Quy tắc Success Matrix – Bí quyết thành công mà không phải ai cũng biết
Mọi người đều không ngừng nỗ lực và tìm kiếm thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Họ cố gắng để nắm bắt kiến thức từ rất nhiều những chuyên gia đào tạo và các chương trình đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn tham khảo thêm từ sách và các nội dung đào tạo miễn phí khác về kỹ năng quản lý kinh doanh. Mục tiêu là để giảm lỗ hoặc gia tăng lợi nhuận. Không có công thức chung hay đường tắt nào có thể khiến ta giải đáp mọi vấn đề, hay có được thành công nhanh chóng.
Dù vậy, ta vẫn có thể tìm được công thức thành công cho riêng mình nhờ vào phương pháp được gọi là Success Matrix – Ma trận Thành công.
Chúng ta sẽ chia nó ra thành 3 cấp độ:
- Cấp cao nhất là Thành công.
- Cấp độ giữa là Vùng có cơ hội phát triển.
- Mức thấp nhất là Thất bại.
Hầu hết mọi người đều đang phát triển theo chiều nằm ngang. Họ luôn hoạt động trong “vùng có cơ hội phát triển” suốt quá trình trưởng thành của mình, chỉ một số ít được may mắn lọt vào vùng thành công. Một số khác kém may mắn hơn thì rơi vào vùng thất bại. Vậy vì sao chúng ta không thể thành công, điều gì đang cản chân?
Thiếu tập trung
“Đứng núi này, trông núi nọ”, họ luôn tìm kiếm những thứ khác mới mẻ hơn. Việc làm này được gọi là “Hội chứng đối tượng tỏa sáng”. Họ không hoàn toàn tập trung vào bất kỳ một mục tiêu nào mà chỉ mãi mơ mộng, tự cao. Những người có cơ hội phát triển làm việc không có sự tiến bộ, luôn thay đổi mục tiêu của mình, luôn cần cù làm việc nhưng không có chí tiến thủ.
Không nhận sự giúp đỡ từ những người phù hợp
Suy cho cùng, ta phải tự quyết định cuộc sống của chính mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta phải tự làm mọi thứ. Đừng chỉ thui thủi một mình hoặc tệ hơn là đặt niềm tin vào những người không phù hợp.
Tư duy hạn hẹp
Nếu giữ lối tư duy hạn hẹp, không mở rộng suy nghĩ thì rất khó để thành công. Không có gì là mãi mãi ổn định, nếu không có mục tiêu rõ ràng và trách nhiệm thực hiện nó thì không thể nào thăng tiến. Cần cù là đức tính tốt, nhưng nếu chỉ an phận, giậm chân tại chỗ thì ta rất dễ bị đào thải khi những lớp người ưu tú xuất hiện.
Phụ thuộc vào người khác
Những người có cơ hội phát triển luôn phụ thuộc và thích đổ lỗi về mặt tài chính hay tình cảm, về sự thành công hay thất bại của họ cho người khác. Họ quá xem trọng ông chủ, khách hàng, vợ hoặc chồng của họ. Họ còn rất coi trọng việc người khác nghĩ gì về mình. Họ thậm chí không nhận ra rằng việc này làm ảnh hưởng đến thành công của họ. Những người có cơ hội phát triển thông thường không phải là người chủ động. Họ thường nói những câu như: “Sếp của tôi đã nói với tôi…” hoặc “Tôi đã đọc điều đó …”. Họ là những người thụ động chứ không phải là những người lãnh đạo.
Chăm chỉ nhưng không có chí hướng
Họ luôn bận rộn, làm việc nhiều giờ nhưng hiệu quả làm việc không cao. Họ không có quyền làm chủ thời gian của chính mình. Thậm chí họ có thể sống một cuộc sống rất tệ. Dồn hết sức mình để làm việc và bỏ quên đi cuộc sống thường nhật. Tôi gọi đó là “Những con lừa làm việc”. Có vẻ không dễ nghe nhưng sự thật là vậy.
Nếu không may có 1 trong 5 yếu trên, hãy thử áp dụng những điều này để thay đổi bản thân mình:
Tập trung vào mục tiêu
Hãy nhớ rằng “Tham thì thâm”, đừng quá tham lam và tập trung vào quá nhiều thứ. Chỉ chú ý mục tiêu quan trọng nhất và dành hết sức để thực hiện nó. Luôn tập trung về phía trước và nói ‘không’ với những thứ không quan trọng xung quanh.
Mở rộng tầm nhìn
Những người thành công biết rằng họ không thể suy nghĩ trong ngắn hạn, làm ăn chộp giật nhất thời. Giống như trò chơi cờ vua, người chơi phải biết xem xét trước và sẵn sàng chịu thiệt vài ba nước để thiết kế một chiến lược chiến thắng.
Độc lập và tự chủ
Hãy tránh xa những người có thói quen xấu, kìm hãm ta khỏi sự phát triển. Hãy đầu tư vào sự phát triển của bản thân và công việc. Hãy tự tin và có trách nhiệm trong mọi việc. Đừng ngại đối mặt với sự không hoàn hảo của bản thân và cố gắng tiến về phía trước.
Thegioibantin.com | VinaAspire News