Cập nhật về trữ lượng, tiềm năng khí đốt của Việt Nam
Theo các rà soát, cập nhật trữ lượng, tiềm năng khí đốt của Việt Nam ước khoảng 871 tỷ m3, trữ lượng cấp 2P (cấp tương đối chắc chắn) khoảng 432 tỷ m3. Đến nay, chúng ta đã khai thác khoảng 150 tỷ m3.
Phát triển chuỗi dự án khí Lô B – Ô Môn: Nhu cầu cần và đủ
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, các khả năng cung cấp khí của Việt Nam được tính theo 2 phương án:
1/ Cung cơ sở: Năm 2020: 10.6 tỷ m3, 2025: 18.0 tỷ m3, năm 2030: 13.3 tỷ m3 và năm 2035: 11.6 tỷ m3.
2/ Cung tiềm năng: Năm 2020: 11.4 tỷ m3, năm 2025: 23.2 tỷ m3, năm 2030: 23.1 tỷ m3 và năm 2035: 24.6 tỷ m3.
Phương án cung cơ sở được chọn để xét khả năng cấp khí cho sản xuất điện (với ước tính nhu cầu khí ngoài điện khoảng 2 tỷ m3/ năm).
Khả năng cấp khí cho sản xuất điện.
Còn về tổng cung khí trong nước cho sản xuất điện (phương án cơ sở) như sau:
1/ Năm 2020: 7,7 tỷ m3.
2/ Năm 2025: 14,6 tỷ m3 (chủ yếu từ mỏ Cá Voi Xanh và Lô B).
3/ Năm 2030: 9,2 tỷ m3.
4/ Năm 2035 – 2045: 7,7 tỷ m3/năm.
Theo tính toán của Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Các mỏ khí đốt khu vực Đông Nam bộ đang suy giảm nhanh, bắt đầu thiếu khí từ năm 2021-2022.
Còn ở Tây Nam bộ, khí Lô B chỉ đủ cấp cho Trung tâm Điện lực Ô Môn (3.800 MW) từ 2024, khí của các mỏ nhỏ không đủ cấp cho nhà máy điện khí mới. Do đó, chúng ta phải mua khí từ Malaixia (qua đường ống từ mỏ PM3-CAA về Cà Mau) để bù thiếu hụt khí đốt cho các nhà máy điện Cà Mau từ năm 2021.
Với nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh dự kiến được cấp từ năm 2024 chỉ đủ cấp cho 5 nhà máy đã quy hoạch 5×750 MW (tại Dung Quất và Chu Lai)./.
PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thegioibantin.com | VinaAspire News
Nguồn: Tạp chí Năng lượng Việt Nam