7 Quy Tắc Giao Tiếp Với Cha Mẹ Già
Bạn có cha mẹ già? Bạn đang băn khoăn không biết chăm sóc cha mẹ như thế nào? Sau đây là một số lời khuyên ban biên tập sưu tầm để bạn đọc biết cách chăm sóc cho cha mẹ của mình nhé!
1. Lên kế hoạch trước
Người cao tuổi cần nhiều sự gần gũi, hỏi han, chăm sóc của con cái hơn là những khoản tiền trợ cấp hàng tháng hay những món quà. Đó là lý do tại sao các cuộc cãi vã giữa bạn và bố mẹ ngày càng nhiều: bởi vì bạn ngày càng chỉ quan tâm đến cuộc sống của chính bạn, và vị trí của cha mẹ trong cuộc sống của bạn ngày càng nhỏ đi. Từ đó mà xuất hiện cách cư xử giận dỗi của người lớn tuổi – một biểu hiện của sự tổn thương và mất tự tin vào mình.
Hãy thử sống một ngày với cảm giác tuổi trẻ đã đi qua, từng phút của thời gian đang trôi đi, với cảm giác con cái bắt đầu nói từ “nhà mình”, nhưng thực ra không có bạn trong từ đó. Và hãy tưởng tượng rằng tất cả những điều đó sẽ lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Hãy suy nghĩ cách bạn quan tâm chăm sóc cha mẹ. Đừng chờ nhắc nhở, hãy sắp xếp thời gian biểu của bạn để thường xuyên thăm hỏi cha mẹ. Có thể là những bữa cơm vào ngày cuối tuần, một buổi đi xem phim hay những câu hỏi hàng ngày: ” Mẹ có khỏe không?”
2. Cho nhau một chút tự do
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề quan hệ với cha mẹ già, bạn có thể làm một thử nghiệm nhỏ sau: hãy hỏi tất cả những người trẻ tuổi xung quanh mình về vấn đề sống chung với cha mẹ, đảm bảo bạn sẽ nhận được câu trả lời duy nhất: “Yêu thì cứ yêu, nhưng nên từ xa là tốt nhất”. Tất nhiên, điều này có ý nghĩa: là sẽ chẳng có mâu thuẫn nào xảy ra nếu một tuần bạn chỉ cần gọi điện thoại một lần và mỗi tháng ghé thăm cha mẹ một lần. Còn nếu bạn sống ở một thành phố khác thì mối quan hệ với gia đình quả là… lý tưởng.
Không gian tự do giữa các thành viên trong gia đình bạn càng nhiều càng tốt. Ít nhất là vì nguyên nhân của hầu hết các cuộc cãi vã là sự không hài lòng về nhau sẽ giảm bớt. Bạn sống như thế nào, bạn có lười biếng không, bạn dạy dỗ con ra sao…. sẽ không là nguyên cớ để chỉ trích. Ngoài những lời chê trách liên tục, bạn sẽ còn bực mình vì cuộc sống của mình không còn gì là riêng tư. Bản năng làm cha mẹ không bao giờ hết, và dù bạn có bao nhiêu tuổi thì bạn vẫn sẽ luôn được dạy dỗ nếu sống chung với cha mẹ.
Bạn sẽ làm gì đây nếu bạn không có khả năng tự lập và phải sống chung với cha mẹ? Như vậy là khoảng cách sẽ không có. Hãy nghĩ về nó như môi trường đào tạo sự tôn trọng lẫn nhau và học hỏi kinh nghiệm duy trì sự độc lập của các mối quan hệ hôn nhân, mối quan hệ của bạn với con của bạn, thậm chí từ những người thân như cha mẹ.
3. Hãy để cha mẹ lảm nhận được tầm quan trọng của mình
Một ngày nọ, một người bạn của tôi phàn nàn rằng mẹ chồng cô, một phụ nữ vốn tốt bụng và xinh đẹp, đột nhiên trở nên cáu kỉnh kinh khủng. Họ đã sống với nhau trong hơn một thập kỷ kể từ khi cô đưa mẹ về sống chung. Mọi chuyện lúc đầu có vẻ rất tốt, nhưng khi ngày sinh nhật thứ sáu mươi của bà tới gần thì không khí trong nhà thay đổi hẳn.
“Tôi không thể hiểu được là mẹ tôi không thích điều gì? – cô bạn gái than phiền – Chúng tôi lo cho mẹ đầy đủ, luôn luôn lắng nghe và giúp đỡ. Việc nhà có người làm, con cái tự chúng tôi lo. Ông bà chẳng có gì phải lo nghĩ”.
“Chẳng có gì phải lo nghĩ”- chính câu nói đó là nguyên nhân của sự cáu kỉnh. Những người già thường sợ rằng con cái sẽ không cần đến họ nữa. Còn đáng sợ hơn khi họ thấy họ chẳng còn hữu ích cho ai. Người bạn gái của tôi đã chọn phương cách giải quyết vấn đề nào? Cô ấy đã làm cho mọi người nghĩ rằng cô ấy không có lòng kính trọng và biết ơn.
Cuộc họp gia đình đã quyết định rằng từ nay trở đi bà nội sẽ là người kiểm tra bài tập ở nhà cho cháu, hai lần một tuần, bà đưa cháu đến hồ bơi, và vài lần trong tuần nấu bữa ăn tối cho cả gia đình. Không cần phải nói, từ đó các quan hệ trong gia đình nhanh chóng ổn định, và bây giờ là bà mẹ chồng cùng cô con dâu không có thời gian cho những lời chỉ trích và sự cáu kỉnh vô cớ.
4. Cách dễ nhất để chung sống được cùng với mẹ chồng
Chúng ta có hàng tá lý do để bào chữa cho các thói quen giao tiếp. Ai làm chúng ta tự ái, chúng ta sẽ trả đũa lại, chỉ trích trả lời bằng chỉ trích và nếu không chung quan điểm sống, chúng ta sẽ chia thế giới làm hai và tranh cãi đến khản tiếng. Nhưng nếu bạn có cãi nhau với cha mẹ ruột thì có thể đó sẽ chỉ là những hiểu lầm tạm thời, còn scandal đầu tiên với cha mẹ vợ hay chồng vĩnh viễn có thể làm hỏng mối quan hệ.
Bạn có thể có mối quan hệ tốt với cha mẹ chồng, nếu bạn sống riêng, nhưng kể từ khi bạn chung sống với họ dưới một mái nhà, bạn phải làm quen với nhau một lần nữa. Những trường hợp gay go sẽ có rất nhiều, bởi vì đồng thời với việc gắn hai gia đình vào làm một thì cha mẹ chồng hay vợ sẽ phải chung một bàn ăn Thịt sẽ rất dai, canh thì nhạt nhách, trẻ em được chiều chuộng quá mức, và áo sơ mi ủi cẩu thả. Hãy sẵn sàng cho những lời chỉ trích và giữ gìn các dây thần kinh của mình.
Với giai đoạn khởi đầu của những cặp vợ chồng trẻ, nhiều cặp sẽ sống với cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ. Một giáo viên đã chia sẻ những hướng dẫn tốt nhất để tạo ra một mối quan hệ hoàn hảo với mẹ chồng:”Đừng cãi nhau, trong mọi trường hợp, đừng cãi nhau! Nếu bạn thực sự khó chịu, cứ phàn nàn với chồng. Con cái có thể cãi nhau với cha mẹ ruột, rồi hòa giải. Nhưng với cha mẹ chồng, chuyện hòa giải hay không, đó là câu hỏi lớn.
Trong mối quan hệ với cha mẹ già, mức độ trầm tĩnh của bạn phải tăng gấp ba lần. Và nếu có chuyện gì đó xảy ra, bạn hãy cố kiềm chế và … im lặng.
5. Hãy nghe những lời khuyên của họ.
Cùng với tuổi tác, sự minh mẫn của nhận thức, việc tìm hiểu hay tiếp nhận một cái gì đó mới của người cao tuổi chậm lại. Tuy nhiên, thiên nhiên công bằng không bao giờ lấy đi điều gì, mà không bù đắp vào đó một điều khác. Vì vậy, người cao tuổi sẽ có chính kiến riêng của mình và khả năng xử lý khôn ngoan mà họ đã thu thập được trong suốt cả đời mình.
Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng phương pháp này để làm nhẹ mối quan hệ: hãy nghe những lời tư vấn từ họ. Tất nhiên, bạn là người độc lập và bạn biết rất rõ những mục tiêu của mình trong thực tế của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, đầu tiên, không phải vô cớ mà trong hầu hết các nền văn hóa, trí tuệ của tuổi tác luôn được kính trọng. Thứ hai, kinh nghiệm của những người khác thường giúp bạn thoát khỏi bế tắc nhanh hơn nhiều so với việc bạn chỉ có một mình. Thứ ba, dù bạn có hỏi ý kiến thì cũng chưa chắc bạn sẽ làm như thế. Nhưng khi bạn hỏi ý kiến, điều ấy sẽ chứng tỏ sự tôn trọng của bạn và chứng minh cho cha mẹ rằng bạn vẫn cần họ.
6. Tạo nên sự ấm cúng
Tạp chí của Oprah Winfrey một lần đưa ra câu hỏi tại sao người lớn tuổi thường xuyên cảm thấy bực bội con cái của họ và chống lại bất kỳ thay đổi nào. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra hàng loạt lời khuyên để cải thiện tình hình, trong đó có cả khoa học phân tích tâm lý, khoa học “sắp xếp, tổ chức gia đình”, cả việc phải suy nghĩ tích cực như thế nào và những điều khác giúp bạn cải thiện mối quan hệ vì sự bình yên của thế giới tâm hồn mình.
Kết quả của các thử nghiệm rất khác nhau và thật lạ là không phải những ứng xử khéo léo về tâm lý lại cho kết quả tốt mà là những chuyện rất gần gũi và giản dị. Những người lớn tuổi ít khi đi ra khỏi nhà, họ không coi căn nhà là chỗ nghỉ ngơi sau khi đi làm về hay trước khi đi làm mà họ coi đó là một góc bình yên, thuận tiện và ấm áp. Không chỉ sự sạch sẽ và ngăn nắp mà là không gian ấm áp, những món đồ xinh xắn, cảm giác dễ chịu, ánh mắt vui mừng. nếu bạn biết cách chăm lo cho ngôi nhà của bố mẹ bạn, đó cũng có nghĩa là bạn đã chăm lo cho chính họ.
7. Học cho.
Và đây là lời khuyên cuối cùng. Đừng tìm cách “giáo dục”, thay đổi những người già. Mọi mối quan hệ được hình thành trong quá trình chúng ta nhận được từ họ và trong quá trình chúng ta cho họ: tình yêu, kinh nghiệm, sự quan tâm, giúp đỡ.
Thegioibantin.com