan 15/7 trong tập tục văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, tại sao lại có ngày lễ này và ý nghĩa của nó có lẽ không nhiều người biết rõ.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Đặc Già La, thường gọi là Đại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Sau khi đã đắc đạo, muốn biết mẹ của mình giờ thế nào nên Mục Liên đã dùng huệ nhãn để tìm kiếm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm quỷ đói (ngạ quỷ) bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông có thần thông quảng đại hay tận hiếu đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.

Theo lời Phật dạy, Mục Liên Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ở Việt Nam, lễ Vu Lan được thực hiện vào rằm tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, do trong ngày này nhiều gia đình cũng tổ chức lễ cúng cô hồn “xá tội vong nhân” nên nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa hai lễ cúng. Lễ Vu lan hoàn toàn khác với lễ cúng cô hồn . Tuy nhiên, chúng đều có ý nghĩa chung là báo hiếu và làm phúc.

Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức “Bông hồng cài áo” – nghĩa là những người còn mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, những ai mất mẹ sẽ cài hoa hồng trắng như một điều nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.

Thegioibantin.com | Vina Aspire News

Nguồn: Báo Mới

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ