Từ môi trường làm việc cực kỳ khắc nghiệt, Amazon đã thay đổi như thế nào để trở thành nơi làm việc đáng mơ ước nhất nước Mỹ
Mỗi buổi sáng, nhân viên Amazon bắt đầu ngày mới bằng việc trả lời một câu hỏi xuất hiện trên màn hình máy tính của mình
Các câu hỏi thường liên quan đến các chủ đề khác nhau trong công việc như suy nghĩ về người quản lý, độ dài của các cuộc họp hay số lần họ nhận được phản hồi tích cực trong tuần trước. Nhiều khi, đó là những câu hỏi nhạy cảm như phòng tắm có đông quá không, nhiều khi sẽ là một chuỗi những câu hỏi.
Chương trình Hỏi Đáp mỗi ngày còn có tên “Connections” được triển khai trên toàn công ty từ tháng 4 năm ngoái. Đây là một trong những chương trình nhân sự mà Amazon đưa ra trong năm ngoái để có thể hiểu rõ hơn về đội ngũ trên 556.000 nhân sự của mình.
Ngoài ra thì nhân viên Amazon có cái nhìn tích cực hơn về chương trình đánh giá nhân viên với tên gọi Forte. Chương trình này được giới thiệu hồi năm ngoái để đơn giản hóa quy trình đánh giá nhân viên, tập trung vào những điểm mạnh thay vì điểm yếu.
Những chương trình này rất quan trọng để Amazon không còn là môi trường làm việc khắc nghiệt. Bởi trong bài báo trên New York Times 2015, những nhân viên của Amazon được khắc họa với hình ảnh khóc trên bàn làm việc do thiếu sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Văn hóa làm việc nơi đây cũng được cải thiện kể từ đó khi được Glassdoor xếp hạng tích cực. Vào tháng ba thì LinkedIn cho biết các dữ liệu cho thấy Amazon là công ty được yêu thích nhất nước Mỹ. Gần đây thì các nhân viên cũng thường nói đây là môi trường làm việc khắt khe nhưng lại có người lãnh đạo tuyệt vời cũng như niềm tự hào khi làm việc trong công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với CNBC, các nhân viên còn tỏ ra khá e ngại về việc giấu tên thực sự của chương trình Connections. Họ sợ những kết quả không hay nếu đưa ra phản hồi tiêu cực về công việc hay người quản lý: “Chẳng ai trả lời thành thật nếu không có đảm bảo tuyệt đối về việc ẩn danh.”
Các nhà quản lý nói rằng các phản hồi từ Connections sẽ giúp họ quản lý nhóm. Tuy nhiên, một quản lý cho biết nhiều người đã hỏi về “hậu quả tiềm ẩn” khi chia sẻ các phản hồi quan trọng. Còn một quản lý khác nói rằng ông không đưa nhiều vấn đề quan trong vào các chương trình nói chung.
Dường như Amazon đang cố gắng tăng sự tham gia của nhân viên với Connections. Vào tháng hai, nhóm Khoa học nhân sự của Amazon đã gửi bản tin thí điểm nâng cao nhân thức đầu tiên về chương trình. Đây là nhóm sẽ sử dụng các phản hồi của nhân viên, áp dụng công nghệ cao để phân tích và giúp các lãnh đạo giải quyết những vấn đề kinh doanh.
Hồi tháng 9, Amazon đã tuyển Krish Krishnan về cho nhóm này. Krishnan từng làm việc 7 năm tại Microsoft với vai trò là thành viên của nhóm Trí tuệ nhân tạo. Trên LinkedIn, Krishnan từng mô tả nhóm của mình gồm các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học dữ liệu và các chuyên gia machine learning nhằm “hiểu được tình cảm, đưa ra những hành động thực tế và cải thiện môi trường làm việc.”
Tuy vậy, nhiều nhân viên không chắc chắn về ý nghĩa của các dữ liệu từ Connections. Đa số các quản lý thường xuyên đánh giá dữ liệu cho nhóm mình, nhưng một số người cho biết họ chưa được hướng dẫn chi tiết về cách đánh giá dữ liệu.
Dù cho khá hoài nghi về Connections nhưng đa số nhân viên có cái nhìn tích cực về Forte. Forte là một quá trình tích cực hơn so với hệ thống đánh giá trước, ít quan tâm đến các thiếu sót, chủ yếu tập trung vào những điểm mạnh để giúp mọi người đạt mục tiêu trong 12 tháng tiếp theo. Thay vì tập trung vào điểm yếu của bạn, nó sẽ quan tâm những gì bạn đang làm tốt và những gì bạn có thể cải thiện.”
Giám đốc nhân sự của Amazon, bà Beth Galetti chỉ ra rằng những dữ liệu từ Connections giúp bà xác định 3 vấn đề khiến nhân viên cảm thấy hài lòng trong công việc. Đó là cảm giác tiến bộ trong sự nghiệp, khả năng sử dụng thế mạnh tại nơi làm việc và cảm thấy công việc như một thách thức tích cực.
Bà Galetti cũng cho rằng: “Những thông tin phản hồi hàng ngày có thể mang lại lợi ích cho cả nhân viên và công ty, với việc:
– Xác định thế mạnh lãnh đạo và nhóm, các cơ hội tiềm năng và xây dựng văn hóa đặc biệt của Amazon.
– Xác định những trọng điểm để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.”
Cũng giống như bất kỳ công cụ nhân sự mới nào thì Connections cũng cần thêm thời gian để trở thành một chương trình hiệu quả thực sự. Cùng với dự kiến phát triển hơn 50.000 nhân sự tại trụ sở chính trong năm nay, Connections sẽ động góp vai trò tốt hơn trong việc xây dựng niềm tin với nhân viên của mình.
Thegioibantin.com | Vina Aspire News
Nguồn: cafebiz.vn